Legendarium, hay Những truyện truyền thuyết của Tolkien (Tolkien's Legendarium), đề cập tới toàn bộ những tác phẩm, tài liệu viết tay của tác giả J. R. R. Tolkien có liên quan hoặc tạo tiền đề cho bộ ba cuốn Chúa tể của những chiếc nhẫn; được ông miệt mài sáng tác, chỉnh sửa trong suốt hơn 50 năm. Những phác thảo sớm nhất có thể kể đến nằm trong quyển The Book of Lost Tales (tạm dịch: Những câu chuyện thất truyền, xuất bản năm 1983), đã được viết từ 1916.

Tolkien đã sáng tạo ra một thế giới riêng và hoàn thiện nó qua Legendarium với đầy đủ các khía cạnh như lịch sử, địa lý, ngôn ngữ,... Đó là cõi Arda; nguồn gốc và các sự kiện diễn ra tại đây được tóm lược trong The Silmarillion (xuất bản năm 1977, sau khi tác giả đã qua đời); và cũng được trình bày trong các nghiên cứu về sự nghiệp văn chương Tolkien - một lĩnh vực phát triển từ những năm 1980.

Trung Địa (Middle-earth) là một phần của Arda, cũng là nơi xảy ra hầu hết các câu chuyện trong các tác phẩm của Tolkien. Vì vậy, trong tiếng Anh, Middle-earth canon (tạm dịch: Các sáng tác về Trung Địa) có thể được sử dụng để gọi tắt các truyện viết bởi Tolkien.

Thuật ngữ sửa

Nguồn gốc của từ legendarium sửa

Legendarium chỉ một tuyển tập những truyện truyền thuyết. Danh từ Latin thời Trung Cổ này vốn dĩ được dùng để nói tới các văn bản kể rất chi tiết các truyền thuyết về các Thánh. Anjou Legendarium, tồn tại từ thế kỷ 14, là một ví dụ[1]. Từ khoảng năm 1513 đã có những trích dẫn trong Từ điển tiếng Anh Oxford về một từ đồng nghĩa với từ này là legendary. South English Legendary viết bằng tiếng Anh Trung đại là một minh chứng về việc dùng dạng này thay cho legendarium.

Cách Tolkien sử dụng từ legendarium sửa

Tolkien đã dùng từ legendarium để đề cập tới các tác phẩm của mình trong bốn bức thư ông viết trong thời gian từ năm 1951 đến 1955, giai đoạn này Tolkien đang nỗ lực thúc đẩy việc xuất bản The Silmarillion (vẫn còn dang dở) cùng với Chúa tể của những chiếc nhẫn (đã sắp hoàn thành):

  • Về The Silmarillion: "Truyện legendarium này kết thúc với viễn cảnh tàn cuộc của thế giới, sụp đổ và hồi sinh, và sự trở về của những viên ngọc Silmaril cũng như 'nguồn sáng đã soi tỏ muôn vật trước khi có Mặt trời'..." (Thư gửi Milton Waldman, viết năm 1951)[2]
  • Về cả hai tác phẩm: "... Truyện legendarium của tôi, đặc biệt là 'Sự hủy diệt Númenor' - nó như lời giải đáp chính xác cho Chúa tể của những chiếc nhẫn, luôn dựa trên quan điểm: con người không cần thiết phải trở nên bất tử, và cũng không được cố gắng bất tử hóa thân phàm của mình." (Thư viết năm 1954)[3]
  • Về The Silmarillion: "Theo sự tưởng tượng mà câu chuyện vẽ ra, thì chúng ta đang sống trên một mặt phẳng tròn dẹt. Nhưng toàn bộ nội dung truyện lại chứa đựng sự chuyển tiếp của hình dạng thế giới từ một cái đĩa... sang một tinh cầu..." (Thư viết năm 1954)[4]
  • Về cả hai tác phẩm: "Tuy nhiên, việc bắt đầu sáng tác truyện legendarium này, mà Chúa tể của những chiếc nhẫn chính là phần kết, là một cố gắng viết lại một số phần của Kalevala [theo phong cách của riêng Tolkien]..." (Thư viết năm 1955)[5]

Việc sử dụng cụm từ Những truyện truyền thuyết của Tolkien (Tolkien's Legendarium) sửa

Cụm từ này được định nghĩa trong công trình nghiên cứu Lịch sử người Hobbit của John D. Rateliff là các tác phẩm của Tolkien gồm:

  • The Book of Lost Tales (tạm dịch: Những câu chuyện thất truyền)
  • The Sketch of the Mythology (tạm dịch: Bản phác thảo truyện thần thoại) và các sáng tác thơ phụ âm đương thời.
  • Quenta Noldorinwa và Biên niên sử thứ nhất
  • Quenta Silmarillion và Biên niên sử sau
  • Quenta sau
  • Biên niên sử cuối cùng

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Anjou Legendarium”.
  2. ^ Thư, #131
  3. ^ Thư, #153
  4. ^ Thư, #154
  5. ^ Thư, #163