Lỗ Nguyên Công chúa

(Đổi hướng từ Lỗ Nguyên công chúa)

Lỗ Nguyên công chúa (chữ Hán: 鲁元公主; ? - 187 TCN), còn gọi là Lỗ Nguyên Thái hậu (魯元太后)[1] là một Hoàng nữ và là Công chúa thời Tây Hán. Bà là Đích trưởng nữ, là con gái duy nhất của Hán Cao Tổ Lưu Bang và Lữ hậu. Ngoài ra, bà còn là chị ruột của Hán Huệ Đế Lưu Doanh và là sinh mẫu của Hiếu Huệ Trương Hoàng hậu, chính thê của Hán Huệ Đế.

Lỗ Nguyên công chúa
鲁元公主
Thông tin chung
Mất187 TCN
Phối ngẫuTrương Ngao
Hậu duệTrương Yển
Hiếu Huệ Trương Hoàng hậu
Thân phụHán Cao Tổ
Thân mẫuLữ hậu

Cuộc đời sửa

Xuất thân sửa

Lỗ Nguyên công chúa không rõ năm sinh và tên thật là gì. Theo sử sách ghi lại, bà là trưởng nữ của Lữ hậu - người được xác định sinh năm 241 TCN, em trai bà Hán Huệ Đế Lưu Doanh được xác định sinh khoảng năm 210 TCN. Con gái bà là Trương thị được gả làm chính thê của Hán Huệ Đế, như vậy bà hơn Hán Huệ Đế khá nhiều tuổi.

Khi Lưu Bang đảm nhiệm Đình trường, thường xuyên xin nghỉ về nhà. Có một lần, Lã Trĩ cùng hai đứa nhỏ ở đồng ruộng làm cỏ, có một ông lão đi ngang qua, muốn chút nước uống, Lã Trĩ bèn mời ông lão ăn cơm. Ông lão nhìn Lã Trĩ, bèn nói: "Bà là người đại quý khắp thiên hạ". Sau đó, Lã Trĩ mời ông lão xem tướng cho hai đứa nhỏ, ông lão nhìn Lưu Doanh mà nói:"Đức bà sở dĩ hiển quý, chính là nhờ vào đứa bé trai này!", ông lão nhìn sang con gái, cũng nói đây là quý tướng[2].

Hành trạng sửa

Năm 205 TCN, diễn ra trận Bành Thành. Quân Hán bị Sở vương Hạng Vũ đánh tan tành.

Lưu Bang thua to, bỏ chạy, gia quyến bị thất lạc. Trên đường tìm cha, Lưu Bang gặp chị em Lưu Doanh. Thủ hạ thân tín là Hạ Hầu Anh đưa chị em Lưu Doanh lên xe ngồi cùng Lưu Bang. Quân Sở đuổi gấp phía sau, Lưu Bang sợ nhiều người ngồi thì xe nặng sẽ đi chậm không thoát được, nên đẩy cả hai con xuống. Hạ Hầu Anh đang đánh xe, vội nhảy xuống dắt hai chị em lên xe đi tiếp. Đi được một đoạn, Lưu Bang lại sợ bị quân Sở bắt, cuống cuồng đẩy con xuống lần nữa. Theo Sử ký, việc đó lặp lại ba lần. Hạ Hầu Anh nhẫn nại cả ba lần dừng ngựa, xuống kéo hai chị em lên xe và van xin Lưu Bang không bỏ con, ông mới thôi việc đó. Cuối cùng cha con Lưu Bang cũng thoát được sự truy đuổi của quân Sở.

Năm Hán thứ 7 (200 TCN), Hàn vương Tín tạo phản. Trận Bạch Đăng xảy ra, Lưu Bang bị Hung Nô vây khốn, quân sư là Lưu Kính kiến nghị dâng con gái của Lưu Bang cho Thiền vu, kỳ vọng công chúa có thể giữ gìn mối liên hôn chính trị giúp nhà Hán. Khi hay tin ấy, mẹ của Lỗ Nguyên là Lữ hậu phản đối quyết liệt, ngày đêm khóc thút thít, công chúa mới tránh khỏi cảnh gả xa này, mà Lưu Bang thay bằng một tông thất nữ khác[3].

Về sau, bà được gả cho Triệu vương Trương Ngao, sinh được con gái là Trương thị, sau được gả cho cậu mình là Hán Huệ Đế làm Hoàng hậu, theo ý muốn của Lữ Thái hậu. Triệu vương Trương Ngao, cùng cha là Trương Nhĩ theo nhà Hán từ năm 206 TCN, có thể xác định bà lấy Trương Ngao từ thời điểm này, khi chưa tới 20 tuổi, Trương thị được gả cho Hán Huệ Đế khi mới khoảng hơn 10 tuổi[4]. Năm Hán thứ 9 (198 TCN), Trương Ngao bị truất ngôi Triệu vương, giáng làm Tuyên Bình hầu (宣平侯).

Năm Hán Huệ Đế thứ 2 (193 TCN), Tề vương Lưu Phì đến triều kiến. Hán Huệ Đế cùng ăn tiệc và uống rượu với Tề vương Lưu Phì trước mặt Lữ Thái hậu, vì ông cho rằng Lưu Phì là anh nên để ngồi ghế trên theo lễ những người trong nhà. Thái hậu nổi giận, bèn sai rót hai chén thuốc độc đặt trước mặt mình, sai Lưu Phì chúc thọ. Khi Lưu Phì đứng dậy, Huệ Đế cũng đứng dậy nâng chén muốn cùng chúc thọ với Lưu Phì. Thái hậu sợ quá, thân hành đứng dậy hắt chén rượu của Huệ Đế. Thấy hành động của Thái hậu, Lưu Phì lấy làm lạ, do đó không dám uống, giả vờ say đi ra. Khi hỏi, Lưu Phì biết đó là thuốc độc nên sợ hãi, tự cho rằng không thể ra khỏi Trường An nên rất lo lắng. Quan nội sử của Lưu Phì tên là Sĩ nói:"Thái hậu chỉ có một mình Hoàng đế và Lỗ Nguyên công chúa. Nay Đại vương có hơn 70 thành, mà Công chúa chỉ có vài thành, nếu Đại vương quả thực đem một quận dâng cho Thái hậu để làm ấp tắm gội của Công chúa, thì Thái hậu thế nào cũng mừng rỡ và Đại vương cũng không lo ngại gì". Lưu Phì thấy có lý, lại sợ Lữ Thái hậu giận nên dâng cho Lỗ Nguyên công chúa thành Thành Dương quận (城陽郡; nay thuộc khu vực tỉnh Sơn Đông) để làm thực ấp, cũng tôn làm Thái hậu. Lữ Thái hậu mừng rỡ bằng lòng, bèn đặt tiệc rượu ở cung riêng của Tề vương, sau khi uống chén rượu vui vẻ, Thái hậu cho Tề vương trở về nước mình[5].

Năm Lữ Thái hậu nguyên niên (187 TCN), Lỗ Nguyên công chúa qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi, thụy làm Thái hậu[6][7]. Trong Sử ký chính nghĩa, có đề cập đến mộ của Lỗ Nguyên công chúa hiện an táng tại phía tây bắc huyện Hàm Dương.

Phong hiệu Lỗ Nguyên sửa

Về phong hiệu Lỗ Nguyên, đến nay vẫn có khá nhiều lý giải không thống nhất.

Có thuyết nói, ba năm sau khi Lỗ Nguyên công chúa qua đời (184 TCN), Tuyên Bình hầu Trương Ngao chồng bà mất, người con là Trương Yển (張偃) được Lữ Thái hậu phong làm Lỗ vương, được tặng thụy là Lỗ Nguyên vương (鲁元王). Chính vì lẽ đó, bà với tư cách là mẹ của Lỗ Nguyên vương, được gọi theo thuỵ hiệu là [Lỗ Nguyên công chúa; 魯元公主]. Nhưng thuyết này nói là sai lầm, Trương Yển thời Hán Văn Đế bị phế làm [Nam Cung hầu; 南宫侯], thụy là Cộng (共), cũng chưa từng thấy việc có đề cập thụy là Lỗ Nguyên vương bao giờ. Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì mà Trương Yển ở Sử ký khá nhiều lần được gọi là Lỗ Nguyên vương, như bản kỷ của Lữ Thái hậu có ghi: ["Cao hậu vi ngoại tôn Lỗ Nguyên vương Yển niên thiếu"; 高后为外孙鲁元王偃年少][8]. Học giả đời Thanh là Lương Ngọc Thằng (梁玉绳) giải thích, chữ "Nguyên" ý là "Sơ", là "Đầu tiên", đây ý chỉ việc Trương Yển từng được phong làm Lỗ vương, và cũng là vị Lỗ vương duy nhất, nên ghi như vậy.

Học giả đời Đông HánPhục Kiền (服虔) có giải thích: [Nguyên, Trưởng dã; 元,长也], ý nói bà khi ấy là Trưởng công chúa, thực ấp ở nước Lỗ, ý phải là [Lỗ Quốc Trưởng công chúa; 魯國長公主]. Còn học giả thời Đông NgôVi Chiêu (韋昭) lại giải thích: [Nguyên, Ích dã; 元,谥也].

Bởi vì tư liệu lịch sử khuyết thiếu, thời Tây Hán tiến hành phong Công chúa như thế nào thực sự không thể khảo chi tiết được. Từ khi con gái Hán Văn ĐếLưu Phiếu được sách phong, phong hiệu của Công chúa đều là [Mỗ mỗ công chúa], mà Mỗ mỗ chính là tên huyện mà vị Công chúa ấy được tấn phong[9].

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 《史记·吕太后本纪第九》:呂太后者,高祖微時妃也,生孝惠帝、女魯元太后。
  2. ^ 《史記·高祖本紀第八》:高祖为亭长时,常告归之田。吕后与两子居田中耨,有一老父过请饮,吕后因餔之。老父相吕后曰:"夫人天下贵人。"令相两子,见孝惠,曰:"夫人所以贵者,乃此男也。"相鲁元,亦皆贵。老父已去,高祖適从旁舍来,吕后具言客有过,相我子母皆大贵。高祖问,曰:"未远。"乃追及,问老父。老父曰:"乡者夫人婴兒皆似君,君相贵不可言。"高祖乃谢曰:"诚如父言,不敢忘德。"及高祖贵,遂不知老父处。
  3. ^ 《史记·卷九十九·刘敬叔孙通列传第三十九》: 漢七年,韓王信反,高帝自往擊之。至晉陽,聞信與匈奴欲共擊漢,上大怒,使人使匈奴。匈奴匿其壯士肥牛馬,但見老弱及羸畜。使者十輩來,皆言匈奴可擊。上使劉敬復往使匈奴,還報曰:「兩國相擊,此宜夸矜見所長。今臣往,徒見羸瘠老弱,此必欲見短,伏奇兵以爭利。愚以為匈奴不可擊也。」是時漢兵已踰句注,二十餘萬兵已業行。上怒,罵劉敬曰:「齊虜!以口舌得官,今乃妄言沮吾軍。」械系敬廣武。遂往,至平城,匈奴果出奇兵圍高帝白登,七日然後得解。高帝至廣武,赦敬,曰:「吾不用公言,以困平城。吾皆已斬前使十輩言可擊者矣。」乃封敬二千戶,為關內侯,號為建信侯。高帝罷平城歸,韓王信亡入胡。當是時,冒頓為單于,兵彊,控弦三十萬,數苦北邊。上患之,問劉敬。劉敬曰:「天下初定,士卒罷於兵,未可以武服也。冒頓殺父代立,妻群母,以力為威,未可以仁義說也。獨可以計久遠子孫為臣耳,然恐陛下不能為。」上曰:「誠可,何為不能!顧為柰何?」劉敬對曰:「陛下誠能以適長公主妻之,厚奉遺之,彼知漢適女送厚,蠻夷必慕以為閼氏,生子必為太子。代單于。何者?貪漢重幣。陛下以歲時漢所餘彼所鮮數問遺,因使辯士風諭以禮節。冒頓在,固為子婿;死,則外孫為單于。豈嘗聞外孫敢與大父抗禮者哉?兵可無戰以漸臣也。若陛下不能遣長公主,而令宗室及後宮詐稱公主,彼亦知,不肯貴近,無益也。」高帝曰:「善。」欲遣長公主。呂后日夜泣,曰:「妾唯太子、一女,柰何棄之匈奴!」上竟不能遣長公主,而取家人子名為長公主,妻單于。使劉敬往結和親約。劉敬從匈奴來,因言「匈奴河南白羊、樓煩王,去長安近者七百里,輕騎一日一夜可以至秦中。秦中新破,少民,地肥饒,可益實。夫諸侯初起時,非齊諸田,楚昭、屈、景莫能興。今陛下雖都關中,實少人。北近胡寇,東有六國之族,宗彊,一日有變,陛下亦未得高枕而臥也。臣願陛下徙齊諸田,楚昭、屈、景,燕、趙、韓、魏後,及豪桀名家居關中。無事,可以備胡;諸侯有變,亦足率以東伐。此彊本弱末之術也」。上曰:「善。」乃使劉敬徙所言關中十餘萬口。
  4. ^ 據東晉野史《漢宮春色·漢孝惠張皇后外傳》:「〔高帝〕五年夏四月,敖尚公主」。
  5. ^ 《史记·吕太后本纪第九》:二年,楚元王、齊悼惠王皆來朝。十月,孝惠與齊王燕飲太后前,孝惠以為齊王兄,置上坐,如家人之禮。太后怒,乃令酌兩卮酖,置前,令齊王起為壽。齊王起,孝惠亦起,取卮欲俱為壽。太后乃恐,自起泛孝惠卮。齊王怪之,因不敢飲,詳醉去。問,知其酖,齊王恐,自以為不得脫長安,憂。齊內史士說王曰:「太后獨有孝惠與魯元公主。今王有七十餘城,而公主乃食數城。王誠以一郡上太后,為公主湯沐邑,太后必喜,王必無憂。」於是齊王乃上城陽之郡,尊公主為王太后。呂后喜,許之。乃置酒齊邸,樂飲,罷,歸齊王。
  6. ^ 《史记·卷九·吕太后本纪第九》:鲁元公主薨,赐谥为鲁元太后。
  7. ^ 《资治通鉴·卷十三》:夏,四月,鲁元公主薨。
  8. ^ 《史记·吕太后本纪第九》:高后为外孙鲁元王偃年少,蚤失父母,孤弱,乃封张敖前姬两子,侈为新都侯,寿为乐昌侯,以辅鲁元王偃。及封中大谒者张释为建陵侯,吕荣为祝兹侯。诸中宦者令丞皆为关内侯,食邑五百户。……当是时,济川王太、淮阳王武、常山王朝名为少帝弟,及鲁元王吕后外孙,皆年少未之国,居长安。
  9. ^ 王子今. 张家山汉简《秩律》四"公主"说. 中国秦汉史研究会网站. 2004年1月20日 [2014-09-02]. (原始内容存档于2014年5月12日) (简体中文).
  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên:
    • Cao Tổ bản kỷ
    • Trương Nhĩ, Trần Dư liệt truyện
  • Chu Mục, Trần Thâm chủ biên (2003), 365 truyện cổ sử chọn lọc Trung Quốc, tập 3, Nhà xuất bản Thanh niên