Liban tại Cúp bóng đá châu Á

Liban đã hai lần tham dự Cúp bóng đá châu Á (còn được gọi là AFC Asian Cup): lần đầu tiên vào năm 2000, khi họ tham gia với tư cách là chủ nhà sau khi cuộc nội chiến kết thúc,[1] và vào năm 2019, khi số đội tham gia giải đấu được tăng lên thành 24 đội tuyển quốc gia.[2]

Liban trong trận đấu với Qatar năm 2019

Trong lịch sử, Liban từng được xem là quốc gia yếu nhất trong làng bóng đá vì hiếm khi họ tham gia thi đấu vòng loại các giải đấu lớn, những thành tích kém cỏi, cơ sở vật chất nghèo nàn[3] cũng như nội chiến đã làm suy yếu sức mạnh bóng đá nước này. Ngoài ra, trước Asian Cup 2019, Liban là một trong hai quốc gia Ả Rập duy nhất, cùng với Yemen, chưa vượt qua bất kỳ vòng loại nào của giải đấu. Tuy nhiên, kể từ sau thất bại tại vòng loại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 (FIFA World Cup 2014), nền bóng đá quốc gia Tây Á này đã trải qua "sự phục hưng": Họ duy trì 15 trận bất bại[a] từ năm 2016 đến năm 2018[4][5] và giành vé tham dự Asian Cup 2019 qua vòng loại thứ ba.[6]

Thành tích ở các kỳ AFC Asian Cup sửa

AFC Asian Cup 2000 sửa

Năm 2000, Liban đã giành quyền tổ chức giải đấu bất chấp những lo ngại của FIFA về chất lượng các sân vận động.[7] Dưới thời huấn luyện viên người Croatia Josip Skoblar,[8] chiếc băng đội trưởng được trao cho Jamal Taha,[9] đội tuyển Liban nằm ở bảng A cùng với Iran, IraqThái Lan; chung cuộc Liban nằm ở chót bảng chỉ với hai điểm.[10]

Đội Điểm ST T H B BT BB HS
  Iran 7 3 2 1 0 6 1 +5
  Iraq 4 3 1 1 1 4 3 +1
  Thái Lan 2 3 0 2 1 2 4 −2
  Liban 2 3 0 2 1 3 7 −4
Liban  0–4  Iran
Report Bagheri   19'
Estili   75'87'
Daei   90+1'

Liban  2–2  Iraq
Chahrour   28'
Hojeij   76'
Report Jeayer   5'22'
Sân vận động Thành phố Thể thao Camille Chamoun, Beirut
Khán giả: 30.000

Liban  1–1  Thái Lan
Fernandez   83' Report Pituratana   58'
Sân vận động Thành phố Thể thao Camille Chamoun, Beirut
Khán giả: 50.000
Trọng tài: Lục Tuấn (Trung Quốc )

AFC Asian Cup 2019 sửa

Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên trưởng người Montenegro Miodrag Radulović, đội tuyển Liban đã thua hai trận trước hai đối thủ mạnh hơn là Qatar và Ả Rập Xê Út. Điều đó khiến họ phải cạnh tranh giành một trong bốn suất dành cho các đội đứng thứ ba có thành tích tốt nhất. Dù đã thắng Triều Tiên 4–1, tấm vé đi tiếp của họ đã rơi vào tay Việt Nam do thua hiệu số Fair-Play, bất chấp hai đội có các chỉ số khác ngang nhau.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Qatar 3 3 0 0 10 0 +10 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Ả Rập Xê Út 3 2 0 1 6 2 +4 6
3   Liban 3 1 0 2 4 5 −1 3
4   CHDCND Triều Tiên 3 0 0 3 1 14 −13 0
Nguồn: AFC
Qatar  2–0  Liban
Chi tiết

Liban  0–2  Ả Rập Xê Út
Chi tiết
Khán giả: 13.792
Trọng tài: Ali Sabah (Iraq)

Liban  4–1  CHDCND Triều Tiên
Chi tiết
Khán giả: 4.332
Trọng tài: Chris Beath (Úc)

Tổng quan sửa

Giải đấu sửa

Thành tích của Liban tại Cúp bóng đá châu Á Thành tích vòng loại
Nước chủ nhà
và năm diễn ra
Vòng Xếp hạng ST T H B BT BB Đội hình Xếp hạng ST T H B BT BB
1956 Không tham dự Không tham dự
1960
1964
1968
1972 Không vượt qua vòng loại 3/7 5 2 0 3 6 10
1976 Bỏ cuộc Bỏ cuộc
1980 Không vượt qua vòng loại 3/4 3 1 1 1 2 1
1984 Bỏ cuộc Bỏ cuộc
1988
1992
1996 Không vượt qua vòng loại 2/3 4 2 1 1 7 6
  2000 Vòng 1 10/12 3 0 2 1 3 7 Đội hình Tham dự với tư cách chủ nhà
2004 Không vượt qua vòng loại 3/4 6 1 1 4 2 8
2007 Bỏ cuộc Bỏ cuộc
2011 Không vượt qua vòng loại 4/4 8 2 1 5 8 14
2015 3/4 6 2 2 2 12 14
  2019 Vòng 1 17/24 3 1 0 2 4 5 Đội hình 2/5, 1/4 14 8 3 3 26 10
  2023 Vòng 1 19/24 3 0 1 2 1 5 Đội hình 2/5 6 3 1 2 11 8
  2027 Chưa xác định Chưa xác định
Tổng Tốt nhất: vòng bảng 3/18 9 1 3 5 8 17 Tổng 50 20 10 20 72 68
     Vô địch       Á quân       Hạng ba/Bán kết   Chủ nhà

Trận đấu sửa

Danh sách cầu thủ được ra sân sửa

No. Tên Số trận ra sân Cúp bóng đá châu Á năm
1 Roda Antar 3 2000
Hilal El-Helwe 3 2019
Gilberto 3 2000
Mohamad Haidar 3 2019
Moussa Hojeij 3 2000
Jadir 3 2000
Mehdi Khalil 3 2019
Hassan Maatouk 3 2019
Nader Matar 3 2019
Alexander Michel Melki 3 2019
Felix Michel Melki 3 2019
Newton 3 2000
Joan Oumari 3 2019
Jamal Taha 3 2000
Haitham Zein 3 2000
2 15 cầu thủ khác 2 2000, 2019
3 8 cầu thủ khác 1 2000, 2019

Bàn thắng sửa

Cầu thủ Bàn thắng AFC Asian Cup 2000 AFC Asian Cup 2019
Hilal El-Helwe 2 2
Abbas Chahrour 1 1
Luís Fernandez 1 1
Moussa Hojeij 1 1
Hassan Maatouk 1 1
Felix Michel Melki 1 1
Tổng 7 3 4

Chú thích sửa

  1. ^ Trận đấu ngày 9 tháng 9 năm 2018 gặp Oman đã kết thúc với tỷ số hoà 0–0, nhưng không được công nhận là một trận đấu chính thức bởi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).

Tham khảo sửa

  1. ^ https://www.theguardian.com/football/2000/oct/15/newsstory.sport12
  2. ^ “How Lebanon qualified for the 2019 AFC Asian Cup”. Socceroos (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2018.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ MENAFN. “Kuwait edge win over Lebanon to break record unbeaten run”. menafn.com. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2018.
  5. ^ “Australia vs Lebanon international friendly preview, teams, Simon Hill analysis”. Fox Sports (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ “France, Belgium share first-ever joint FIFA ranking – Daily Trust”. Daily Trust (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ “Lebanon's Asian odyssey”. the Guardian (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 10 năm 2000. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
  8. ^ “Lebanon - Squad Asian Cup 2000 Lebanon”. worldfootball.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  9. ^ “JAMAL TAHA”. www.abdogedeon.com. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018.
  10. ^ Stokkermans, Karel. “Asian Nations Cup 2000”. www.rsssf.com. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa