Lịch sử châu Á

Tổng quan về lịch sử loài người trên lục địa

Lịch sử châu Á có thể coi như một tập hợp lịch sử của nhiều vùng ven biển tách biệt, Đông Á, Nam Á, và Trung Đông được liên kết lại với nhau bởi thảo nguyên Âu Á - vùng đất rộng lớn nằm giữa.

Bản đồ châu Á năm 1892

Vùng ven biển là nơi xuất hiện những nền văn minh cổ nhất được biết tới trên thế giới, cả ba vùng đó đều phát triển nền văn minh cổ tại những đồng bằng châu thổ phì nhiêu ven sông. Các nền văn minh Lưỡng Hà, châu thổ sông Ấn Độ, và Trung Quốc cùng có nhiều điểm tương đồng và có thể đã có trao đổi về kỹ thuật và tư tưởng với nhau như: toán học, bánh xe,... Các thứ khác như chữ viết có lẽ đã phát triển độc lập tại mỗi vùng. Các thành phố, quốc gia và sau đó là các đế chế đã phát triển ở những vùng đất thấp (đồng bằng) đó.

Các vùng thảo nguyên từ lâu đã được cư trú bởi những bộ tộc du mục, và từ trung tâm thảo nguyên, họ có thể tiến tới tất cả các vùng thuộc lục địa châu Á. Cuộc mở rộng sớm nhất từ vùng thảo nguyên là của người Ấn-Âu (Indo-European), họ mở rộng vùng ngôn ngữ của mình tới Trung Đông, Ấn Độ và vùng của người Thổ Hỏa La (Tocharians) ở biên giới Trung Quốc. Vùng phía bắc lục địa, chiếm phần lớn khu vực Siberia, cũng là nơi mà các bộ lạc du mục không thể tới được vì mật độ dày đặc của các cánh rừng và các lãnh nguyên. Những vùng đó có dân cư thưa thớt.

Trung tâm và vùng ngoại biên được ngăn cách bởi các vùng núi và sa mạc. Kavkaz, Himalaya, sa mạc Karakum, và sa mạc Gobi tạo nên những rào chắn ngăn bước những bộ tộc du mục trên lưng ngựa và khiến họ gặp nhiều khó khăn khi vượt qua. Tuy các thành phố có tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật và văn hoá, họ lại không thể ngăn chặn nổi cuộc tấn công quân sự của các bộ lạc trên lưng ngựa. Tuy nhiên, những vùng đất thấp không có đủ những vùng đồng cỏ để cung cấp cho một lực lượng kỵ sĩ lớn. Vì thế các bộ lạc du mục, những người đã chinh phục được Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông, nhanh chóng bị buộc phải thích nghi với các xã hội địa phương.

Lịch sử theo từng quốc gia

sửa

Xem thêm

sửa
Châu Á
Văn hóa châu Á | Kinh tế châu Á | Địa lý châu Á | Lịch sử châu Á | Chính trị châu Á

Tham khảo

sửa