Lông tiết keo (tiếng Anh: colleter)[1] là một loại cấu trúc ở thực vật có hoa dạng lông bài tiết đa bào, được tìm thấy thành từng nhóm gần gốc cuống lá, trên lá kèmlá đài. Bất chấp chức năng tuyến mà các cấu trúc này thực hiện, chúng không có bó mạch. Chúng phổ biến ở các loài thuộc nhiều họ, chủ yếu là họ Mã tiền Loganiaceae và họ Thiến thảo Rubiaceae.[2][3]

Một số loại lông đa bào xuất hiện trên thực vật thuộc họ Loganiaceae, bao gồm cả các lông tiết được thể hiện ở mặt cắt ngang C, D, H.

Vai trò

sửa

Lông tiết keo đóng vai trò là bảo vệ cho các khu vực giàu mô phân sinh. Sản phẩm bài tiết của nó là một chất nhầy với thành phần chính ngoài polysaccharide còn chứa một số protein bảo vệ, chẳng hạn như chitinase, β-1,3-glucanasepolyphenol oxidase có thể cản trở quá trình sinh hóa của vi sinh vật có khả năng tấn công các mô này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đã ghi nhận dịch tiết gây ra sự phát triển của một số vi khuẩn nội sinh mà chức năng cụ thể của chúng vẫn chưa được biết rõ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lê Mạnh Chiến, Lê Thị Hà, Nguyễn Thu Hiền, Trần Anh Kỳ, Nguyễn Hữu Ngọc, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Quang Toàn, Đặng Văn Sử (1997). Từ điển Sinh học Anh - Việt và Việt - Anh. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật. tr. 163.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Klein, D.E.; Moreira Gomes, V.; Da Silva-Neto, S.J.; Da Cunha, M. (2004), “The Structure of Colleters in Several Species of Simira (Rubiaceae)”, Annals of Botany, 94 (5), tr. 733–740, doi:10.1093/aob/mch198, PMC 4242219, PMID 15374836
  3. ^ Hickey, M.; King, C. (2001), The Cambridge Illustrated Glossary of Botanical Terms, Cambridge University Press