Lý Học

xã thuộc Vĩnh Bảo

Lý Học là một thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Lý Học
Xã Lý Học
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
HuyệnVĩnh Bảo
Trụ sở UBNDthôn Trung Am
Địa lý
Tọa độ: 20°39′26″B 106°32′5″Đ / 20,65722°B 106,53472°Đ / 20.65722; 106.53472
Lý Học trên bản đồ Việt Nam
Lý Học
Lý Học
Vị trí xã Lý Học trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,16 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng5.038 người[1]
Mật độ976 người/km²
Khác
Mã hành chính11884[2]

Địa lý sửa

Xã Lý Học nằm ở phía đông huyện Vĩnh Bảo, ở hữu ngạn sông Thái Bình và có vị trí địa lý:

Xã Lý Học có diện tích 5,16 km², dân số năm 1999 là 5.038 người,[1] mật độ dân số đạt 976 người/km².

Đất đai của xã do phù sa hai con sông lớn là sông Thái Bìnhsông Hóa bồi đắp thành.

 
Đền thờ Trạng Trình

Lịch sử sửa

Lý Học ngày nay có từ thời nhà Trần thuộc lộ Hồng, rồi sau đổi thành lộ Hải Đông. Đến thời kỳ nhà Minh (1407–1427) đô hộ, thuộc địa bàn phủ Tân An (Tân Yên), trong thời gian này xuất hiện đơn vị hành chính huyện Đồng Lợi. Thời Quang Thuận (1460–1469) thuộc huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng thừa tuyên Nam Sách, sau thuộc trấn Hải Dương. Từ năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo. Từ cuối 1952, huyện Vĩnh Bảo cắt về tỉnh Kiến An.[cần dẫn nguồn]. Từ cuối năm 1962 Kiến An sát nhập vào thành phố Hải Phòng.

Hương Trung Am xưa thuộc trang Cổ Am, sau 1945 thuộc xã Lý Học, là quê hương của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Quần thể di tích đền thờ trạng Trình đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định 2367/QĐ-TTg năm 2015 ngày 23/12/2015.[cần dẫn nguồn]

Hành chính sửa

Xã Lý Học được chia thành 3 thôn: Lạng Am, Trung Am, Tiền Am.

Đặc sản sửa

Đặc sản nổi tiếng nhất của Lý Học là thuốc lào. Cây thuốc lào ở đây được đánh giá cao về chất lượng, mùi thơm cũng như hương vị, được coi là một trong những vùng đất sản xuất thuốc lào tốt nhất Việt Nam.[3]

Quần thể di tích đền thờ trạng Trình sửa

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) và được tu tạo nhiều lần, nay với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ "An Nam Lý Học"; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ "Trung" hướng lòng theo "chí trung chí thiện".

Hình ảnh sửa

 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu tại xã Lý Học

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Ai về Lý Học cùng say”.

Tham khảo sửa