Lê Văn Duy
Dương Ngọc Chúc bút danh Lê Văn Duy hay Lê Hằng (15 tháng 9 năm 1942 – 27 tháng 1 năm 2024) là nhà văn, đạo diễn, biên kịch điện ảnh Việt Nam.[1][2] Ông được biết đến qua các phim Viên ngọc Côn Sơn, Nàng Hương, Phượng.
Lê Văn Duy | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Dương Ngọc Chúc |
Ngày sinh | 15 tháng 9, 1942 |
Nơi sinh | Thị Nghè, Sài Gòn, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 27 tháng 1 năm 2024 | (81 tuổi)
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Ưu tú (2019) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1970–2013 |
Quản lý | Hãng phim Giải Phóng (trước 1990) Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu (sau 1990) |
Tác phẩm | Viên ngọc Côn Sơn Nàng Hương |
Tiểu sử
sửaDương Ngọc Chúc sinh ngày 15 tháng 9 năm 1942 tại Thị Nghè, Sài Gòn (trên giấy tờ là tại Long An),[3][2] bố ông là nhà giáo Dương Văn Diêu và mẹ là Lê Thu Hằng. Ông Chúc là con thứ tư trong gia đình, còn có anh trai là nhà văn Dương Ngọc Huy và em gái là nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy.[4][2]
Sự nghiệp
sửaSau khi cụ Dương Văn Diêu tập kết ra Bắc, ông Chúc và anh trai, Dương Ngọc Huy được mẹ đưa về Long An quê nội, rồi về quê ngoại tại An Giang sinh sống và học tập.[5] Anh em ông trở về Sài Gòn khi lên đại học, sau này đều là sinh viên thoát ly theo Cách mạng, lên vùng rừng Miền Đông, công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên Huấn R, Tây Ninh. Hai anh em lấy họ "Lê" của mẹ để sử dung làm bí danh và bút danh sau này.[4][6] Năm 1962, Tiểu ban Giáo dục do ông Dương Văn Diêu làm Trưởng tiểu ban mở trường Giáo dục Tháng Tám, Cà Mau, ông chuyển đến học tại đây.[6] Ban đầu Dương Ngọc Chúc lấy bí danh là Lê Hằng, ông từng học cùng với Trương Vĩnh Trọng, sau khi kết thúc khóa học ông Chúc đổi bí danh thành Lê Văn Duy.[7][6]
Dương Ngọc Chúc từng là phóng viên chiến trường, quay các phóng sự và phim tài liệu, ông từng tham gia Chiến dịch Mậu Thân.[8]
Dương Ngọc Chúc là người đầu tiên và cuối cùng ghi lại chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từ sau ngày thống nhất đất nước đến khu vị nhạc sĩ qua đời. Ông cũng sở hữu những phim tài liệu chân dung và phỏng vấn về các ván nghệ sĩ trong nước.[9]
Dương Ngọc Chúc từng giữ vị trí Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu và Tổng thư ký Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi về hưu, Lê Văn Duy lại chuyển sang nhiếp ảnh gần như chuyên nghiệp.[2]
Năm 2019, Dương Ngọc Chúc được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[10][1]
Ông qua đời ở tuổi 82 sau nhằm năm điều trị bệnh vào ngày 27 tháng 1 năm 2024.[11][12][13]
Tác phẩm
sửaPhim truyện
sửaNăm | Tựa đề | Vai trò | Dạng phim | Đạo diễn chính | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Bác sĩ Phượng | Điện ảnh | ||||
Dòng sông hát | [14] | ||||
1978 | Tình đất Củ Chi | Biên kịch | Mai Lộc | [15] | |
Anh Sáu Dân | |||||
1981 | Phượng | Đạo diễn | |||
1982 | Người không mang súng | ||||
1984 | Hoa cát | ||||
1985 | Khoảng vượt | ||||
Đời người hát rong | Nguyễn Mộng Hoàng | ||||
1987 | Ngoại ô | ||||
1994 | Thời thơ ấu | Phim truyền hình | [14] | ||
1995 | Nàng Hương | [16] | |||
2002 | Trái đắng | Phim video | [17] | ||
Viên ngọc Côn Sơn | Phim video | ||||
2004 | Bản hùng ca | Phim truyền hình | [18] |
Phóng sự, tài liệu
sửaNăm | Tựa đề | Vai trò | Chú thích |
---|---|---|---|
1967 | Trường quân chính Nguyễn Thị Minh Khai | Đạo diễn / Biên kịch | |
1970 / 1974 | Những ngày ở Bảy Núi | Biên kịch | [14] |
Trở lại Tức Dụp | [14] | ||
Đối thoại với quê hương | chủ đề: Nguyễn Quang Sáng | ||
Sống với quê hương | Chủ đề: Trịnh Công Sơn | ||
1972 | Tiếng hát dọc đường | Biên kịch | |
Tuổi trẻ Sài Gòn | |||
Những người gặp may | |||
Chuyện kể Yuk Sarết | |||
1980 | Lê Thị Hồng Gấm | Biên kịch (cùng Võ Trần Nhã, Huy Thành) | Đạo diễn Huy Thành |
Dã quỳ | |||
(phim về Võ Văn Tần) | Biên kịch | [14] | |
(phim về Châu Văn Liêm) | [14] | ||
(phim về Nguyễn Văn Linh) | [14] | ||
Ấn tượng Võ Văn Kiệt | Đạo diễn | [19] | |
1994 | Giữa ngàn thác lũ | Biên kịch | [20] |
GS Trần Văn Khê – những chuyến trở về hồn nước | Đạo diễn | ||
2009 | Thoại Ngọc Hầu | [21][14] | |
Giáo sư Trần Văn Khê | kiêm Biên kịch | ||
2010 | Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ | [14] | |
2011 | (phim về Bùi Chí Vinh) | [22] |
Văn học
sửa- Tiểu thuyết: Thời trốn nắng, Thủy triều đỏ, Hỏa châu xanh...[23]
- 2014 - Nhà văn Trang Thế Hy - Người hiền của văn học Nam Bộ (Nhà xuất bản Trẻ)[24]
- 2018 - Đồi Giáng hương (tập thơ - NXB Văn hóa - Văn nghệ)[23]
- 2020 - Sài Gòn mùa thu xanh (hồi ký - NXB Hội nhà văn)[4]
- Những người bạn tôi quen (tập ảnh - NXB Tổng hợp TPHCM)[25]
- 2009-2011 (một tiểu thuyết dài về An Giang)[14]
Sự kiện
sửa72 mùa xuân - Một đời phim và văn[26]
Tác phẩm khác
sửaMột bài thơ của ông được lấy cảm hứng cho ca khúc Xin làm người hát rong của Trần Long Ẩn
Tham khảo
sửa- ^ a b “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Chính Phủ. 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ a b c d Hoàng Nhân (8 tháng 1 năm 2018). “Đạo diễn Lê Văn Duy: Vẽ người bằng ảnh và phim”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ Báo Một thế giới (27 tháng 7 năm 2015). “Đạo diễn, nhà văn Lê Văn Duy: Người làm phim Tài liệu nhiều nhất Sài Gòn”. PHIM TÀI LIỆU (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ a b c Tuy Hòa (18 tháng 9 năm 2020). “'Sài Gòn mùa thu xanh' và một người phụ nữ trong gia tộc nổi tiếng”. Báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ Hòa Bình (22 tháng 10 năm 2016). “Nhà văn Lê Văn Thảo đã lên núi thả mây”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ a b c Lê Công Sơn (21 tháng 2 năm 2021). “Đạo diễn Lê Văn Duy và những kỷ niệm với bạn học Hai Nghĩa Trương Vĩnh Trọng”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ Tuy Hòa (21 tháng 2 năm 2021). “Chính khách Trương Vĩnh Trọng trong ký ức đạo diễn Lê Văn Duy”. Báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ Lê Văn Duy (2 tháng 2 năm 2018). “Mậu Thân - Máu và hoa: Xứng danh anh hùng”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ Phan Phú Yên (2 tháng 9 năm 2016). “Lạ lùng Lê Văn Duy”. Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Nghệ sĩ Dương Ngọc Chúc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú”. Bản tin Điện tử Họ Dương Việt Nam. 23 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ ONLINE, TUOI TRE (27 tháng 1 năm 2024). “Đạo diễn Lê Văn Duy qua đời”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.
- ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ Minh, Báo Pháp Luật TP Hồ Chí (27 tháng 1 năm 2024). “NSƯT Lê Văn Duy, đạo diễn của phim về Lê Công Tuấn Anh qua đời ở tuổi 83”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.
- ^ a b c d e f g h i j “Người đạo diễn nặng lòng với An Giang - Tạp chí Sông Hương”. tapchisonghuong.com.vn. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Error”. www.hcmcpv.org.vn. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Đạo diễn Lê Văn Duy và những câu chuyện nhỏ”. baocantho.com.vn. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ NLD.COM.VN (14 tháng 8 năm 2002). “Vị ngọt của Trái đắng...”. Người lao động. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ NLD.COM.VN (22 tháng 6 năm 2004). “Nguyễn Hoàng đóng vai Võ Văn Kiệt”. Người lao động. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Error”. thanhuytphcm.vn. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Thư viện điện tử - Thư viện số - Thư viện Khoa Học Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh”. phucvu.thuvientphcm.gov.vn. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Jsjsj”.
- ^ VnExpress. “Bạn thân phổ thơ Bùi Chí Vinh thành ca khúc”. vnexpress.net. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ a b thanhnien.vn (12 tháng 3 năm 2018). “Đạo diễn Lê Văn Duy lần đầu ra mắt tập thơ”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Nhà văn Trang Thế Hy và 'Nợ nước mắt'”. Báo Một thế giới. 13 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Đạo diễn Lê Văn Duy: Vẽ người bằng ảnh và phim”. baoangiang.com.vn. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
- ^ “72 mùa xuân của đạo diễn Lê Văn Duy”. www.phunuonline.com.vn. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.