Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh

chiến lược quân sự nuôi quân đội bằng tài nguyên của các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng

"Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" là thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Chiến lược quân sự này mô tả việc khai thác và chu cấp nguồn lực chiến tranh cho quân đội chủ yếu từ các nguồn lực của các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Thuật ngữ sửa

Thuật ngữ này được sử dụng bởi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến tranh Đông Dương, để chỉ trích một trong những cách thức tiến hành chiến tranh của Pháp.[1]

Ở phương Tây, tên gọi chiến lược này xuất phát từ một thuật ngữ LatinBellum se ipsum alet, nghĩa là "Cuộc chiến tự nuôi dưỡng" (trong tiếng Anh), hoặc Bellum se ipsum alit (trong tiếng Anh với nghĩa tương tự, trong tiếng Pháp: "Cuộc chiến phải tự ăn").[2][3] Loại chiến lược này đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử quân sự của Châu Âu.

Bellum se ipsum alit được ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử phương Tây bởi Titus Livius (Livy) (59 TCN - 17 SCN) trong quyển sách của ông, tựa đề Ab Urbe Condita Libri.

Cách thức sửa

Khai thác nhân lực sửa

_Đôn quân bắt lính.

_Cưỡng bức, bóc lột lao động.

Khai thác vật lực sửa

_Thực phẩm.

_Nhà ở.

_Thuế

_Xăng dầu.

_Xe cộ.

_Máy móc các loại.

Trường hợp điển hình sửa

Khai thác nguồn lực tại chỗ:

  • Bá tước Tilly Johann Tserclaes (1559 - 1632), nguyên soái các lực lượng quân sự của Liên đoàn Công giáo trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm. Từ năm 1620-1631, ông đã có một chuỗi chiến thắng quan trọng chưa từng có chống lại các lực lượng Tin Lành, ông được ghi nhận là đã thực thi Bellum se ipsum alit trên lãnh thổ Đức và Đan Mạch bị chiếm đóng vào năm 1623.

Mang nguồn lực từ vùng chiếm đóng này sang vùng chiếm đóng khác:

Tham khảo sửa

  1. ^ LỜI HIỆU TRIỆU CỦA BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI NGÀY 19-12-1951 NHÂN KỶ NIỆM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN Lưu trữ 2013-12-12 tại Wayback Machine, BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI VIỆT NAM, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
  2. ^ Cooper, J. P., ed. (1979). The New Cambridge Modern History Volume 4, trang 402.
  3. ^ Cadiou, François (2008). Hibera in terra miles: les armées romaines et la conquête de l'Hispanie sous la République, 218-45 av. J.-C. (bằng tiếng Pháp). Madrid: Casa de Velázquez, trang 579-580.