Lê Thị Nga
Lê Thị Nga (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1964) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam khóa XV, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam.[1]
Lê Thị Nga | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 7 năm 1997 – nay 27 năm, 136 ngày |
Chủ tịch Quốc hội | |
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội | |
Nhiệm kỳ | 5 tháng 4 năm 2016 – nay 8 năm, 242 ngày |
Chủ tịch Quốc hội | |
Tiền nhiệm | Nguyễn Văn Hiện |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Nhiệm kỳ | 26 tháng 1 năm 2016 – nay 8 năm, 312 ngày |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 20 tháng 12, 1964 phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam |
Nghề nghiệp | Chính trị gia |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Cha | Lê Văn Học |
Học vấn | Thạc sĩ Luật |
Bà từng là Đại biểu Quốc hội các khoá 10, 11 tỉnh Thanh Hóa[2][3], khóa 12, 13, 14 tỉnh Thái Nguyên.[4] [5]
Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, thành viên Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Xuất thân và gia đình
sửaBà quê quán ở phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Bà hiện cư trú tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.[5]
Giáo dục
sửa- Giáo dục phổ thông: 12/12
- Cử nhân Luật
- Thạc sĩ Luật
- Cao cấp lí luận chính trị
Sự nghiệp
sửaBà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 29/11/1990.
Khi là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X (1997-2002), bà kiêm Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Khi là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI (2002-2007), bà kiêm Phó chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Bà là Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Thành viên Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội khóa XII (2007-2011) và khóa XIII (2011-2016).
Bà hiện là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội.
Nơi làm việc: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Đại biểu chuyên trách: Trung ương
Đại biểu Quốc hội khóa XIV
sửaChiều ngày 18 tháng 9 năm 2017, trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV, bà đề nghị đưa danh sách đại biểu đi họp lên bảng điện tử công khai để cử tri theo dõi. Tuy nhiên, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phản đối đề nghị này.[6]
Tham khảo
sửa- ^ “Danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại tỉnh Hà Nam”.
- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
- ^ a b “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
- ^ Hoàng Thùy (18 tháng 9 năm 2017). “Đại biểu Quốc hội sẽ được báo cáo về vụ 'sân golf ở Tân Sơn Nhất'”. Báo VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017.