Latorica (tiếng Hungary: Latorca; tiếng Slovak: Latorica; tiếng Ukraina: Латориця, chuyển tự Latorytsia) là phụ lưu tả ngạn của sông Bodrog, thuộc lưu vực sông Danube. Sông chảy trên lãnh thổ UkrainaSlovakia.

Latorica, Латориця
sông Latorica gần Mukachevo
Latorica trên bản đồ Slovakia
nguồn
nguồn
cửa
cửa
Vị trí đầu nguồn và cửa sông trên bản đồ Slovakia
Vị trí
Quốc giaUkraina, Slovakia
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồndãy núi Karpat
 • vị tríUkraina
 • tọa độ48°50′53″B 23°07′47″Đ / 48,848°B 23,1298°Đ / 48.848; 23.1298
 • cao độ850 m (2.790 ft)
Cửa sông 
 • vị trí
Bodrog
 • tọa độ
48°27′17″B 21°49′10″Đ / 48,4547°B 21,8195°Đ / 48.4547; 21.8195
Độ dài188 km (117 mi)
Diện tích lưu vực7.740 km2 (2.990 dặm vuông Anh)
Lưu lượng 
 • trung bình37 m3/s (1.300 cu ft/s) tại Chop
Đặc trưng lưu vực
Lưu trìnhBản mẫu:RBodrog
Phụ lưu 
 • hữu ngạnLaborec
Đề cử26 tháng 5 năm 1993
Số tham khảo606[1]

Mô tả sửa

Chiều dài của sông là 188 km (156,6 km tại Ukraina, 31,4 km tại Slovakia). Diện tích của lưu vực sông là 7.680 km².[2] Lưu lượng nước trung bình tại Chop là 36 m³/s, và 86,8 m³/s tại điểm hợp lưu với Ondava. Độ dốc của sông thay đổi từ 80 m/km ở thượng lưu đến 0,2 m/km ở hạ lưu.

Ở thượng lưu, thung lũng sông có dạng hình chữ V, rộng 100–700 m, có nơi giống như hẻm núi và rộng 40–60 m. Dòng chảy sông hơi quanh co, có nhiều điểm ghềnh. Sông rộng trung bình 15–30 m (lớn nhất 45 m), sâu 2 m. Ở trung lưu, thung lũng sông phần lớn là dạng hình hộp, rộng từ 1–2 km đến 4,5 km. Bề rộng bãi bồi 200–300 m, sông rộng 30–50 m (chỗ rộng nhất hơn 100 m).

Phần hạ lưu của Latorica có một thung lũng rộng được xác định một cách không rõ ràng. Chiều rộng vùng bãi bồi tại hạ du là 4–6 km. Latorica là một con sông đất thấp điển hình ở Slovakia, nó tạo ra một số lượng lớn các khúc quanh co, nhánh nhỏ và các đảo sông. Chiều rộng trung bình của sông là 20–25 m, độ sâu hơn 5 m. Trên lãnh thổ Slovakia, sông chảy qua qua các khu rừng đồng bằng ngập nước và đồng cỏ đầm lầy. Latorica chảy qua đồng bằng Đông Slovak với một bờ kè cao và tạo ra một vùng bãi bồi lớn hai bên bờ. Ở phía nam của nó là đồng bằng Latorická, trong khi ở phía bắc là đồng bằng Kapušianske.

Vị trí sửa

 
sông Latorica tại Mukachevo, bên bờ sông có kè bê tông chắn lũ

Latorica bắt nguồn từ sườn phía tây nam của rặng núi Vododilnyi gần Kozakova Polonyna, thuộc dãy Karpat Ukraina, phía đông của làng Latirka thuộc tỉnh Zakarpattia. Từ đầu nguồn cho đến đến thành phố Svaliava, dòng chảy Latorica chủ yếu có hướng từ bắc xuống nam, từ Svaliava đến Mukachevo có hướng phía tây nam, từ Mukachevo đến cửa sông thì về hướng tây. Sông băng qua cao nguyên Volovetska, rặng núi Polonynia, bồn địa Svalyavsk và dãy núi Vyhorlat-Hutin, cuối cùng là vùng đất thấp Zakarpattia và đồng bằng Đông Slovakia.

Sông chảy qua các đô thị Svaliava, Mukachevo, Solomonovo, ChopVeľké Kapušany. Latorica hợp lưu với sông Ondava tại Zemplín.

Phụ lưu sửa

  • Hữu ngạn: Yalovs'kyi strumok, Zhdenivka, Pynya, Matekova, Vyznytsia, Stara, Laborets'.
  • Tả ngạn: Beskyd, Slavka, Dubrovytsia, Vycha, Svaliavka, Koropets', Mochonka, Kerepets'.

Sinh thái sửa

Điều kiện sinh thái của sông Latoria không đạt yêu cầu, vì xa lộ Lviv-Uzhgorod và (một phần) một tuyến đường sắt với lưu lượng lớn chạy dọc sông gần như từ đầu nguồn đến thành phố Mukachevo. Ngoài ra, có những khu định cư lớn trên bờ sông ở thượng lưu và trung lưu, đặc biệt là các thành phố Svaliava và Mukachevo.

Từng có những trận lũ lụt lớn trên sông Latorica, đôi khi tàn phá rất lớn, như trận lũ lụt thảm khốc năm 1998.

Một phần lưu vực sông ở Slovakia thuộc Khu bảo tồn cảnh quan Latorica, "điểm Ramsar số 606", 44,05 km2) được đưa vào danh sách vùng ngập nước quan trọng quốc tế Ramsar kể từ năm 1993.[3]

Trong quá khứ, lòng sông tại Slovakia từng được cải tạo bằng cách nạo vét và xây dựng các đập và kè bảo vệ, phần nào tạo ra lòng sông mới. Khí tự nhiên hiện đang được khai thác ở các khu vực Ptrukša và Veľký Kapušian.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Latorica”. Ramsar Sites Information Service. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Plán manažmentu povodňového rizikavčiastkovom povodí Bodrogu Lưu trữ 2021-08-30 tại Wayback Machine, p. 51
  3. ^ Список водно-болотных угодий международного значения Lưu trữ 2012-05-30 tại Wayback Machine(tiếng Anh)

Liên kết ngoài sửa