Liệu pháp hormone thay thế

Liệu pháp hormone thay thế (HRT), còn được biết đến là liệu pháp hormon mãn kinh (MHT) hoặc liệu pháp hormon sau mãn kinh (PHT, PMHT), là một liệu pháp hormon được sử dụng để điều trị các triệu chứng xảy ra trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.[1][2] Những triệu chứng này bao gồm trào huyết, teo và khô âm đạo, và mất xương, những triệu chứng khác, và gây ra do giảm nồng độ nội tiết tố sinh dục trong thời kỳ mãn kinh.[1][2]  Các loại thuốc nội tiết tố chính được sử dụng trong HRT điều trị các triệu chứng mãn kinh là estrogen và progestogen.[3] Progestogen thường được sử dụng phối hợp với estrogen ở phụ nữ có tử cung còn nguyên bởi vì liệu pháp estrogen đơn độc (không có progesterone) có mối liên kết đến tăng sản nội mạc tử cung, ung thư và progestogens giúp ngăn ngừa những nguy cơ này.[3][4][5]  Androgens, như testosterone, đôi khi cũng được sử dụng trong HRT.[6] Các loại thuốc HRT hiện có sẵn bằng nhiều con đường khác nhau và cũng như được sử dụng bởi nhiều tuyến quản lý khác nhau.[3]

Tổ chức Hành động vì sức khỏe phụ nữ (The Women's Health Initiative), của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (National Institute of Health) năm 2002 đã cho ra kết quả khác nhau về tất cả những nguyên nhân gây tử vong liên kết với HRT, cho thấy thấp hơn khi HRT bắt đầu sớm hơn, từ 50 đến 59 tuổi, cao hơn sau tuổi 60. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, tỷ lệ mắc ung thư vú, đau timđột quỵ gia tăng, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng và gãy xương giảm.[7] Trong một nghiên cứu quốc gia lớn hơn của WHI tại Anh, Million Women Study (MWS), kết quả cho thấy, số lượng phụ nữ dùng HRT giảm mạnh.[8] WHI khuyến cáo rằng phụ nữ điều trị mãn kinh không xâm lấn nên dùng liều HRT thấp nhất trong thời gian ngắn nhất để giảm thiểu những nguy cơ liên quan.

Các chỉ định hiện tại từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bao gồm điều trị ngắn hạn các triệu chứng mãn kinh, chẳng hạn như phình động mạch hoặc teo âm đạo, và phòng ngừa loãng xương.[9] Trong năm 2012 và 2017, Lực lượng Đặc Nhiệm Dịch vụ Phòng Ngừa Hoa Kỳ (USPSTF) kết luận rằng tác dụng có hại của liệu pháp kết hợp estrogen với progestin có thể vượt quá lợi ích phòng chống bệnh mạn tính ở hầu hết phụ nữ.[10][11][12] Một ý kiến chuyên gia đồng thuận được công bố bởi Hiệp hội Nội tiết nhận định rằng khi được dùng trong thời kỳ mãn kinh, hoặc những năm đầu mãn kinh, HRT có ít nguy cơ hơn so với trước đây, và giảm tất cả nguyên nhân gây tử vong ở hầu hết các trường hợp bệnh nhân.[13] Trong năm 2009, Hiệp hội các Bác sĩ Nội tiết lâm sàng của Mỹ (AACE) cũng tuyên bố về việc tán thành cần sử dụng HRT trong những tình huống lâm sàng thích hợp.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pmid26444994
  2. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pmid20566620
  3. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pmid16112947
  4. ^ Shuster, Lynne T.; Rhodes, Deborah J.; Gostout, Bobbie S.; Grossardt, Brandon R.; Rocca, Walter A. (2010). “Premature menopause or early menopause: Long-term health consequences”. Maturitas. 65 (2): 161–166. doi:10.1016/j.maturitas.2009.08.003. ISSN 0378-5122. PMC 2815011. PMID 19733988.
  5. ^ Eden, K.J., & Wylie, K.R. (2009). Quality of sexual life and menopause. Women’s Health, 5 (4), 385-396. doi:10.2217/whe.09.24
  6. ^ Ziaei, S., Moghasemi, M., & Faghihzadeh, S. (2010). Comparative effects of conventional hormone replacement therapy and tibolone on climacteric symptoms and sexual dysfunction in postmenopausal women. Climateric, 13, 147-156. doi:10.1016/j.maturitas.2006.04.014
  7. ^ Writing Group for the Women's Health Initiative Investigators (2002). “Risks and Benefits of Estrogen Plus Progestin in Healthy Postmenopausal Women: Principal Results From the Women's Health Initiative Randomized Controlled Trial”. JAMA. 288 (3): 321–333. doi:10.1001/jama.288.3.321. PMID 12117397.
  8. ^ Chlebowski RT, Kuller LH, Prentice RL, Stefanick ML, Manson JE, Gass M, và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2009). “Breast cancer after use of estrogen plus progestin in postmenopausal women”. The New England Journal of Medicine. 360 (6): 573–87. doi:10.1056/NEJMoa0807684. PMC 3963492. PMID 19196674.
  9. ^ “USPTF Consensus Statement”. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ Kreatsoulas, C.; Anand, S. S. (2013). “Menopausal hormone therapy for the primary prevention of chronic conditions. U.S. Preventive Services Task Force Recommendation Statement” (pdf). Polskie Archiwum Medycyny Wewnetrznej. 123 (3): 112–117. PMID 23396275.
  11. ^ Nelson, H. D.; Walker, M.; Zakher, B.; Mitchell, J. (2012). “Menopausal hormone therapy for the primary prevention of chronic conditions: A systematic review to update the U.S. Preventive Services Task Force recommendations”. Annals of Internal Medicine. 157 (2): 104–113. doi:10.7326/0003-4819-157-2-201207170-00466. PMID 22786830.
  12. ^ Grossman, David C.; Curry, Susan J.; Owens, Douglas K.; Barry, Michael J.; Davidson, Karina W.; Doubeni, Chyke A.; Epling, John W.; Kemper, Alex R.; Krist, Alex H.; Kurth, Ann E.; Landefeld, C. Seth; Mangione, Carol M.; Phipps, Maureen G.; Silverstein, Michael; Simon, Melissa A.; Tseng, Chien-Wen (ngày 12 tháng 12 năm 2017). “Hormone Therapy for the Primary Prevention of Chronic Conditions in Postmenopausal Women”. JAMA. 318 (22): 2224. doi:10.1001/jama.2017.18261. PMID 29234814.
  13. ^ Santen, RJ; Utian, WH (2010). “Executive Summary: Postmenopausal Hormone Therapy: An Endocrine Society Scientific Statement”. J Clin Endocrinol Metab. 95 S1–S66 (Supplement 1): s1–s66. doi:10.1210/jc.2009-2509. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.[liên kết hỏng]