Lê Văn Tư

lê văn tú (

Lê Văn Tư (1931-2021), nguyên là một tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên ở trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ cho Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường ông gia nhập đơn vụ Nhảy dù nhưng chỉ phục vụ Binh chủng này một thời gian ngắn, sau chuyển qua đơn vị Bộ binh.

Lê Văn Tư
Chức vụ

Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh
Nhiệm kỳ1/1972 – 11/1973
Cấp bậc-Đại tá (11/1968)
-Chuẩn tướng (11/1972)
Tiền nhiệm-Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Hữu Toán
Vị tríQuân khu III
Tư lệnh phó
Tham mưu trưởng
-Đại tá Trần Vĩnh Huyến
-Đại tá Trương Thắng Chức
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Gia Định
Nhiệm kỳ11/1970 – 1/1972
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Tồn
Kế nhiệm-Đại tá Châu Văn Tiên
Vị tríBiệt khu Thủ đô
thuộc Quân khu III
Tinh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Long An
Nhiệm kỳ6/1969` – 11/1970
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Ngưu
Kế nhiệm-Trung tá Lê Văn Năm
Vị tríQuân khu IV
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Gò Công
Nhiệm kỳ3/1968 – 6/1969
Cấp bậc-Trung tá (11/1964)
-Đại tá
Tiền nhiệm-Trung tá Trần Thanh Xuân
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Tất Thinh
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Phụ tá Tư lệnh SĐ 7 Bộ binh
Đặc trách khu Chiến thuật Tiền Giang
kiêm Tham mưu phó CTCT
Nhiệm kỳ1/1966 – 3/1968
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Tư lệnh Sư đoàn-Đại tá Nguyễn Viết Thanh
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Hậu Nghĩa
Nhiệm kỳ2/1964 – 2/1965
Cấp bậc-Thiếu tá (7/1961)
-Trung tá
Tiền nhiệm-Trung tá Sầm Tấn Phước
Kế nhiệm-Trung tá Nguyễn Trí Hanh
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Chỉ huy Trung đoàn 32/SĐ 21 BB
Tư lệnh Khu chiến U Minh Thượng và Hạ
Nhiệm kỳ11/1963 – 2/1964
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Tư lệnh Sư đoàn-Đại tá Cao Hảo Hớn
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Phong Dinh
Nhiệm kỳ7/1961 – 16/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Trần Cửu Thiên
Kế nhiệm-Thiếu tá Trần Bá Di
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Thông tin chung
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh29 tháng 9 1931
Mỹ Tho, Việt Nam
Mất1 tháng 2 năm 2021
California, Hoa Kỳ
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợVõ Thị Xương
ChaLê Văn Tể (cha)
MẹTrương Thị Xứng (mẹ)
Họ hàngVõ Văn Phu (cha vợ)
Cao Thị Biểu (mẹ vợ)
:-Các anh chị:
Lê Thị Đáng
Lê Văn Ba
-Các em:
Lê Văn Năm
Lê Văn Danh
Lê Văn Bảy
Lê Thị Hóa
Lê Văn Minh
Lê Thị Phụng
Lê Thị Hoàng
Con cái9 người con (4 trai, 5 gái):
Lê Thị Thu Nga
Lê Thị Thu Thủy
Lê Văn Quận
Lê Thị Thu Loan
Lê Văn Dinh
Lê Thị Thu Tâm
Lê Văn Trí
Lê Văn Hoàng
Lê Thị Thu Trang
Học vấnThành chung
Trường lớp-Trường Trung học Pháp ngữ Mỹ Tho
-Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt
-Trường Chỉ huy Tham mưu Đà Lạt
Quê quánNam kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1974
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Binh chủng Nhảy dù
TTHL Quang Trung
Sư đoàn 7 Bộ binh
Sư đoàn 25 Bộ binh
Sư đoàn 21 Bộ binh
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Khen thưởng B.quốc H.chương III[1]

Tiểu sử & Binh nghiệp sửa

Ông sinh ngày 29 tháng 9 năm 1931, là con thứ 4 trong một gia đình trung nông khá giả[2] tại làng Điều Hòa, Thuận Trị, tỉnh Mỹ Tho.[3] Ông học Tiểu và Trung học chương trình Pháp tại Mỹ Tho. Tốt nghiệp với văn bằng Thành chung. Sau đó từ năm 1947 đến năm 1949 ông theo học trường Y tá Đông Dương tại Bênh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Ra trường, về tùng sự tại Tòa Đô sảnh Sài Gòn. Sau chuyển về nguyên quán, phục vụ tại Bệnh viện Mỹ Tho.

Quân đội Quốc gia Việt Nam sửa

Cuối tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 51/121.317. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, tình nguyện vào đơn vị Nhảy dù của Quân đội Liên hiệp Pháp phục vụ tại Tiểu đoàn 1 với chức vụ Trung đội trưởng. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy chuyển sang Tiểu đoàn 3 Nhảy dù giữ chức vụ Đại đội phó.

Tháng 8 năm 1954, sau Hiệp định Genève (ngày 20 tháng 7), ông rời Binh chủng Nhảy dù. Chuyển nhiệm vụ sang Quân trường Huấn luyện Bộ binh, ông được cử giữ chức Thanh tra Quân huấn Trung tâm Huấn luyện số 1 Quán Tre[4] do Trung tá Trần Tử Oai làm Chỉ huy trưởng.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa sửa

Giữa Năm 1956, sau hơn nửa năm từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ cơ cấu quân đội mới của Đệ nhất Cộng hòa là Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy Công vụ của Trung đoàn 32 do Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễu làm Trung đoàn trưởng, đồn trú tại Cái Vồn thuộc Sư đoàn 11 khinh chiến.[5] Đến tháng 7 năm 1957, chuyển qua giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 13 cũng thuộc Trung đoàn 32. Sau đó được cử đi học khóa Sĩ quan Hành chính, mãn khóa về làm Phụ tá Hành chính Trung đoàn 33 do Thiếu tá Phạm Quốc Thuần làm Trung đoàn trưởng. Đầu năm 1958, biệt phái ngoại ngạch tại Phủ Tổng thống, làm Phụ tá cho Thiếu tá Phạm Ngọc Thảo[6], đặc trách nghiên cứu Kế hoạch Khu trù mật. Tháng 3 năm 1959, ông được cử làm sĩ quan đặc trách Khu trù mật Ba Chúc, quận Tịnh Biên, Long Xuyên do Đại úy Nguyễn Văn Chất làm Quận trưởng, Trung tá Nguyễn Văn Minh làm Tỉnh trưởng.

Đầu năm 1960, ông được thăng cấp Đại úy, biệt phái sang lĩnh vực Hành chính Quân sự và được chỉ định làm Phó Tỉnh trưởng Nội an tỉnh Vĩnh Long do Đốc phủ sứ Khưu Văn Ba[7] làm Tỉnh trưởng. Sau 10 ngày, bàn giao chức vụ Phó tỉnh Nội an lại cho Thiếu tá Lê Thành Đô[8]. Ngay sau đó ông được cử đi làm Quận trưởng quận Sa Đéc.

Giữa năm 1961, nhận lệnh bàn giao chức vụ Quận trưởng Sa Đéc lại cho Đại úy Nguyễn Văn Xinh[9] Tháng 7 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh[10] thay thế Thiếu tá Trần Cửu Thiên[11] được cử đi du học tu nghiệp khóa Bộ binh cao cấp tại Hoa Kỳ.

Tháng 11 năm 1962, ông nhận lệnh bàn giao tỉnh Phong Dinh lại cho Thiếu tá Trần Bá Di, Thiếu tá Trần Đình Thọ làm Phó tỉnh Nội an. Giữa năm 1963, ông được cử theo học lớp Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt.

Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11), ông trở lại quân đội và được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh do Đại tá Cao Hảo Hớn làm Tư lệnh, đồng thời ông kiêm chức vụ Tư lệnh Khu chiến U Minh Thượng và U Minh Hạ.

Đầu tháng 6 năm 1964, bốn tháng sau cuộc Chỉnh lý nội bộ Hội đồng Quân nhân Cách mạng vào ngày 30 tháng 1 của tướng Nguyễn Khánh, một lần nữa ông được biệt phái sang Hành chính và được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Hậu Nghĩa thay thế vị tiền nhiệm đầu tiên là Trung tá Sầm Tấn Phước[12] Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm.

Ngày 19 tháng 2 năm 1965, ông tham gia cuộc đảo chính Chính quyền quân đội do Thiếu tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cùng cầm đầu. Cuộc đảo chính bất thành, ông bị bắt giam tại Quân lao Gò Vấp. Trung tá Nguyễn Trí Hanh[13] được cử thay thế ông làm Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa. Đến ngày 7 tháng 5 cùng năm, ông bị xét xử trước Tòa án Mặt trận Quân sự, tòa tuyên án ông 6 tháng tù ở, giáng cấp xuống binh nhì, buộc giải ngũ và xóa tên trong danh bạ Quân đội VNCH. Sau khi bị buộc giải ngũ, ông về cư ngụ ở quê quán Mỹ Tho, sau lên Sài Gòn hành nghề lái xe Tắc xi để mưu sinh.

Cuối năm 1965, ông được gọi tái ngũ và được phục hồi cấp bậc Trung tá như cũ. Đầu năm 1966, ông được cử làm Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh đặc trách lãnh thổ Khu chiến thuật Tiền Giang kiêm Tham mưu phó Chiến tranh Chính trị do Đại tá Nguyễn Viết Thanh làm Tư lệnh.

Hạ tuần tháng 3 năm 1968, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gò Công thay thế Trung tá Trần Thanh Xuân[14]. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá. Đến giữa năm 1969, ông nhận lệnh bàn giao tỉnh Gò Công lại cho Đại tá Nguyễn Tất Thinh[15] ông chuyển đi giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long An thay thế Đại tá Nguyễn Văn Ngưu[16]

Tháng 11 năm 1970, bàn giao tỉnh Long An lại cho bào đệ là Trung tá Lê Văn Năm[17](nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14, Sư đoàn 9 Bộ binh). Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gia Định thay thế Đại tá Nguyễn Văn Tồn[18].

Ngày 19 tháng 1 năm 1972, được lệnh bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng Gia Định lại cho Đại tá Châu Văn Tiên[19]. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh thay thế Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh được bổ nhiệm chức Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương.

Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

Thượng tuần tháng 11 năm 1973, do liên quan đến việc nhận hối lộ trong vụ buôn lậu quân trang quân dụng lúc bấy giờ. Ông bị câu lưu sau khi bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh lại cho Đại tá Nguyễn Hữu Toán.[25] Ông bị đình chỉ quân vụ và bị quản thúc tại gia đợi lệnh của Tòa án Mặt trận Quân sự. Cuối năm 1974, ông bị tạm giam tại Đề lao Chí Hòa để chờ điều tra.

1975 sửa

Sau ngày 30 tháng 4, ông được cho về với gia đình. Sau đó trình diện ban Quân quản Thành phố Sài Gòn, chính quyền mới đưa ông đi học tập và cải tạo từ Nam ra Bắc đến ngày 11 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do.

Năm 1990, ông cùng gia đình xuất cảnh theo chương trình "Ra đi có trật tự" diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh. Định cư tại Garden Grove, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Ngày 1 tháng 2 năm 2021, ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ 90 tuổi.

Huy chương sửa

-Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng.
- Một số huy chương quân sự, dân sự khác.

Gia đình sửa

  • Thân phụ: Cụ Lê Văn Tể (1906-1984)
  • Thân mẫu: Cụ Trương Thị Xứng (1911-1981) (Hai cụ sinh hạ 10 người con gồm 6 trai, 4 gái).
  • Nhạc phụ: Cụ Võ Văn Phu
  • Nhạc mẫu: Cụ Cao Thị Biểu
  • Bào tỷ: Lê Thị Đáng
  • Bào huynh: Lê Văn Ba
  • Bào đệ: Lê Văn Năm, Lê Văn Danh, Lê Văn Bảy, Lê Văn Minh.
  • Bào muội: Lê Thị Hóa, Lê Thị Phụng, Lê Thị Hoàng.
  • Phu nhân: Bà Võ Thị Xương
Ông bà có 9 người con (4 trai, 5 gái):
Lê Thị Thu Nga, Lê Thị Thu Thủy, Lê Văn Quận, Lê Thị Thu Loan, Lê Văn Dinh, Lê Thị Thu Tâm, Lê Văn Trí, Lê Văn Hoàng, Lê Thị Thu Trang.

Chú thích sửa

  1. ^ Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng (ân thưởng).
  2. ^ Gia tộc của tướng Lê Văn Tư nguyên gốc Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam. Di dân vào miền Nam lập nghiệp từ đời cụ thân sinh
  3. ^ Mỹ Tho là tên tỉnh thời Pháp thuộc, sau đổi thành Định Tường và nay là Tiền Giang
  4. ^ Tiền thân của Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung sau này
  5. ^ Tiền thân của Sư đoàn 21 Bộ binh sau này
  6. ^ Thiếu tá Phạm Ngọc Thảo sinh năm 1922 tại Vĩnh Long, nguyên là sĩ quan Việt Minh hồi chánh, được đồng hóa cấp bậc Đại úy phục vụ Quân đội VNCH nhưng đồng thời hoạt động tình báo cho Mặt trận Giải phóng miền Nam. Năm 1965 mang cấp Đại tá cùng với tướng Lâm Văn Phát cầm đầu cuộc đảo chính nhưng thất bại, bị chính quyền đương thời truy nã và cuối cùng bị bắt và bị thủ tiêu
  7. ^ Đốc Phủ sứ Khưu Văn Ba, ngày 18 tháng 6 năm 1960 bị tử thương tại Vĩnh Long do bị đối phương phục kích. Thiếu tá Lê Văn Phước (Giải ngũ năm 1964 ở cấp Trung tá) được cử thay thế
  8. ^ Thiếu tá Lê Thành Đô sinh năm 1932 tại Tây Ninh, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Về sau là Trung tá.
  9. ^ Đại úy Nguyên Văn Xinh sinh năm 1923 tại Long An. Về sau giải ngũ ở cấp Trung tá.
  10. ^ Thời điểm Thiếu tá Lê Văn Tư làm Tỉnh trưởng Phong Dinh, Phụ tá là Thiếu tá Trần Đình Thọ và Phó tỉnh Nội an là Thiếu tá Trần Bá Di
  11. ^ Thiếu tá Trần Cửu thiên sinh năm 1929 tại Trà Vinh, tốt nghiệp Võ bị Địa phương Bắc Việt. Chức vụ sau cùng: Đại tá phụ tá Tư lệnh Quân đoàn I, đặc trách Bình định và Phát triển
  12. ^ Trung tá Sầm Tấn Phước sinh năm 1930 tại Tây Ninh. Cấp bậc sau cùng: Đại tá.
  13. ^ Trung tá Nguyễn Trí Hanh sinh năm 1920 tại Mỹ Tho, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Về sau giải ngũ cùng cấp
  14. ^ Trung tá Trần Thanh Xuân sinh năm 1927 tại Trà Vinh, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Năm 1968 giải ngũ cùng cấp
  15. ^ Đại tá Nguyễn Tất Thinh sinh năm 1921 tại Bến Tre, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế. Sau giải ngũ trúng cử Dân biểu trong Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa
  16. ^ Đại tá Nguyễn Văn Ngưu sinh năm 1920 tại Mỹ Tho, tốt nghiệp Võ bị Địa phương Nam Việt, Vũng Tàu. Năm 1971, đắc cử Thượng nghị sĩ trong Thượng nghị viện Việt Nam Cộng hòa, được xét cho giải ngũ.
  17. ^ Trung tá Lê Văn Năm sinh năm 1933 tại Mỹ Tho, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt. Cấp bậc sau cùng: Đại tá
  18. ^ Đại tá Nguyễn Văn Tồn sinh năm 1923, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Chức vụ sau cùng: Tham mưu phó tại Bộ chỉ huy Binh chủng Thiết giáp.
  19. ^ Đại tá Châu Văn Tiên sinh năm 1931 tại Tây Ninh, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  20. ^ Đại tá Trần Vĩnh Huyến sinh năm 1929 tại Cần Thơ. Tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt. Chức vụ sau cùng: Tỉnh trưởng Long An
  21. ^ Đại tá Trương Thắng Chức sinh năm 1928 tại Hải Ninh. Tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Móng Cái
  22. ^ Đại tá Đỗ Thanh Liêm sinh năm 1929 tại Long An, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  23. ^ Đại tá Nguyễn Văn Thừa tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà Lạt
  24. ^ Đại tá Đặng Như Tuyết sinh năm 1932 tại Kiến Hòa, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt
  25. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Toán sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp Trường Võ khoa Nam Định. Chức vụ sau cùng: Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ.

Tham khảo sửa

  • Trần Ngọc Thống, Hồ đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.