Lê Thế Tiệm (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1949) là một Thượng tướng Công an nhân dân Việt Namchính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (1996-2001), khóa IX (2001-2006), khóa X (2006-2011).

Lê Thế Tiệm
Tập tin:Le The Tiem.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ1994 – 2011
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh20 tháng 12, 1949 (74 tuổi)
thôn Cẩm Sa, xã Điện Nam, thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
Nghề nghiệpsĩ quan công an, chính trị gia
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
MẹCao Thị Thức (1917-2009)
Học vấnTiến sĩ
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậcThượng tướng

Xuất thân sửa

Lê Thế Tiệm sinh ngày 20 tháng 12 năm 1949[1] tại thôn Cẩm Sa, xã Điện Nam, thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.[2] Gia đình ông là một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Thân mẫu của ông là bà Cao Thị Thức, mất ngày 1 tháng 7 năm 2009 tại quê nhà (xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn), thượng thọ 93 tuổi.[3]

Giáo dục sửa

Sự nghiệp sửa

Năm 14 tuổi, ông thoát ly gia đình tham gia kháng chiến chống Mỹ.[2]

Ông tham gia lực lượng An ninh Quảng Đà, trong kháng chiến chống Mỹ.[2]

Sau ngày Việt Nam thống nhất 30/4/1975, ông đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo của ngành công an như Phó Giám đốc rồi Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam.[2]

Năm 2001, 2002, ông là Thiếu tướng Công an nhân dân, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.[2][4][5]

Năm 2003, 2004, ông mang quân hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam.[6][7]

Sáng 10 tháng 1 năm 2005, tại Hà Nội, Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải trao quyết định thăng hàm từ trung tướng lên thượng tướng cùng với 3 thứ trưởng khác là Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn HưởngNguyễn Văn Tính. Còn ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, được phong hàm Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam.[8]

Năm 2005, ông là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.[9]

Ba lần liên tiếp ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa khóa VIII (1996-2001), khóa IX (2001-2006), khóa X (2006-2011).[1][2]

Ông nghỉ hưu vào cuối năm 2011.[10][11]

Phong tặng sửa

Vinh danh sửa

  • Cuốn sách "Thượng tướng Lê Thế Tiệm - Dấu ấn thời gian" của nhà văn Võ Bá Cường viết về Thượng tướng Lê Thế Tiệm, do Nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành năm 2017.[2]

Gia đình sửa

Ông đã kết hôn.[3] Năm 2009, gia đình ông từng ủng hộ số tiền phúng điếu thân mẫu ông (qua đời 1/7/2009) cho Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam 100 triệu đồng và 100 triệu đồng để xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng.[3][12]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Đồng chí Lê Thế Tiệm”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g Ngọc Duyên (11 tháng 6 năm 2017). "Thượng tướng Lê Thế Tiệm - Dấu ấn thời gian". Báo Quảng Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ a b c Hạ Vy (8 tháng 7 năm 2009). “Gia đình Thượng tướng Lê Thế Tiệm ủng hộ tiền phúng điếu thân mẫu cho Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ “Phong tỏa tài sản của Năm Cam”. VnExpress. 28 tháng 12 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ “Ai ký quyết định thả Năm Cam trước hạn?”. VnExpress. 17 tháng 5 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ Hoài Thương - Hoàng Thảo (8 tháng 9 năm 2003). “Nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ “Mãi lộ sống nhờ bao che?”. Báo Tuổi trẻ. 18 tháng 4 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ A. Phương (11 tháng 1 năm 2005). “Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự xã hội là thành tựu lớn”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ ANHTHU (10 tháng 10 năm 2005). “Tin buồn”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ “Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với an ninh quốc gia”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ Thân Lai (1 tháng 1 năm 2012). “Trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Đại tá Nguyễn Rã”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  12. ^ PT (6 tháng 7 năm 2009). “Đà Nẵng: Gia đình Thượng tướng Lê Thế Tiệm ủng hộ 100 triệu đồng tiền phúng điếu thân mẫu xây dựng Bệnh viện Ung thư”. Công an Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.