Lý Trung (nhà Đường)

(Đổi hướng từ Lý Trung (Đường Cao Tông))

Lý Thư Hùng (chữ Hán: 李忠; 643 - 665), biểu tự Bổn Chính Quân (正本), là Hoàng tử đầu tiên của Đường Cao Tông Lý Trị, và cũng trở thành người đầu tiên là Hoàng thái tử của Đường Cao Tông.

Lý Trung
李忠
Hoàng tử nhà Đường
Thái tử nhà Đường
Tại vị652 - 656
Tiền nhiệmLý Thừa Càn
Kế nhiệmLý Hoằng
Thông tin chung
Sinh643
Đông cung, Trường An, Đại Đường
Mất665 (22 tuổi)
Tư đệ, Kiềm Châu, Đại Đường
Thụy hiệu
Yên vương (燕王)
Tước hiệu[Trần vương; 陈王]
[Hoàng thái tử; 皇太子]
[Lương vương; 梁王]
Thân phụĐường Cao Tông
Thân mẫuLưu cung nhân

Tiểu sử sửa

Phong làm Thái tử sửa

Lý Trung là đứa con đầu tiên của Đường Cao Tông Lý Trị, sinh ra năm Trinh Quán thứ 18 (643), khi Lý Trị còn là Thái tử, mẹ là Lưu thị, chỉ là một thị thiếp thấp hèn[1].

Khi Lý Trung được sinh ra, tổ phụ Đường Thái Tông mệnh Thái tử Lý Trị mở yến tại Hoằng Giáo điện (弘教殿), Đường Thái Tông cũng đích thân đến tham dự, nhìn chung quanh nhóm cung thần nói:“Gần đây vương nghiệp từ từ chấn hưng, việc chuẩn bị rượu và đồ nhắm chuẩn bị không chu toàn, vẫn là mạo muội mà thỉnh các khanh tới dự tiệc, bởi vì trẫm có tôn nhi, cố thỉnh đại gia cùng nhau chung vui”. Đường Thái Tông khi ngà ngà say, liền đứng dậy khiêu vũ, chú mục quần thần, vì thế quần thần cũng khiêu vũ theo, tẫn ngày mà bãi, phàm là tham gia yến nhạc giả đều có điều ban[2][3].

Năm Trinh Quán thứ 20 (646), ngày 5 tháng 8, Lý Trung được Thái Tông sắc phong làm Trần vương (陈王)[4]. Năm Trinh Quán thứ 23 (649), Thái Tông băng, Lý Trị kế vị, tức Đường Cao Tông. Năm Vĩnh Huy nguyên niên (650), ngày 7 tháng 1, Trần vương Lý Trung nhậm Châu mục Ung Châu[5][6][7].

Lúc ấy, Hoàng hậu của Đường Cao Tông là Vương hoàng hậu không con, nên cậu của Hoàng hậu là Trung thư lệnh Liễu Thích dâng kế sách, khiến Hoàng hậu nhận Lý Trung làm con mình, do mẹ của Lý Trung là Lưu thị địa vị quá thấp, Vương hoàng hậu tương lai sẽ có chỗ dựa vững chắc hơn, và Lý Trung do có mẹ là Hoàng hậu thì sẽ dễ dàng danh chính ngôn thuận trở thành Thái tử. Bên cạnh đó, Vương Hoàng hậu còn cho người liên lạc với cữu cữu Trưởng Tôn Vô Kỵ, khiến Vô Kỵ cùng các quan lấy lý do Lý Trung là Hoàng trưởng tử, lại do Hoàng hậu đích thân nhận nuôi, có nghĩa là Hoàng đích trưởng tử trên danh nghĩa, dâng sớ lập Hoàng tử Lý Trung làm Hoàng thái tử[8].

Năm Vĩnh Huy thứ 3 (652), ngày 2 tháng 7, Đường Cao Tông chính thức lập Lý Trung làm Hoàng thái tử. Đại xá thiên hạ[9][10][11].

Bị phế làm Vương sửa

Năm Vĩnh Huy thứ 6 (655), ngày 5 tháng 2, Thái tử Lý Trung cử hành lễ gia quan, tức lễ thành niên[12]. Cùng năm, tháng 10, Đường Cao Tông phế truất Vương hoàng hậu cùng Tiêu Thục phi, lập Võ Chiêu nghi làm Hoàng hậu[13].

Võ hậu sinh ra, có con trưởng là Hoàng ngũ tử Lý Hoằng, cùng năm đó trở thành Đại vương. Khi Lý Hoằng được 3 tuổi, đại thần Hứa Kính Tông vốn ủng hộ Võ hậu khuyên Đường Cao Tông nên lập Lý Hoằng làm Thái tử, vì Lý Hoằng chân chính là Hoàng đích trưởng tử, thân phận cao quý hơn đương kim Thái tử lý Trung rất nhiều. Đường Cao Tông cuối cùng thuận theo[14][15].

Năm Hiển Khánh nguyên niên (656), ngày 6 tháng 1, Thái tử Lý Trung bị phế truất, hàng làm Lương vương (梁王), lập Đại vương Lý Hoằng làm Hoàng thái tử, khi đó mới 4 tuổi[16]. Để an ủi Phế Thái tử, Đường Cao Tông cho Lương vương Lý Trung nhậm Đô đốc, Thứ sử của Lương Châu[17], sau lại gia phong thực ấp 2.000 hộ, lụa gấm cùng phủ đệ xa hoa, hơn hẳn mức thường, cùng năm lại chuyển làm Thứ sử Phòng Châu[18][19].

Bị ban chết sửa

Lý Trung tuổi lớn nhất trong số các con của Đường Cao Tông, do sự hùng mạnh của Võ hậu, ông thường thường hoảng sợ không thể tự an, có khi thậm chí trộm mặc quần áo phụ nữ, phòng bị thích khách. Hơn nữa, Lý Trung thường xuyên làm quái mộng, thường thường chính mình bói toán.

Năm Hiện Khánh thứ 5 (660), ngày 6 tháng 7, nhân sự tình trong tư phủ bị bại lộ, Đường Cao Tông đem Lý Trung phế làm thứ dân, dời đến Kiềm Châu cư trú, cầm tù ở nhà cũ của Phế Thái tử Lý Thừa Càn[20][21][22].

Năm Lân Đức nguyên niên (664), hoạn quan Vương Phục Thắng (王伏胜) đắc tội Võ hậu, nên bị Võ hậu muốn hại chết. Khi đó, Võ hậu biết Vương Phục Thắng cùng Tây Đài thị lang Thượng Quan Nghi từng phụng sự Phế Thái tử Lý Trung, do vậy Võ hậu liên kết với Hứa Kính Tông, vô cáo Vương Phục Thắng, Thượng Quan Nghi cùng Lý Trung âm mưu tạo phản. Cùng năm, ngày 15 tháng 12, Đường Cao Tông đem Lý Trung ban chết ở Kiềm Châu, hưởng niên 22 tuổi, vô hậu tự[23][24][25][26].

Năm Lân Đức thứ 2 (665), Hoàng thái tử Lý Hoằng thương anh cả, cầu xin thu táng hài cốt của Lý Trung, được đồng ý[27][28]. Năm Thần Long nguyên niên (705), truy tặng làm Yên vương (燕王), lại gia Thái úy, Đại Đô đốc Dương Châu[29][30].

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:高宗八男:则天顺圣皇后生中宗、睿宗及孝敬皇帝弘、章怀太子贤,后宫刘氏生燕王忠,郑氏生原王孝,杨氏生泽王上金,萧淑妃生许王素节。
  2. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:燕王忠,字正本,高宗长子也。高宗初入东宫而生忠,宴宫僚于弘教殿。太宗幸宫,顾谓宫臣曰:“顷来王业稍可,非无酒食,而唐突卿等宴会者,朕初有此孙,故相就为乐耳。”太宗酒酣起舞,以属群臣,在位于是遍舞,尽日而罢,赐物有差。
  3. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:燕王忠,字正本。帝始为太子而忠生,宴宫中,俄而太宗临幸,诏宫臣曰:“朕始有孙,欲共为乐。”酒酣,帝起舞,以属群臣,在位皆舞,赉赐有差。
  4. ^ 《资治通鉴·卷一百九十八》:八月,甲子,立皇孙忠为陈王。
  5. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:贞观二十年,封为陈王。永徽元年,拜雍州牧。
  6. ^ 《旧唐书·卷四·本纪第四》:丁未,以陈王忠为雍州牧。
  7. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:贞观二十年,始王陈。永徽初,拜雍州牧。
  8. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:王皇后无子,后舅柳奭说后,以忠母微,立之必亲己,后然之,请于帝;又奭与褚遂良、韩瑗、长孙无忌、于志宁等继请,遂立为皇太子。
  9. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:时王皇后无子,其舅中书令柳奭说后谋立忠为皇太子,以忠母贱,冀其亲己,后然之。奭与尚书右仆射褚遂良、侍中韩瑗讽、太尉长孙无忌、右仆射于志宁等,固请立忠为储后,高宗许之。三年,立忠为皇太子,大赦天下,五品已上子为父后者赐勋一级。
  10. ^ 《旧唐书·卷四·本纪第四》:秋七月丁巳,立陈王忠为皇太子,大赦天下,五品己上子为父后者赐勋一转,大酺三日。
  11. ^ 《资治通鉴·卷一百九十九》:秋,七月,丁巳,立陈王忠为皇太子,赦天下。王皇后无子,柳奭为后谋,以忠母刘氏微贱,劝后立忠为太子,冀其亲己;外则讽长孙无忌等使请于上。上从之。
  12. ^ 《旧唐书·卷四·本纪第四》:二月乙巳,皇太子忠加元服,内外文武职事五品已上为父后者,赐勋一级。
  13. ^ 《旧唐书·卷五十一·列传第一》:永徽六年十月,废后及萧良娣皆为庶人,囚之别院。武昭仪令人皆缢杀之。后母柳氏、兄尚衣奉御全信及萧氏兄弟,并配流岭外。遂立昭仪为皇后。
  14. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:后废,武后子弘甫三岁,许敬宗希后旨,建言:“国有正嫡,太子宜同汉刘强故事。”帝召见敬宗曰:“立嫡若何?”对曰:“正本则万事治,太子,国本也。且东宫所出微,今知有正嫡,不自安;窃位而不自安,非社稷计。”帝曰:“忠固自让。”敬宗曰:“能为太伯,不亦善乎?”
  15. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:六年,加元服,制大辟罪已下并降一等,大酺三日。其年,王皇后被废,武昭仪所生皇子弘年三岁。礼部尚书许敬宗希旨上疏曰:“伏惟陛下宪章千古,含育万邦,爰立圣慈,母仪天下。既而皇后生子,合处少阳。出自涂山,是谓吾君之胤;夙闻胎教,宜展问竖之心。乃复为孽夺宗,降居藩邸,是使前星匿彩,瑶岳韬峰。臣以愚诚,窃所未喻。且今之守器,素非皇嫡,永徽爰始,国本未生,权引彗星,越升明两。近者元妃载诞,正胤降神,重光日融,爝晖宜息。安可以兹傍统,叨据温文?国有诤臣,孰逃其责!窃惟息姑克让,可以思齐;刘强守藩,宜遵往轨。追迹太伯,不亦休哉?踵武延陵,故常安矣。宁可反植枝干,久易位于天庭;倒袭衣裳,使违方于震位?蠢尔黎庶,云谁系心?垂裕后昆,将何播美?”高宗从之。
  16. ^ 《旧唐书·卷四·本纪第四》:七年春正月辛未,废皇太子忠为梁王,立代王弘为皇太子。壬申,大赦,改元为显庆。
  17. ^ 《资治通鉴·卷二百》:春,正月,辛未,以皇太子忠为梁王、梁州刺史,立皇后子代王弘为皇太子,生四年矣。
  18. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:显庆元年,废忠为梁王,授梁州都督,赐实封二千户,物二万段,甲第一区。其年,转房州刺史。
  19. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:于是降封梁王、梁州都督,赐甲第,实封户二千,物二万段。俄徙房州刺史。
  20. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:忠年渐长大,常恐不自安,或私衣妇人之服,以备刺客。又数有妖梦,常自占卜。事发,五年,废为庶人,徙居黔州,囚于承乾之故宅。
  21. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:忠寝惧不聊生,至衣妇人衣,备刺客。数有妖梦,尝自占。事露,废为庶人,囚黔州承乾故宅。
  22. ^ 《资治通鉴·卷二百》:房州刺史梁王忠,年浸长,颇不自安,或私衣妇人服以备刺客;又数自占吉凶。或告其事,秋,七月,乙巳,废忠为庶人,徙黔州,囚于承乾故宅。
  23. ^ 《旧唐书·卷四·本纪第四》:戊子,庶人忠坐与仪交通,赐死。
  24. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:麟德元年,又诬忠与西台侍御上官仪、宦者王伏胜谋反,赐死于流所,年二十二,无子。
  25. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:麟德初,宦者王伏胜得罪于武后,敬宗乃诬忠及上官仪与伏胜谋反,赐死,年二十二。无子。
  26. ^ 《资治通鉴·卷二百零一》:仪先为陈王咨议,与王伏胜俱事故太子忠,后于是使许敬宗诬奏仪、伏胜与忠谋大逆。十二月,丙戌,仪下狱,与其子庭芝、王伏胜皆死,籍没其家。戊子,赐忠死于流所
  27. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:明年,皇太子弘表请收葬,许之。
  28. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:明年,太子弘表请收葬,许之。
  29. ^ 《旧唐书·卷八十六·列传第三十六》:神龙初,追封燕王,赠太尉、扬州大都督。
  30. ^ 《新唐书·卷八十一·列传第六》:神龙初,追封,又赠太尉、扬州大都督。
Tài liệu