Cá nóc sừng bụng tròn

loài cá
(Đổi hướng từ Lactoria diaphana)

Cá nóc sừng bụng tròn,[1] hay cá nóc hòm bụng lồi,[2] danh phápLactoria diaphana, là một loài cá biển thuộc chi Lactoria trong họ Cá nóc hòm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Cá nóc sừng bụng tròn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Ostraciidae
Chi (genus)Lactoria
Loài (species)P. diaphana
Danh pháp hai phần
Lactoria diaphana
(Bloch & Schneider, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên sửa

Tính từ định danh diaphana bắt nguồn từ diaphanḗs (διαφανής) trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "trong suốt/trong mờ", có lẽ loài cá này được mô tả từ một mẫu vật còn nhỏ có thân hình trong suốt.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Từ Swakopmund (Namibia) ở Đông Nam Đại Tây Dương,[4] cá nóc sừng bụng tròn có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trải rộng đến tận Đông Thái Bình Dương; giới hạn phía nam đến Úc, quần đảo KermadecNew Zealand; phía bắc đến bờ đông nam Nga, bán đảo Triều Tiên và Trung Nhật Bản; phía đông từ bang California (Hoa Kỳ) xuống đến Chile (gồm cả đảo Phục Sinh).[5][6] Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam.[7]

Cá nóc sừng bụng tròn sống tập trung trên các rạn san hô, nền đáy bùn, cát và bãi đá ở độ sâu khoảng từ 8 đến ít nhất là 50 m; cá con có thể tiến vào khu vực cửa sông.[4]

Mô tả sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc sừng bụng tròn là 34 cm.[4] Cá có màu nâu vàng. Thân và bắp đuôi có những chấm nhỏ màu nâu đen. Gờ lưng nhô thấp, có một gai nhỏ nhưng sắc. Bụng không có dạng phẳng mà lồi tròn rõ rệt. Vây đuôi lồi tròn, chiều dài bằng 1–1,9 lần chiều dài bắp đuôi.

Số tia vây ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 10–11; Số tia vây ở vây đuôi: 10.[1]

Sinh thái sửa

Một con cá nóc sừng bụng tròn đực thường sống với hai con cá cái trong hậu cung.[8] Trứng của chúng lớn và nổi, với cụm giọt dầu được bọc trong màng đệm. Khi mới nở, cá bột phát triển tốt, tròn và được bọc trong một túi da. Túi biến mất và các tấm da hình thành trước khi dây sống cong lại.[9]

Thức ăn của cá nóc sừng bụng tròn là các loài thủy sinh không xương sống tầng đáy.[6]

Thương mại sửa

Cá nóc sừng bụng tròn không có giá trị thực phẩm, nhưng có thể nuôi làm cá cảnh.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Họ Cá nóc hòm Ostraciidae ở Việt Nam” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6: 149–375. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Lê Doãn Dũng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Quốc Đảm (2017). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam và vấn đề sử dụng cá nóc ở nước ta” (PDF). Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (1982-2017): 158–166.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Christopher Scharpf (2023). “Order Tetraodontiformes: Families Molidae, Balistidae, Monacanthidae, Aracanidae and Ostraciidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  4. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lactoria diaphana trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  5. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Ostracion diaphanus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ a b K. Matsuura (2001). “Ostraciidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter; Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Roma: FAO. tr. 3950. ISBN 92-5-104051-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  7. ^ Vũ Việt Hà; Nguyễn Hoài Nam; Đặng Vân Thi (2006). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc ở biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển. 4: 85–119. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Moyer, Jack T. (1984). “Social organization and reproductive behavior of ostraciid fishes from Japan and the Western Atlantic Ocean”. Journal of Ethology. 2 (2): 85–98. doi:10.1007/BF02430572. ISSN 1439-5444.
  9. ^ Leis, Jeffrey M.; Moyer, Jack T. (1985). “Development of eggs, larvae and pelagic juveniles of three Indo-Pacific ostraeiid fishes (Tetraodontiformes): Ostracion meleagris, Lactoria fornasini and L. diaphana (PDF). Ichthyological Research. 32 (2): 189–202.