Cá hè chấm đỏ

loài cá
(Đổi hướng từ Lethrinus lentjan)

Cá hè chấm đỏ[2][3][4] (danh pháp: Lethrinus lentjan) là một loài cá biển trong họ Cá hè. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1802.

Cá hè chấm đỏ
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Spariformes
Họ (familia)Lethrinidae
Chi (genus)Lethrinus
Loài (species)L. lentjan
Danh pháp hai phần
Lethrinus lentjan
(Lacepède, 1802)
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên sửa

Không rõ từ nguyên của tên định danh, có lẽ là tên thường gọi của loài cá này ở Indonesia vào khoảng cuối thế kỷ 18.[5]

Phân bố và môi trường sống sửa

Cá hè chấm đỏ có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ vùng biển bao quanh bán đảo Ả Rập dọc theo bờ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo MarshallTonga, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu, giới hạn phía nam đến Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và Nouvelle-Calédonie.[6]

Cá hè chấm đỏ xuất hiện dọc theo bờ biển Việt Nam,[7][8][9] bao gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[10]

Cá hè chấm đỏ sống gần rạn san hô, trên nền đáy cát và trong đầm phá, độ sâu khoảng 10–90 m.[11]

Mô tả sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất ở cá hè chấm đỏ là 52 cm,[11] nhưng thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 30 cm.[12] Thân màu xanh lục nhạt hoặc xám, chuyển sang màu trắng ở bụng; tâm của lớp vảy cá ở thân trên thường trắng. Rìa sau nắp mang, và có khi là cả gốc vây ngực có màu đỏ. Vây ngực màu trắng, vàng hoặc phớt hồng. Vây bụng và vây hậu môn màu trắng đến cam. Vây lưng màu trắng và cam, lốm đốm với viền đỏ. Vây đuôi lốm đốm cam hoặc đỏ.

Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 4 thường dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 46–47.[12]

Sinh thái sửa

Cá nhỏ thường sống thành đàn rời rạc trên thảm cỏ biển, đầm lầy ngập mặn và vùng cát nông, trong khi cá trưởng thành thường sống đơn độc ở vùng nước sâu hơn.[12]

Thức ăn của cá hè chấm đỏ chủ yếu là động vật giáp xácđộng vật thân mềm, nhưng chúng cũng tiêu thụ đáng kể các loài da gai, giun nhiều tơ và cá nhỏ hơn.[11]

Độ tuổi lớn nhất mà cá hè chấm đỏ đạt được là 19 năm, được ghi nhận ở Seychelles.[13] Còn ở Nouvelle-Calédonie, loài này sống được cao nhất là 11 năm.[12]

Cá hè chấm đỏ là một loài lưỡng tính tiền nữ (tức cá đực là từ cá cái chuyển đổi giới tính mà thành),[14] và kích cỡ khi chuyển đổi được ghi nhận là khoảng hơn 30 cm.[11][15] Tuy nhiên, sự hiện diện của cá thể cái lớn tuổi (cũng chính là cá thể 19 năm tuổi ở Seychelles) có thể là bằng chứng cho thấy một tỷ lệ cá cái không thay đổi giới tính trong suốt cuộc đời của chúng.[16]

Thương mại sửa

Cá hè chấm đỏ là một loài có giá trị thương mại rất cao.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Carpenter, K.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). Lethrinus lentjan. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T16720036A16722340. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T16720036A16722340.en. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  3. ^ Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Trịnh; Trần Thị Hồng Hoa; Võ Văn Quang; Phan Minh Thụ (2021). “Components of Fish Fauna in The Coastal Waters of Ha Tien, Vietnam” (PDF). Journal of Biology and Nature. 13 (2): 1–15.
  4. ^ “Về việc Ban hành tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn thiết bị Nhật ký khai thác thủy sản điện tử triển khai thực hiện thí điểm trên tàu khai thác xa bờ trên địa bàn tỉnh Bình Định” (PDF). 2023.[liên kết hỏng]
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Spariformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  6. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lethrinus lentjan. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Hoàng Đình Trung; Võ Văn Quý; Nguyễn Duy Thuận; Nguyễn Hữu Nhật; Nguyễn Thị Hà Giang (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững” (PDF). Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Vĩnh Phúc, Việt Nam: Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 149–157. doi:10.15625/vap.2020.00018.
  9. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  11. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lethrinus lentjan trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  12. ^ a b c d Kent E. Carpenter & Gerald R. Allen (1989). “Lethrinus” (PDF). Emperor fishes and large-eye breams of the world (family Lethrinidae). Volume 9. Roma: FAO. tr. 68-69. ISBN 92-5-102889-3.
  13. ^ Grandcourt, Edwin Mark (2002). “Demographic characteristics of a selection of exploited reef fish from the Seychelles: preliminary study” (PDF). Marine and Freshwater Research. 53 (2): 123–130. doi:10.1071/mf01123. ISSN 1448-6059.
  14. ^ Sadovy de Mitcheson, Yvonne; Liu, Min (2008). “Functional hermaphroditism in teleosts” (PDF). Fish and Fisheries. 9 (1): 1–43. doi:10.1111/j.1467-2979.2007.00266.x. ISSN 1467-2960.
  15. ^ Allsop, D. J.; West, S. A. (2003). “Constant relative age and size at sex change for sequentially hermaphroditic fish”. Journal of Evolutionary Biology. 16 (5): 921–929. doi:10.1046/j.1420-9101.2003.00590.x. ISSN 1010-061X. PMID 14635907.
  16. ^ Currey, L. M.; Williams, A. J.; Mapstone, B. D.; Davies, C. R.; Carlos, G.; Welch, D. J.; Simpfendorfer, C. A.; Ballagh, A. C.; Penny, A. L. (2013). “Comparative biology of tropical Lethrinus species (Lethrinidae): challenges for multi-species management” (PDF). Journal of Fish Biology. 82 (3): 764–788. doi:10.1111/jfb.3495. ISSN 1095-8649. PMID 23464543.

Xem thêm sửa

  • Wilson, G. G. (1998). “A description of the early juvenile colour patterns of eleven Lethrinus species (Pisces: Lethrinidae) from the Great Barrier Reef, Australia”. Records of the Australian Museum. 50 (1): 55–83. doi:10.3853/j.0067-1975.50.1998.1274. ISSN 0067-1975.