Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1

lần đầu tiên (năm 1970)

Liên hoan phim Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức từ 18 tháng 8 đến 25 tháng 8 năm 1970 tại Hà Nội với khẩu hiệu "Vì Tổ quốc - Vì chủ nghĩa xã hội".[1][2]

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1
Vì Tổ quốc - Vì chủ nghĩa xã hội
1 (1970) · 2
(1973) →
Địa điểmHà Nội, Việt Nam
Thành lập1970
Sáng lậpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam
Giải thưởng
Số phim tham gia65
Ngày tổ chức18-25 tháng 8 năm 1970
Ngôn ngữTiếng Việt
 Cổng thông tin Điện ảnh

Tổng quan

sửa

Năm 1970, Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Điện ảnh Việt NamHội Điện ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất. Theo ghi chép của đạo diễn Trương Qua, lễ khai mạc liên hoan phim đã diễn ra tại rạp Tháng 8 vào tối ngày 17 tháng 8 sau khi họp ban tổ chức và ban giám khảo. Liên hoan phim diễn ra từ 18 tháng 8 đến 25 tháng 8 tại Bảo tàng Cách mạng, do Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiếm Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam đương thời là Hà Xuân Trường đứng ra tổ chức. Đây là liên hoan phim dành cho những bộ phim đã ra mắt trong 4 năm từ 1965 đến 1968 trong Chiến tranh Việt Nam. Lúc bấy giờ, giải thưởng vẫn được gọi là giải thưởng Hoa sen. Biểu tượng Bông sen vàng được thiết kế như đồng tiền, to bằng miệng chén trà, được chạm nổi trên một khung gỗ đỏ sẫm và phía trên ghi tên bộ phim đoạt giải. Tác giả của bộ phim đoạt giải sẽ nhận được huy chương tượng trưng như vậy.[3]

Liên hoan phim lần này có tất cả 65 bộ phim tham gia và phần lớn là phim tài liệu. Có tất cả 29 giải Bông sen vàng được trao cho các bộ phim ở 3 thể loại là phim truyện (3 giải), phim tài liệu/khoa học (24 giải) và phim hoạt hình/thiếu nhi (2 giải). Lúc bấy giờ, giải thưởng vẫn chưa được tổ chức theo cơ chế của một liên hoan phim như hiện nay mà chỉ thành lập hội đồng ban giám khảo xem và chấm. Ban giám khảo của liên hoan phim gồm 15 người trong đó có thứ trưởng Hà Xuân Trường, Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam Nguyễn Hồng Nghi, Cục trưởng Cục Điện ảnh Phan Hồng Quang, giám đốc truyện Việt Nam Trần Ngọc Lưu cùng nhiều người có tiếng trong các ngành nghệ thuật, bao gồm cả tác giả của một số bộ phim tranh giải, như nhà thơ Hoàng Trung Thông, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ, nhà phê bình điện ảnh Trung Sơn và các đạo diễn như Trương Qua, Trần Đắc, Phạm Kỳ Nam, Ngô Mạnh Lân, Lương Đức. Ngoài ra, mỗi thể loại phim sẽ có chuyên gia để đánh giá riêng như phim tài liệu sẽ có giám khảo thuộc Ban Văn hóa tư tưởng, phim khoa học có giám khảo thuộc Ủy ban Khoa học Việt Nam. Các giám khảo sẽ dành thời gian xem phim và bỏ phiếu vào cuối giờ, tác giả sẽ không bỏ phiếu cho phim của mình.[4]

Giải thưởng

sửa

Phim điện ảnh

sửa
Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Sản xuất Nguồn
Bông sen vàng Người chiến sĩ trẻ 1964 NSND Hải Ninh, Nguyễn Đức Hinh Hải Hồ Xưởng phim Hà Nội [5]
Nguyễn Văn Trỗi 1966 NSND Bùi Đình Hạc, NSƯT Lý Thái Bảo Anh Đức, Trần Đình Vân [6]
Nổi gió 1966 NSND Huy Thành Đào Hồng Cẩm [7]
Bông sen bạc Rừng O Thắm 1967 NSND Hải Ninh NSND Hải Ninh Xưởng phim Hà Nội [8]
Cô giáo Hạnh 1967 NSƯT Vũ Phạm Từ, NSND Phạm Kỳ Nam NSƯT Vũ Phạm Từ
Biển lửa 1966 NSND Phạm Kỳ Nam, NGND Lê Đăng Thực Phù Thăng
Biển gọi 1967 NSƯT Nguyễn Tiến Lợi, Nguyễn Ngọc Trung Hoàng Tích Chỉ
Trên vĩ tuyến 17 1965 NSƯT Lý Thái Bảo, Nhất Hiên [9]
Bằng khen Một chiến công 1968 Nguyễn Đỗ Ngọc Thanh Nhã Xưởng phim Hà Nội [10]

Phim tài liệu

sửa
Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Sản xuất Nguồn
Bông sen vàng Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi 1964 NSND Bùi Đình Hạc Bành Châu XPTSTLTW [11]
Bắn rơi chiếc máy bay thứ 2500 1967 Thời sự quân đội XPQĐND [12]
Chiến đấu giữ đảo quê hương 1965 NSƯT Nguyễn Kha Hoàng Văn Bổn [13]
Chiến thắng Khâm Đức 1969 Nguyễn Hữu XPQGP [12]
Chiến thắng Tây Ninh 1967 NSND Hồng Sến Kim Thanh XPGP
Dòng thác Bạc 1968 NSƯT Nguyễn Gia Định,[a] Trần Nhật Hiến
Du kích Củ Chi 1967 NSND Đoàn Quốc Lý Minh Văn [14]
Đại hội thành lập chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam 1969 Vũ Sơn [15]
Đầu sóng ngọn gió 1967 NSND Ngọc Quỳnh Bành Châu XPTSTLTW [16]
Đội nữ pháo binh Long An 1969 NSƯT Trần Nhu Trần Hữu Hạnh XPGP [17]
Đường ra phía trước NSND Hồng Sến [18]
Đường qua Hà Tĩnh 1968
  • Thái Dũng
  • Phan Hà Thành
  • Thái Dũng
  • Nguyễn Xã Hội
XPTSTLTW [19]
Hà Nội lập công mừng thọ Bác Hồ 1967 Phim phóng sự nhanh [20]
Một ngày trực chiến 1968
Bành Châu [21]
Một ngày Hà Nội 1967 Ngô Đặng Tuất Nguyễn Chí Phúc XPQĐND [18]
Mỹ không chừa – Mỹ còn chết 1965 Thời sự quân đội
Nghệ thuật (của) tuổi thơ 1969 NSND Hồng Sến XPGP
Người Hàm Rồng 1967 NSƯT Lê Đình Lâm Hoàng Văn Bổn XPQĐND [13]
Những người mở đường 1968 Kiều Thẩm XPTSTLTW [22]
Quanh địa ngục Cồn Tiên 1967 NSƯT Lê Đình Lâm XPQĐND [23]
Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược 1965 NSƯT Dương Minh Đẩu
Vài hình ảnh chiến thắng Khe Sanh 1969 Hoàng Tiến Xuân [24]
Vùng giải phóng miền Trung 1968 XPGP [25]
Bông sen bạc An Quảng Hữu giải phóng NSND Đoàn Quốc [14]
Bác chúc Tết không quân 1967 Thời sự quân đội số 3 XPQĐND [25]
Bác thăm trận địa phòng không Thời sự quân đội số 1
Bên bờ Bến Hải 1968 Phạm Hạnh
Cồn Cỏ anh hùng 1967 NSƯT Lê Đình Lâm
Cô giáo Thảo 1968 Thái Dũng Nhất Hiên XPTSTLTW
Chiến thắng Dương Liễu - Đèo Nhông 1965 NSƯT Trần Anh Trà XPGP
Đại hội những người chiến thắng 1969 XPQĐND
Đánh giáp lá cà (Đâm lê) 1966
Hà Tĩnh chống hạn đánh Mỹ 1968 Thái Dũng XPTSTLTW
Hòa Lan cất cánh 1965
Hạt lúa vành đai 1967 NSƯT Trần Nhu XPGP
Hãy chặn tay bọn giết người 1965 XPTSTLTW
Hợp tác xã Hồng Thái làm thủy lợi 1965 [26]
Lúa trên đất lửa 1968 NSND Phan Trọng Quỳ Hữu Thọ XPTSTLTW [27]
Ngọn đèn cửa biển 1968 NSND Thanh An [27]
Những chiến sỹ hậu cần giỏi [28]
Những người bảo vệ cầu Hàm Rồng
Phiên họp Hội đồng Chính phủ cuối năm 1969 NSƯT Ma Cường
Quân y viện trong dãy Trường Sơn 1969 NSƯT Nguyễn Gia Định XPQĐND
Sống với những chiến sỹ Đắc Tô
Tập ảnh Thừa Thiên 1967 NSND Trần Việt XPQĐND
Thả tù binh Mỹ đầu tiên ở Việt Nam 1969 Hà Hữu Nghiêm XPGP
Thời sự Tây Nguyên 1967 Thời sự đặc biệt
Trận địa trên sông Cấm 1965 NSƯT Trần Anh Trà Hoàng Văn Bổn XPQĐND
Trên những chặng đường 1966 Hoàng Thanh XPTSTLTW
Trường quân chính Nguyễn Thị Minh Khai 1967 NSƯT Lê Văn Duy XPGP [14]
Vì tương lai con em chúng ta Ba Kỳ Phạm Năng Cường XPTSTLTW [29]
Xiết chặt vòng vây diệt địch 1970 XPGP
Bằng khen Đòn trừng phạt đích đáng
(Đồng Xoài rực lửa)
1965 An Như Sơn XPGP [29]

Phim khoa học

sửa
Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Sản xuất Nguồn
Bông sen vàng Cá mè đẻ nhân tạo 1965 NSND Lương Đức Xưởng phim Thời sự Tài liệu
Đánh tay không 1966 NSƯT Phùng Đệ, Phạm Hanh Cục Quân huấn Xưởng phim Quân đội nhân dân [30]
Bông sen bạc Hóc đường thở 1967 NSND Lương Đức Đinh Phương Nghi Xưởng phim Thời sự Tài liệu [25]
Quy hoạch đồng ruộng 1966 Trần Tình Kim Dao [30]
Lên đường hành quân 1966 Trần Nhật Hiền Viện nghiên cứu y học quân sự [30][31]

Phim hoạt hình

sửa
Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Sản xuất Chú Nguồn
Bông sen vàng Con sáo biết nói 1967 NSND Ngô Mạnh Lân Tất Vinh Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [b] [32][33]
Mèo con 1966 Nguyễn Thế Hội [c] [34][35]
Bông sen bạc Bài ca trên vách núi 1967 NSND Trương Qua Hoài Giang Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [d] [36][32]
Những chiếc áo ấm 1968 NSND Ngô Mạnh Lân Võ Quảng [e] [37][38]
Em làm thợ xây 1967 Đỗ Tất Hiệt Trương Thanh Hà [f] [39]
Bằng khen Đêm trăng rằm 1964 NSND Trương Qua Lê Minh Hiền Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [g] [40]
Câu chuyện Thỏ Ngọc 1967 NSƯT Hồ Quảng Công Vũ [h] [41]
Pháo đài xanh 1966 Hoàng Sùng Nguyễn Xuân Khánh [i] [42]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Nghệ danh Hoàng Yến.
  2. ^ Phim hoạt họa, họa sĩ Lê Duy Hòa.
  3. ^ Họa sĩ Hữu Đức.
  4. ^ Phim cắt giấy, họa sĩ Mai Long.
  5. ^ Phim búp bê, họa sĩ Hoàng Thái.
  6. ^ Phim búp bê, họa sĩ Phan Thị Quý.
  7. ^ Họa sĩ Mai Long, Hồ Quảng, Ngô Mạnh Lân, Lê Huy Hòa.
  8. ^ Họa sĩ Hồ Quảng, Hữu Đức. Phóng tác từ truyện dân gian "Gấu ăn trăng".
  9. ^ Họa sĩ Bùi Huy Hiếu.

Tham khảo

sửa
  1. ^ PV (6 tháng 11 năm 2019). “Các kỳ Liên hoan phim Việt Nam từ lần thứ nhất đến lần thứ 20”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ PV (17 tháng 10 năm 2019). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 – năm 1970”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ Phong Linh (16 tháng 11 năm 2017). “Nhìn lại 19 kỳ LHP Việt Nam: Những ấn tượng đặc biệt (Kỳ 1)”. Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “Nhớ về Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất: Hồi ức về viên gạch đầu tiên...”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Trung Sơn (2004), tr. 161.
  6. ^ Nguyễn Quý (2005), tr. 576.
  7. ^ Nguyễn Lan Phương (2014), tr. 68.
  8. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 508.
  9. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 242.
  10. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 247.
  11. ^ Trần Duy Hinh (2003), tr. 66.
  12. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 501.
  13. ^ a b Nam Hà (2000), tr. 165.
  14. ^ a b c Vũ Liên (31 tháng 7 năm 2017). “NSƯT, Nhà quay phim Đoàn Quốc: Hành trình dọc theo đất nước”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  15. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 465 & 502.
  16. ^ Phạm Vũ Dũng (2000), tr. 264.
  17. ^ Thái An Sơn (17 tháng 6 năm 2021). “Phan Thế Dõng: Đạo diễn điện ảnh tài ba”. Báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 502.
  19. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 106.
  20. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 98.
  21. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 366.
  22. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 96 & 479.
  23. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 502.
  24. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 502–503.
  25. ^ a b c Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 503.
  26. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 104.
  27. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 107.
  28. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 504.
  29. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 505.
  30. ^ a b c Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 147.
  31. ^ Trần Duy Hinh (2003), tr. 278.
  32. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 318.
  33. ^ Lê Minh (1995), tr. 86.
  34. ^ Trung Sơn (2004), tr. 99.
  35. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 305.
  36. ^ Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh & Trần Trung Nhàn (2002), tr. 264.
  37. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 313.
  38. ^ Nguyễn Thị Thu Hà (18 tháng 9 năm 2021). “NSND Ngô Mạnh Lân - cây đại thụ của nghệ thuật hoạt hình Việt Nam”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  39. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 319.
  40. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 301–302.
  41. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 310.
  42. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 315–316.

Nguồn

sửa

Liên kết ngoài

sửa