Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc

Cuộc thi ca nhạc trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam

Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc hoặc Giải Sao Mai[1] là một cuộc thi ca nhạc truyền hình được tổ chức hai năm một lần và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1997.

Thể lệ

sửa

Ở giải Sao Mai, các thí sinh đăng ký tham gia theo 3 phong cách biểu diễn: thính phòng, dân gian và nhạc nhẹ. Thí sinh Sao Mai phải qua các vòng thi cấp tỉnh do đài truyền hình tỉnh thực hiện, Mỗi tỉnh sẽ được chọn tối đa 03 thí sinh về tham dự Chung kết khu vực. Riêng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số thí sinh sẽ do BTC quyết định. Từ chung kết khu vực (Bắc - Trung - Nam) sẽ do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Thông thường chung kết cấp khu vực có 18 thí sinh tham ở 3 thể loại dòng nhạc. Kết quả mỗi khu vực thường chọn ra 9 thí sinh của 3 dòng nhạc để đi tiếp vào chung kết toàn quốc.

Vòng chung kết toàn quốc là sự hợp nhất 3 thí sinh xuất sắc của 3 khu vực ở 3 dòng nhạc nên thường có 27 thí sinh tham gia trong 4 đêm diễn. 3 đêm đầu là chung kết theo từng dòng nhạc, mỗi dòng nhạc chọn ra 3 thí sinh xuất sắc nhất để vào đêm chung kết xếp hạng cuối cùng với 9 thí sinh gọi là đêm chung kết xếp hạng Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc.

Từ mùa giải Sao Mai 2009, tại vòng chung kết toàn quốc, mỗi thí sinh đăng ký 3 bài hát theo phong cách biểu diễn âm nhạc đã chọn (như vòng chung kết khu vực) và phải trình bày 1 ca khúc bắt buộc bằng cách bốc thăm trong số những ca khúc ban giám khảo đưa ra. Yêu cầu mới này đòi hỏi các thí sinh tham gia phải có trình độ cao, không còn chỉ biểu diễn các bài hát sở trường.

Mùa giải Sao Mai 2019, chỉ có 15 thí sinh vào vòng chung kết toàn quốc. Mỗi dòng nhạc chỉ có nhiều nhất 5 thí sinh lọt vào chung kết toàn quốc. Bên cạnh đó, trong vòng chung kết xếp hạng, thay vì thí sinh chỉ thi 2 đêm diễn như những năm trước thì năm đó, các thí sinh phải trải qua 4 đêm thi và sẽ bị loại trực tiếp qua mỗi đêm. Đêm xếp hạng cuối cùng sẽ chỉ có 2 thí sinh ở mỗi dòng nhạc dự thi.[2]

Mùa giải 2022, có tới 18 thí sinh vào vòng chung kết toàn quốc. Đây cũng là năm đầu tiên vòng chung kết toàn quốc giải Sao Mai được diễn ra với 6 đêm liên tiếp, bao gồm 4 đêm thi và 2 đêm biểu diễn.[3]

Dự kiến vào mùa giải 2024, được tổ chức hai năm một lần. Đây cũng là năm thứ hai vòng chung kết toàn quốc giải Sao Mai đêm biểu diễn.

Các mùa giải thập niên 1990

sửa

Năm 1997

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
00 Đặng Thanh Sử 1972 Thành phố Hồ Chí Minh Giải đặc biệt
01 Nguyễn Thị Thanh Thúy 1977 Thành phố Hồ Chí Minh Giải nhất
01 Lương Chí Cường 1975 Thành phố Hồ Chí Minh Giải nhất
02 Đặng Minh Lương 19?? Thanh Hóa
02 Phạm Lâm Phương 1969 Hải Phòng
02 Nguyễn Trọng Hùng 1973 Hà Nội
02 Nguyễn Long 1969 Công ty Truyền tải điện 4
03 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 1978 Bình Dương
04
  Thí sinh đạt giải theo phong cách thính phòng
  Thí sinh đạt giải theo phong cách dân gian
  Thí sinh đạt giải theo phong cách nhạc nhẹ
  Thí sinh khác

Năm 1999

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Vũ Trọng Tấn 1976 Thanh Hóa Giải nhất
02 Lê Nam Khánh 1977 Thành phố Hồ Chí Minh Giải nhì
02 Nguyễn Thị Liên (Ái Liên) 1972 Đắk Lắk
02 Nguyễn Thụy Vân 19?? Hà Nội Giải nhì[4]
02 Chu Thị Thúy Hà 1972 Gia Lai
03 Kasim Hoàng Vũ 1980 Đà Nẵng
03 Lê Thị Thơ (Anh Thơ) 1976 Thanh Hóa Giải ba
03 Nguyễn Trang Nhung 1974 Quảng Ninh
03 Lê Võ Phương Đài 19?? Nha Trang
03 Nguyễn Hồng Hạnh 1975 Nghệ An
04 Hồ Quỳnh Hương 1980 Quảng Ninh Giải tài năng trẻ
04 Tô Minh Thắng 1976 Quảng Ninh Giải tài năng trẻ
04 Bùi Thị Lan Anh 1976 Nam Định Giải người hát ca khúc cách mạng hay nhất
  Thí sinh đạt giải theo phong cách thính phòng
  Thí sinh đạt giải theo phong cách dân gian
  Thí sinh đạt giải theo phong cách nhạc nhẹ
  Thí sinh khác

Các mùa giải thập niên 2000

sửa

Sao Mai 2001

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Nguyễn Thị Phương Nga 1978 Hà Nội Giải nhất
02 Trần Hồng Vy[5] 1979 Hà Nội Giải nhì
02 Vũ Tiến Lâm 19? Nghệ An
03 Y Jang Tuyn 1979 Gia Lai
03 Phạm Thế Vỹ 19 Thành phố Hồ Chí Minh
03 Nguyễn Phan Hoài Xuyên 19 Bình Dương
  Thí sinh đạt giải theo phong cách thính phòng
  Thí sinh đạt giải theo phong cách dân gian
  Thí sinh đạt giải theo phong cách nhạc nhẹ
  Thí sinh khác

Sao Mai 2003

sửa

Sau 5 đêm tranh tài tại đảo du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh), 15 trong số 57 thí sinh đã lọt vào chung kết, được truyền hình trực tiếp trên VTV3. Giải Sao Mai 2003 được đánh giá là sáng tạo trong khâu tổ chức và cách lựa chọn thành phần ban giám khảo. Các tỉnh phía Bắc áp đảo với 9 thí sinh được chọn: Phạm Ngọc Khuê, Phạm Khánh Linh, Tăng Quỳnh Nga, Phạm Phương Thảo, Ploong Thiết đến từ Hà Nội; Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hoàng Tùng là 2 giọng ca Quảng Ninh, Bùi Thu Huyền (Thái Bình), Lê Thị Út (Thanh Hoá). Miền Trung có 2 thí sinh Lê Huy Hoàng (Đà Nẵng) và Châu Quốc Cường (Bình Định). Khu vực Tây Nguyên với 2 thí sinh Krazan Út và Cil Pơi (Lâm Đồng). Hai thí sinh còn lại đến từ miền Nam: Huỳnh Thúc Ngân (TP HCM), Đặng Trần Vi Thảo (Tây Ninh).[6]

Kết quả, Ban tổ chức giải Sao Mai 2003 đã trao tặng giải nhất cho thí sinh Nguyễn Hoàng Tùng của Quảng Ninh; hai thí sinh đạt giải nhì là Phạm Ngọc Khuê và Ploong Thiết (Hà Nội); 3 thí sinh đạt giải ba là Phạm Khánh Linh, Phạm Phương Thảo (đều của Hà Nội) và Châu Quốc Cường (Bình Định). Thí sinh Phạm Phương Thảo (Hà Nội) được giải khán giả yêu thích nhất bình chọn qua Đài truyền hình Việt Nam và thí sinh Phạm Khánh Linh (Hà Nội) được giải khán giả bình chọn qua báo điện tử VIETNAMNET.

TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Nguyễn Hoàng Tùng 1980 Quảng Ninh
02 Phạm Ngọc Khuê 1982 Hà Nội
02 Hồ Văn Thiết (Ploong Thiết) 19?? Thừa Thiên - Huế
03 Phạm Khánh Linh 1983 Hà Nội Giải Ba
03 Phạm Phương Thảo 1982 Nghệ An Giải Ba
03 Châu Văn Quang (Châu Quốc Cường) 1976 Bình Định
  Thí sinh đạt giải theo phong cách thính phòng
  Thí sinh đạt giải theo phong cách dân gian
  Thí sinh đạt giải theo phong cách nhạc nhẹ
  Thí sinh khác

Sao Mai 2005

sửa

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Nguyễn Tuấn Anh 1980 Quảng Ninh
02 Hoàng Thái 198? Quảng Ninh
02 Đào Tiến Lợi 1979 Hà Nội
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Nguyễn Tân Nhàn 1982 Hà Nam
02 Nguyễn Thanh Yên 1986 Đà Nẵng
02 Trần Quang Hào 1980 Đà Nẵng
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Vương Thị Dung 1984 Hải Dương
02 Nguyễn Ngọc Anh 1981 Quảng Ninh
02 Trần Phương Linh 1984 Thanh Hóa
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Sao Mai 2007

sửa

Liên hoan THTHTQ - Giải Sao Mai 2007 bắt đầu vào 15/4/2007. Được chia thành 3 vòng như sau:

  • Vòng 1: Từ 20/4 đến 5/5/2007, được tổ chức tại các tỉnh, thành phố Việt Nam.(Do đài PT-TH Tỉnh thực hiện).
  • Vòng 2: Chung kết khu vực Bắc - Trung - Nam Truyền hình trực tiếp tại Hà Nội - CK khu vực phía Bắc (Chủ nhật 13/5/2007); Đà Nẵng - CK khu vực miền Trung và Tây nguyên (Thứ 7: 19/5/2007); TP Hồ Chí Minh - CK khu vực nam bộ (Thứ 7: 26/5/2007)
  • Vòng 3: Chung kết toàn quốc diễn ra từ 24/6/2007 đến 22/7/2007. Đêm Chung kết thính phòng dành cho 9 thí sinh theo phong cách Thính phòng. Đêm Chung kết dân gian dành cho 9 thí sinh theo phong cách dân gian. Đêm Chung kết nhạc nhẹ dành cho 9 thí sinh theo phong cách nhạc nhẹ. BGK lựa chọn mỗi đêm 03 thí sinh để dự đêm chung kết liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc - Giải Sao Mai 2007 vào ngày 22/7/2007. Với sự tham gia của 09 thí sinh xuất sắc đại diện cho 03 phong cách biểu diễn âm nhạc, đồng thời là sự hợp nhất của 3 Ban giám khảo.

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Lê Anh Dũng 1982 Thanh Hóa
02 Nguyễn Hiền Anh 1985 Hà Nội
02 Nguyễn Phúc Tiệp 1982 Hà Nội
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Đinh Thị Thành Lê 1981 Hà Tĩnh
02 Trần Thị Thu Hà 1983 Hà Nội
02 Bùi Thu Huyền 1981 Hà Nội
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Phạm Hà Linh 1986 Hà Nội
02 Trần Hoàng Nghiệp 1985 Cần Thơ
02 Nguyễn Thị Thu Phượng 1983 Hà Nội
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Sao Mai 2009

sửa

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Lê Xuân Hảo 1983 Thái Bình
02 Trần Thị Hồng Nhung 1984 Bắc Ninh
02 Nguyễn Trung Nhật 1983 Thành phố Hồ Chí Minh
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Bùi Lê Mận 1988 Hà Tĩnh
02 Nguyễn Thị Việt Hà 1983 Hòa Bình
02 Vũ Ngọc Ký 1982 Nam Định
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Hà Hoài Thu 1986 Quảng Ninh
02 Lê Thị Mỹ Như 1985 Phú Yên
02 Lương Viết Quang 1983 Thành phố Hồ Chí Minh
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đồng giải nhì

Các mùa giải thập niên 2010

sửa

Sao Mai 2011

sửa

Điểm mới của mùa giải năm 2011 là thay vì 9 thí sinh ở ba dòng nhạc ở mỗi khu vực (Bắc, Trung, Nam), sẽ chỉ có 3 thí sinh có số điểm cao nhất đại diện cho 3 phong cách biểu diễn âm nhạc của khu vực đó được chọn vào đêm chung kết toàn quốc. Điểm số của các thí sinh còn lại của mỗi khu vực sẽ hòa trộn chung cả ba khu vực của ba phong cách âm nhạc. Với mỗi phong cách âm nhạc, Ban tổ chức toàn quốc sẽ lựa chọn tiếp các thí sinh có số điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ thí sinh. Việc công bố các thí sinh còn lại sẽ được thông báo tại đêm chung kết khu vực phía Nam vào ngày 31/7/2011. Để đảm bảo tính công bằng quá trình lựa chọn thí sinh theo thay đổi mới, Ban tổ chức Sao mai 2011 đã quyết định thành lập một Ban giám khảo chấm xuyên suốt các vòng chung kết của cả ba khu vực. Ở vòng chung kết toàn quốc sẽ có Ban giám khảo cho từng phong cách âm nhạc. Vì các cuộc thi năm nay được truyền hình trực tiếp bắt đầu từ 21h nên để đảm bảo sự ngắn gọn, cô đọng, tập trung vào các phần thi của thí sinh, Ban tổ chức đã quyết định bỏ phần bình luận của các khách mời. Ngoài các giải chính như các kỳ Sao mai trước, sẽ có một số phần thưởng bổ sung như Phần thưởng do khán giả bình chọn, Phần thưởng cho thí sinh hát hay nhất về Huế và xét đặc cách vào các trường đào tạo hoặc các nhà hát.[7]

Theo thống kê của Ban tổ chức, tính cho tới thời điểm này đã có 1.500 thí sinh (đăng ký dự thi tại KV Hà Nội và tại 17 Đài PTTH các tỉnh, thành); Khu vực miền Trung – Tây Nguyên là hơn 1.000 thí sinh (đăng ký tại 17 Đài PTTH các tỉnh); Khu vực miền Nam hiện có 1.400 thí sinh tham gia (đăng ký dự thi tại KV Tp Hồ Chí Minh và tại các tỉnh phía Nam).Số lượng thí sinh tham dự năm nay là gần 4.000 thí sinh, vượt hơn hẳn so với năm trước.

Chung kết các khu vực từ 10/7 đến 31/7 được chia thành 3 khu vực Bắc – Trung – Nam. Đêm chung kết các khu vực được truyền hình trực tiếp vào 21h các ngày chủ nhật trên kênh VTV3, theo lịch sau:[8]

Chung kết toàn quốc diễn ra từ 7/8 đến 4/9, được tổ chức tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế

  • Đêm chung kết toàn quốc thứ nhất: truyền hình trực tiếp vào 21h00 ngày 14/8, dành cho 9 thí sinh theo phong cách thính phòng. BGK sẽ lựa chọn 3 thí sinh dự đêm chung kết toàn quốc xếp hạng và trao giải.
  • Đêm chung kết toàn quốc thứ hai: truyền hình trực tiếp vào 21h00 ngày 21/8, dành dành cho 9 thí sinh theo phong cách dân gian. BGK sẽ lựa chọn 3 thí sinh dự đêm chung kết toàn quốc xếp hạng và trao giải.
  • Đêm chung kết toàn quốc thứ ba: truyền hình trực tiếp vào 21h00 ngày 28/8, dành dành cho 9 thí sinh theo phong cách nhạc nhẹ. BGK sẽ lựa chọn 3 thí sinh dự đêm chung kết toàn quốc xếp hạng và trao giải.
  • Đêm chung kết xếp hạng Liên hoan THTHTQ và trao giải – Sao mai 2011 truyền hình trực tiếp vào 20h ngày 4/9, với sự tham gia của 9 thí sinh xuất sắc đại diện cho 3 phong cách nhạc.

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Đào Tố Loan 1986 Thái Nguyên
02 Vũ Thắng Lợi 1985 Nghệ An
03 Nguyễn Khánh Ly 1984 Thái Nguyên
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Lương Nguyệt Anh 1990 Bắc Giang
02 Nguyễn Thị Phương Thanh 1988 Nghệ An Thí sinh được bình chọn nhiều nhất
03 Nguyễn Thị Bích Hồng 1988 Hà Nội Thí sinh hát về Huế hay nhất
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Đoàn Thị Thuý Trang 1986 Hà Nội
02 Lê Việt Anh 1986 Hà Nội
03 Nguyễn Huy Quyết 1989 Hải Phòng
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba
  • Ca sĩ triển vọng: Nguyễn Trần Trung Quân, Thiều Bảo Trang
  • Thí sinh hát về Huế hay nhất: Nguyễn Thị Bích Hồng
  • Thí sinh được bình chọn nhiều nhất: Nguyễn Thị Phương Thanh[9]

Sao Mai 2013

sửa

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Võ Hồng Quân 1991 Pháp
02 Đinh Thị Trang 1988 Nghệ An
03 Trần Thị Trang 1986 Nghệ An
03 Ngô Văn Đức 1987 Hà Nội
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Trần Thị Huyền Trang 1990 Nghệ An
02 Trần Thụy Miên 1991 Hà Tĩnh
02 Phạm Thị Thùy Dung 1989 Hà Tĩnh
03 Ngô Thị Phương Thúy 1989 Bắc Ninh
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú
01 Ngô Thị Thanh Huyền 1995 Thanh Hóa Được tuyển thẳng vào Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
02 Bùi Thị Hồng Chinh 1991 Quảng Ninh Được tuyển thẳng vào Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
03 Trần Ngọc Vũ 1991 Thành phố Hồ Chí Minh
03 Nguyễn Hoàng Tịnh Uyên 1990 Quảng Trị
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba
  • Thí sinh nhận được nhiều bình chọn nhất của khán giả: Phạm Thị Thùy Dung - 7818 lượt bình chọn.
  • Thí sinh triển vọng
  1. Dòng nhạc Thính phòng: Martina Nguyenova Nguyễn Thủy
  2. Dòng nhạc Dân gian: Nguyễn Thị Hồng Duyên (thí sinh được tuyển thẳng vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội)
  3. Dòng nhạc nhẹ: Y-Cel Niê
  1. Ngô Thị Thanh Huyền (giải nhất phong cách nhạc nhẹ)
  2. Bùi Thị Hồng Chinh (giải nhì phong cách nhạc nhẹ)
  3. Nguyễn Thị Hồng Duyên (thí sinh triển vọng)[10]

Sao Mai 2015

sửa

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Nguyễn Bảo Yến 1990 Nga Cựu Sinh viên ưu tú Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Sinh viên Nhạc viện Urals (Urals Mussorgsky State Conservatoire) tại thành phố Yekaterinburg
Giải Nhì trong Cuộc thi Thanh nhạc Quốc tế 2014 diễn ra tại Thành phố Perm, Nga do Bộ Văn Hóa Nga tổ chức[11]
02 Trần Thị Bích Ngọc 1992 Quảng Trị Đã tham gia Sao Mai 2011Sao Mai 2013 nhưng không thể vào sâu
02 Nguyễn Tiến Hưng 1992 Hải Dương Sinh viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội
Ca sĩ của Đoàn ca múa Nghệ thuật Đương đại Việt Nam
Từng lọt vào Chung kết khu vực Miền Bắc Sao Mai 2011Sao Mai 2013[12]
Giải nhất cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2014[13]
03 Lê Thị Dung 1993 Thái Nguyên
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Nguyễn Thị Thu Hằng 1995 Hà Nội Sinh viên Khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
02 Nguyễn Thị Hồng Duyên 1992 Thái Bình Đặc cách từ Giải Triển vọng Sao Mai 2013
03 Trần Hữu Tuấn ? Thanh Hóa Giải Khuyến khích cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2014[13]
03 Nguyễn Thị Sông Thao 1990 Hà Nội Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Giải Ba cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2014[13]
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Hoàng Thị Hồng Ngọc 1992 Nghệ An Thí sinh Sao Mai điểm hẹn 2014 (Bị loại ở Liveshow 4)
02 Hoàng Thị Thủy 1993 Thanh Hóa
03 Lê Văn Đạt 1993 Cộng hòa Séc Top 64 Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol (mùa 5)
Giải Nhất Tiếng hát Cộng đồng 2014 tại Séc[14]
03 Nguyễn Đức Tiến ? Cộng hòa Séc Đã từng tham gia Sao Mai 2013 nhưng không thể vào sâu
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Các giải khác

sửa
  • Thí sinh nhận được nhiều bình chọn nhất của khán giả đêm chung kết xếp hạng: Lê Thị Dung - 5001 lượt bình chọn.
  • Thí sinh triển vọng
  1. Dòng nhạc Thính phòng: Bùi Thị Cẩm Huyền
  2. Dòng nhạc Dân gian: Hoàng Thị Ái Linh
  3. Dòng nhạc nhẹ: Lê Hồng Phi
  1. Trần Thị Bích Ngọc, Chung kết Xếp hạng Phong cách Thính phòng
  2. Hoàng Thị Thủy, Chung kết Xếp hạng Phong cách Nhạc nhẹ
  3. Lê Hồng Phi, Top 13 Chung kết Toàn quốc Phong cách Nhạc nhẹ
  4. Lê Quang Ước, Top 10 Chung kết Toàn quốc Phong cách Thính phòng
  5. Bùi Thị Cẩm Huyền, Top 10 Chung kết Toàn quốc Phong cách Thính phòng

Sao Mai 2017

sửa

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Đỗ Thị Thanh Hoa (Đỗ Tố Hoa) 1992 Tuyên Quang
02 Vũ Thị Thanh Thanh 1996 Hải Phòng
02 Lê Thị Nhung 1991 Thái Nguyên
03 Lại Thị Hương Ly 1993 Hà Nam Đã tham gia Sao Mai 2015 nhưng không thể vào sâu
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Sèn Hoàng Mỹ Lam 1993 Lào Cai
02 Phan Ngọc Ánh 1996 Nghệ An
03 Lương Hà Mỹ Anh 199? Nghệ An
03 Nguyễn Mai Thương 199? Bắc Ninh
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Nguyễn Thị Thu Thủy 1994 Hải Dương
02 Lâm Bảo Ngọc 1996 Nam Định
02 Trần Thị Yến Nhi 1995 Cần Thơ
03 Trần Thị Nhật Linh 1993 Thái Nguyên
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì và giải ba

Các giải khác

sửa
  • Giải thưởng dành cho thí sinh được yêu thích nhất do Hội đồng báo chí bình chọn: Đỗ Tố Hoa.
  • Giải thưởng của Ban Truyền hình Tiếng dân tộc Đài Truyền hình Việt Nam: Sèn Hoàng Mỹ Lam (dân tộc Nùng); Lương Hà Mỹ Anh (dân tộc Thái).
  • Giải Triển vọng: Lê Thúy Anh.
  • Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã đặc cách tuyển thẳng cho 5 thí sinh hệ Quân sự chuyên ngành Thanh nhạc: Hoàng Thị Lan Anh, Đỗ Tố Hoa, Đậu Thanh Tài, Lâm Bảo Ngọc, Nguyễn Sĩ Nhật, và 1 thí sinh được đặc cách vào hệ Dân sự Thanh nhạc: Lương Hà Mỹ Anh.
  • Các thí sinh được tuyển dụng đặc cách vào Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam: Sèn Hoàng Mỹ Lam; Lương Hà Mỹ Anh; Lê Huyền Anh.
  • Giải thưởng Ngôi sao hy vọng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho 3 thí sinh có thành tích xuất sắc đạt giải Nhất: Đỗ Tố Hoa, Sèn Hoàng Mỹ Lam, Nguyễn Thị Thu Thủy.

Sao Mai 2019

sửa

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Lương Hải Yến 1994 Bắc Giang
02 Trịnh Thị Linh Chi 1996 Thanh Hóa
03 Nguyễn Diệu Thúy 1994 Yên Bái
04 La Hoàng Quý 1994 Nghệ An
05 Ngô Thế Hùng 1994 Hà Nội
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì, ba, bốn và năm

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Quách Mai Thy 1994 Ninh Bình Giải Nhất Liên hoan tiếng hát Hoa Phượng Đỏ tỉnh Ninh Bình lần thứ nhất - Quán quân Liên hoan tiếng hát Hoa phượng đỏ toàn quốc lần thứ nhất - Á quân Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung 2016 - Huy chương Vàng Tài năng trẻ Âm nhạc toàn quốc 2016 - Quán quân Liên hoan Tiếng hát truyền hình Hải Phòng 2018.[15] Tốt nghiệp loại Giỏi ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.[16]
Đang làm việc tại Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.[17]
02 Phan Thị Quỳnh Anh 1993 Hà Tĩnh
03 Nguyễn Thị Quý (Thanh Quý) 1994 Hà Tĩnh
04 Nguyễn Vũ Hà Giang 2000 Quảng Ninh
05 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 1994 Bình Định
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì, ba, bốn và năm

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Trương Thùy Dương 1997 Ninh Thuận
02 Nguyễn Thị Thanh Tâm 1994 Khánh Hòa
03 Trần Thị Phương Mai 1997 Hà Nội
04 Nguyễn Thị Quỳnh 1999 Hà Nội
05 Nguyễn Thị Ngọc Nhung 1995 Đà Nẵng
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì, ba, bốn và năm

Các giải khác

sửa
  • Thí sinh nhận được nhiều bình chọn nhất của khán giả đêm chung kết xếp hạng: Quách Mai Thy.[18]
  • Giải Ngôi sao hy vọng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Trần Phương Mai
  • Thí sinh triển vọng: Nguyễn Vũ Hà Giang
  • Thí sinh có giọng hát ấn tượng: Nguyễn Diệu Thúy
  • Thí sinh có phong cách biểu diễn ấn tượng: Thanh Quý

Các mùa giải thập niên 2020

sửa

Sao Mai 2022

sửa

Phong cách thính phòng

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Phạm Thị Lan Quỳnh 1998 Hưng Yên
02 Nguyễn Thị Vân Anh 2000 Thanh Hóa
03 Nông Thị Anh Thơ 2002 Bắc Kạn
04 Nguyễn Thị Thu Lương 2001 Hải Phòng
05 Trần Tuấn Phi 1996 Hà Tĩnh
05 Dương Văn Đức 1995 Bắc Giang
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì, ba, bốn và năm

Phong cách dân gian

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Lê Thị Minh Ngọc 2000 Hà Tĩnh
02 Nguyễn Thị Thu An 2000 Ninh Bình
03 Đặng Thị Thùy Dương 1999 Hà Tĩnh
04 Nguyễn Thị Nga (Phương Nga) 1995 Hà Nội
04 Mai Thu Hương 1999 Vĩnh Phúc
05 Nguyễn Thị Hiếu 1995 Hà Tĩnh
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì, ba, bốn và năm

Phong cách nhạc nhẹ

sửa
TT Thí sinh Năm sinh Địa phương Ghi chú (Tính đến thời điểm diễn ra cuộc thi)
01 Trịnh Văn Núi 2000 Nghệ An Ca sĩ Đoàn Văn công Quân khu 7
02 Đoàn Hồng Hạnh 1992 Quảng Ninh
03 Hồ Văn Kãnh 1996 Quảng Bình
04 Vũ Đức Anh 1996 Hải Dương
04 Lê Thị Huyền Anh 1999 Hà Tĩnh
05 Nguyễn Thị Phương Thảo 1999 Hà Nội
  Thí sinh đạt giải nhất
  Thí sinh đạt giải nhì, ba, bốn và năm

Các giải khác

sửa
  • Giải thưởng dành cho thí sinh được yêu thích nhất: Đoàn Hồng Hạnh.
  • Giải thưởng của Ban Truyền hình Tiếng dân tộc - Đài Truyền hình Việt Nam: Hồ Văn Kãnh, Nông Thị Anh Thơ.
  • Giải Triển vọng: Nông Thị Anh Thơ.
  • Giải thí sinh trình diễn ấn tượng: Đặng Thị Thuỳ Dương.
  • Giải thí sinh có giọng hát ấn tượng: Hồ Văn Kãnh.
  • Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã đặc cách tuyển thẳng cho 2 thí sinh hệ Quân sự chuyên ngành Thanh nhạc: Trịnh Văn Núi, Hồ Văn Kãnh.
  • Giải thưởng Ngôi sao hy vọng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Nguyễn Thị Thu Lương, Mai Thu Hương, Lê Thị Huyền Anh.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Từ cuộc thi "Tiếng hát truyền hình" đến Giải "Sao Mai". Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ “Sao Mai 2019 thay đổi "luật chơi". Hànộimới.
  3. ^ “18 thí sinh vào vòng chung kết giải Sao Mai toàn quốc 2022”. Hànộimới.
  4. ^ “Thụy Vân ra mắt album hướng về biển đảo”. Báo Thanh Niên. 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ “Vy Concert: Hồng Vy đã không khóc”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Tối nay diễn ra chung kết giải Sao Mai 2003
  7. ^ “Sao Mai 2011 – Hứa hẹn cuộc tranh tài hấp dẫn”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
  8. ^ “Lịch THTT Sao mai 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ Kịch tính Chung kết xếp hạng Sao mai 2011, Gia Vũ, Báo điện tử VTC News, ngày 05/09/2011
  10. ^ Ba thí sinh nữ giành giải Nhất Sao Mai 2013, Kim Dung, VOV online, ngày 01/09/2013
  11. ^ Hà Tùng Long (ngày 8 tháng 4 năm 2016). “Ca sĩ Việt vượt qua 300 thí sinh giành giải cao tại cuộc thi Thanh nhạc quốc tế”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.
  12. ^ “Tiến Hưng: Sao mai là con đường ngắn hơn để đến gần khán giả”. VTV. ngày 12 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.
  13. ^ a b c Đức Trí (ngày 3 tháng 10 năm 2014). “Chàng trai 22 tuổi giành giải nhất 'Giọng hát hay Hà Nội'. VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.
  14. ^ “Thí sinh Việt kiều Séc: Sẽ tự tin để tỏa sáng tại Sao Mai 2015”. VOV. ngày 29 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.
  15. ^ “Giới thiệu Trường THCS Đồng Phong”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2019.
  16. ^ Sao Mai Quách Mai Thy: Gam màu lạ, cá tính
  17. ^ Giải Nhất Sao mai 2019 miền Bắc Quách Mai Thy tự tin mang làn gió mới cho dòng nhạc dân gian
  18. ^ Chung kết Sao Mai 2019 chọn được Quán quân xứng đáng

Liên kết ngoài

sửa