Hà hoàng hậu (Hán Linh Đế)

(Đổi hướng từ Linh Tư Hà hoàng hậu)

Linh Tư Hà hoàng hậu (chữ Hán: 靈思何皇后, ? - 30 tháng 9 năm 189), còn gọi Đông Hán Hà thái hậu (東漢何太后), là Hoàng hậu thứ hai của Hán Linh Đế Lưu Hoằng, sinh mẫu của Hán Thiếu Đế Lưu Biện trong lịch sử Trung Quốc.

Linh Tư Hà Hoàng Hậu
靈思何皇后
Hán Linh Đế Hoàng hậu
Nhiếp chính nhà Hán
Tại vịtháng 4, 189 - tháng 9, 189
(5 tháng)
Quân chủHán Thiếu Đế Lưu Biện
Tiền nhiệmĐậu Thái hậu
Kế nhiệmTướng quốc Đổng Trác
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị180 - 189
Tiền nhiệmPhế hậu Tống thị
Kế nhiệmPhế hậu Phục thị
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị189 - 189
Tiền nhiệmHoàn Tư Đậu thái hậu
Kế nhiệmHoàng thái hậu cuối cùng
Thông tin chung
Sinh?
huyện Uyển, Nam Dương
Mất30 tháng 9 năm 189
Vĩnh An cung, Lạc Dương
An tángVăn Chiêu lăng (文昭陵)
Phu quânHán Linh Đế
Lưu Hoằng
Hậu duệHán Thiếu Đế Lưu Biện
Thụy hiệu
Linh Tư hoàng hậu
(靈思皇后)
Thân phụHà Chân
Thân mẫuThị Hưng

Cùng với anh trai của bà là Đại tướng quân Hà Tiến, bà đã đưa con trai mình là Lưu Biện lên ngôi, trở thành Hoàng thái hậu lâm triều nhiếp chính, dùng quyền lực điều khiển triều đình sau cái chết của Hán Linh Đế. Bà mâu thuẫn gay gắt với mẹ chồng là Hiếu Nhân Đổng Hoàng hậu, cuối cùng cùng Hà Tiến mời một quân phiệt có thế lực là Đổng Trác về kinh, gây nên một cơn phong ba trong triều, góp phần lớn làm tàn hại cơ nghiệp của Đông Hán.

Tiểu sử sửa

Không giống như hầu hết các Hoàng hậu nhà Hán, Hà thị không xuất thân từ gia đình quý tộc. Cha bà là một đồ tể bán thịthuyện Uyển, quận Nam Dương (南阳宛县; nay thuộc Nam Dương, tỉnh Hà Nam)[1]. Phụ thân Hà Chân (何真), mẹ là Hưng (興; không rõ họ), sinh ra Hà thị cùng Hà Tiến. Sau Thị Hưng lấy một người họ Chu sinh ra Hà Miêu (何苗).

Thời Hán Linh Đế, thông qua tuyển chọn cung nữ, Hà thị nhập Dịch đình, được Hán Linh Đế sủng hạnh mà trở thành phi tần trong Dịch đình. Năm Gia Bình thứ 5 (176), Hà thị sinh cho Hán Linh Đế con trai thứ hai là Lưu Biện. Khi ấy các Hoàng tử của Linh Đế sinh ra đều chết non, Linh Đế đem Lưu Biện cho một Đạo sĩ họ Sử nuôi nấng, từ ấy có hiệu gọi là Sử hầu (史侯)[2]. Hà thị nhờ "Mẫu dĩ tử quý" mà chính thức tấn phong Quý nhân. Trong cung, Hà quý nhân có tiếng tính tình quật cường lại hay đố kị, cậy công sinh hạ Hoàng tử, nên không biết sợ ai[3].

Hoàng hậu nhà Hán sửa

Năm Quang Hòa nguyên niên (178), Hán Linh Đế tin lời Trung thường thị Vương Phủ, phế truất và giam cầm Tống hoàng hậu. Tống hậu qua đời trong bạo thất[4]. Năm thứ 3 (180), ngày 5 tháng 12, Hán Linh Đế lập Hà quý nhân làm Kế hậu[5][6].

Sau khi đăng vị Trung cung, cha của Hà hoàng hậu là Hà Chân được truy tặng Xa Kị tướng quân, tước Vũ Dương hầu (舞阳侯), thụy Tuyên Đức (宣德); mẹ của bà được phong tước Vũ Dương quân (舞陽君). Anh trai bà là Hà Tiến thăng quan nhanh chóng, từ Lang trung lên Tương tác đại tướng (將作大匠), rồi Hà Nam doãn (河南尹)[7][8][9][10][11]. Tại hậu cung, Hà hoàng hậu rất hay ganh ghét và hãm hại phi tần khiến ai ai cũng đều sợ. Khi ấy, Vương mỹ nhân của Hán Linh Đế đã sinh một con trai tên là Lưu Hiệp. Hà hoàng hậu bèn ám sát Vương mỹ nhân bằng cách bỏ thuốc độc vào cháo. Hán Linh Đế rất tức giận và muốn phế bà, nhờ hoạn quan xin giúp nên bà đã không bị phế ngôi. Hán Linh Đế gửi hoàng tử Lưu Hiệp cho mẹ ruột là Hiếu Nhân Đổng hoàng hậu nuôi dưỡng để đảm bảo an toàn, không bị Hà hậu sát hại[12].

Năm Trung Bình nguyên niên (184), diễn ra khởi nghĩa Khăn Vàng. Anh trai Hà hậu là Hà Tiến được phong Đại tướng quân (大将军), dẫn binh trấn áp cuộc khởi nghĩa, lập được đại công. Do công lao lớn, Hà Tiến được phong Thận hầu (慎侯). Năm thứ 4 (187), có giặc Huỳnh Dương, em trai Hà Tiến là Hà Nam doãn Hà Miêu được phái đi trấn dẹp. lập đại công, được bái Xa Kỵ tướng quân, phong Tế Dương hầu (濟暘侯)[13]. Lúc này gia tộc Hà thị hưng thịnh, Hà hoàng hậu lại càng có địa vị vững chắc trong triều đình.

Khi các hoàng tử đã lớn, Hán Linh Đế buộc phải chọn cho ngôi vị Hoàng thái tử. Lưu Biện ra đời trước, nhưng Hán Linh đế thấy đứa con này không đủ trí tuệ nên không muốn lập Trữ. Mặc dù Đổng thái hậu cất nhắc Lưu Hiệp nhưng Linh Đế vì sủng ái Hà hậu, lại xem trọng anh trai bà là Đại tướng quân Hà Tiến nên chần chừ không quyết định[14].

Thái hậu nhà Hán sửa

Diệt họ Đổng sửa

Năm Trung Bình thứ 6 (189), tháng 4, Hán Linh Đế băng hà. Hà Tiến lúc này đã khống chế triều đình, lập Lưu Biện, con của Hà hoàng hậu lên ngôi, tức là Hán Thiếu Đế. Hà hậu được tôn Hoàng thái hậu, lâm triều nhiếp chính[15]. Đại tướng quân Hà Tiến cùng Thái phó Viên Ngỗi phụ chính.

Ngay sau đó, Hà thái hậu lại đối đầu với một thế lực khác. Mẹ của Hán Linh Đế là Đổng thái hậu vốn không vừa ý việc nhà họ Hà nắm quyền, từng nhiều lần khuyên Linh Đế lập con của Vương mỹ nhân là Lưu Hiệp làm Thái tử, nhưng Hán Linh Đế đột ngột qua đời nên không thành. Vì duyên cớ này mà quan hệ mẹ chồng-nàng dâu vô cùng gay gắt. Cùng là ngoại thích, cháu trai Đổng thái hậu là Đổng Trọng được phong Phiêu Kỵ tướng quân, còn anh trai Hà thái hậu là Hà Tiến được phong Đại tướng quân, thực lực tương đương, vì vậy mà hai bên kình địch nhau như lửa với nước. Vì ảnh hưởng chính trị, Đại tướng quân Hà Tiến có hiềm khích và mâu thuẫn gay gắt với hoạn quan, trong khi đó Đổng thái hậu lại thân cận với lực lượng này. Đổng thị cũng mâu thuẫn với Hà thái hậu, mỗi lần Đổng thị muốn can dự triều chính, Hà thái hậu đều ngăn cản vì tự cho mình là Hoàng hậu danh chính ngôn thuận của Đại Hán, trở thành Hoàng thái hậu lâm triều là hợp tình hợp lý, còn Đổng thị vốn chỉ là vợ của Hiếu Nhân hoàng - sinh phụ của Hán Linh Đế, địa vị không có[16]. Mắt thấy nhà họ Hà lấn át quyền lợi của mình, Đổng thái hậu uất ức mắng:"Ngươi oai vệ gì? Cậy thế anh ngươi à? Ta bảo Phiêu kỵ tướng quân giết anh ngươi dễ như trở bàn tay!"[17]. Hà thái hậu giận dữ bèn nói với Hà Tiến, cả hai càng nung nấu ý định diệt trừ nhà họ Đổng.

Tháng 5 năm ấy, Đại tướng quân Hà Tiến cùng Tam công bàn họp các quan lại kể tội Hiếu Nhân Đổng hậu nhận tiền hối lộ của các địa phương. Tấu sớ nói:“Hiếu Nhân hoàng hậu sai Trung Bình hầu Hạ Uẩn, Vĩnh Lạc thái bộc Phong Tư cùng châu, quận quan phủ lẫn nhau cấu kết, lũng đoạn các nơi trân bảo tài hóa, toàn bộ đưa vào Vĩnh Lạc cung. Dựa theo lệ thường, Phiên quốc Vương hậu không thể lưu lại ở kinh thành, thỉnh đem bà ta dời hồi Hà Giang quốc[18]. Hà thái hậu phê chuẩn tấu chương này, Hà Tiến dẫn binh bao vây phủ đệ của Đổng Trọng, miễn trừ chức vụ, vì thế Đổng Trọng tự sát[19][20][21]. Đổng thái hậu qua đời không lâu sau đó, hầu hết các tài liệu lịch sử cho rằng bà đã chết vì buồn phiền, nhưng một số truyện (trong đó có Tam quốc diễn nghĩa) kể rằng bà đã bị ép uống thuốc độc[22].

Loạn Thập thường thị sửa

Vào lúc đó, Trung thường thị Trương Nhượng và các hoạn quan, sử gọi Thập thường thị, có mâu thuẫn gay gắt với Hà Tiến, anh ruột của Hà thái hậu. Bởi vì các hoạn quan nhiều năm đã thành một thế lực mạnh, trong ngoài cấu kết cực kỳ củng cố. Hà Tiến vừa nắm quyền, xưa nay cũng kiêng kị bọn họ, không dễ bề nắm được quyền thế, cho nên Hà Tiến nhiều lần đề nghị Hà thái hậu bãi chức các hoạn quan, nhưng Hà thái hậu lại không chịu vì hoạn quan vốn là những người hầu hạ đắc lực trong cung cấm không thể bỏ đi; hơn nữa trước đây Hà thái hậu từng nhờ Thập thường thị can gián Hán Linh Đế nên không bị truất ngôi Hoàng hậu. Trương Nhượng đặc biệt được Hà thái hậu tin cậy và sủng ái nhất, do con trai nuôi của ông đã lấy em gái Thái hậu.

Thấy Hà thái hậu không chịu, có Viên Thiệu là dòng dõi Công khanh nhiều đời kiến nghị:"Hoàng môn Thường thị chiếm quyền đã lâu, lại còn Trường Lạc Thái hậu hưởng lạc thông dâm. Tướng quân nên tiến chọn hiền tài, khôi phục triều đình". Hà Tiến cho là phải, cùng Viên Thiệu và Viên Thuật, Phùng Kỷ (逢纪), Hà Ngung (何颙) rồi Tuân Du kết làm tâm phúc[23]. Vì gợi ý của Viên Thiệu, Hà Tiến bèn sai người ra nói với Đổng TrácChâu mục của Tịnh Châu, hãy "giả làm phản đòi dẹp hoạn quan", với mục đích là dọa Thái hậu phải bằng lòng bãi chức hoạn quan[24]. Chủ bạ Trần Lâm (陈琳) khuyên can không thể rước họa vào nhà, nhưng Hà Tiến không nghe[25].

Mẹ của Hà thái hậu là Vũ Dương quân cùng Hà Miêu nhận hối lộ của hoạn quan, biết Hà Tiến muốn giết hết bọn họ, bèn nói với Hà thái hậu:"Đại tướng quân chuyên tàn sát thân tín, lấy đó áp chế Hoàng thượng". Hà thái hậu nghe thế càng hồ nghi Hà Tiến có thể tiếm vượt, nên càng không chịu kế hoạch của Hà Tiến[25][26][27].

Sau đó, Hà thái hậu nghe tin Đổng Trác sắp kéo quân vào Lạc Dương, trúng kế sợ hãi, vội ra chiếu cách chức các hoạn quan, chỉ giữ vài người tín nhiệm, đều là những Tiểu hoạn quan do Hà Tiến đề bạt. Điều này khiến Viên Thiệu không chịu, khuyên Hà Tiến dứt điểm hoàn toàn, nhưng Hà Tiến vẫn cứ trù tính, do đó Viên Thiệu giả truyền chỉ ý của Hà Tiến, lệnh các châu, quận lùng bắt thân thuộc của các hoạn quan, do đó các hoạn quan hốt hoảng, biết là sẽ sinh đại biến[27]. Không thể chờ chết, sau khi bị bãi nhiệm, Trương Nhượng lại gọi con trai và con dâu dập đầu, con dâu ông vốn là em gái Hà thái hậu, nên Trương Nhượng nói:"Lão thần đắc tội, hẳn là nên về tư môn xám hối. Nhưng lão thần nhiều đời chịu ân, hiện tại muốn rời xa hoàng cung, nhất thời quyến luyến khó xá, thỉnh lại một lần tiến cung, có thể tạm thời vấn an Thái hậu. Khi lại thấy được ngọc nhan, có chết cũng không hối!". Con trai và con dâu Trương Nhượng đến xin Vũ Dương quân cầu tình, vốn Vũ Dương quân có nhận hối lộ của họ, nên vào cung nói lại với Hà thái hậu, do đó Thái hậu triệu tập các hoạn quan về lại trong cung phục sự như cũ[28].

Năm Quang Hi nguyên niên (189), tháng 8, Hà Tiến lại tới Trường Lạc cung để đề nghị Hà thái hậu không chỉ bãi miễn mà giết Trương Nhượng và tất cả các hoạn quan. Trong các hoạn quan có người nghe được chuyện bèn báo với Trương Nhượng, thế là Trương Nhượng cùng Đoàn Khuê giả truyền ý chỉ của Thái hậu để gọi một mình Hà Tiến vào cung, sau vội huy động vài mươi quân lính cầm binh khí phục sẵn, đợi lúc Hà Tiến ra cửa cung bèn đổ ra bắt sống, mang tới dưới lầu Thượng thư rồi kể tội vong ân bội nghĩa và giết chết trước Gia Đức điện[29].

Tin tức Hà Tiến bị giết truyền ra, thủ hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu mang quân đánh vào hoàng cung giết hoạn quan báo thù cho Hà Tiến. Trong lúc hỗn loạn, Trương Nhượng cùng Đoàn Khuê dắt Hà thái hậu, Hán Thiếu Đế và Trần Lưu vương Lưu Hiệp chạy trốn từ đường phức đạo Nam cung ra Bắc cung. Đúng lúc đó Thượng thư Lư Thực cầm giáo chạy tới, giữ được Hà thái hậu. Nhóm hoạn quan sau đó bị truy đuổi, số nhảy xuống Hoàng Hà tự vẫn, số bị giết, trong đó có cả mẹ của Hà thái hậu là Vũ Dương quân[30][31][32].

Bị Đổng Trác giết hại sửa

Lúc này quân Đổng Trác vừa kéo tới, tìm được Hán Thiếu Đế và em là Trần Lưu vương Lưu Hiệp. Đổng Trác rất ấn tượng bởi sự nhanh trí của Lưu Hiệp, và toan tính phế Hán Thiếu Đế để lập Lưu Hiệp lên thay. Đổng Trác sau đó đã phế Hán Thiếu Đế xuống thành Hoằng Nông vương, và Hà thái hậu bị ép phải đồng ý. Hoàng tử Lưu Hiệp được lập, tức Hán Hiến Đế[33].

Nhìn Thiếu Đế Lưu Biện hạ điện, mặt bắc xưng thần, Thái hậu Hà thị nghẹn ngào rơi lệ, các đại thần đau khổ trong lòng nhịn đau, nhưng không có người dám nói chuyện. Đổng Trác sau đó cáo buộc Hà thái hậu đã hãm hại Vĩnh Lạc cung (tức Đổng thái hậu), làm trái đạo hiếu của con dâu và bà bị buộc phải chuyển đến Vĩnh An cung (永安宮). Cùng năm, vào ngày 30 tháng 9, Đổng Trác lệnh sai người đem rượu ban chết Hà thái hậu[34]. Dù được hợp táng với Hán Linh Đế ở Văn Chiêu lăng (文昭陵), đám tang của bà không được hưởng các nghi lễ cho một Hoàng hậu[35]. Thụy hiệu gọi Linh Tư hoàng hậu (靈思皇后).

Sang năm sau (190), con trai bà Hoằng Nông vương Lưu Biện bị Đổng Trác ép tự sát, năm 18 tuổi[36].

Trong văn hoá đại chúng sửa

Tam quốc diễn nghĩa sửa

Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hà thái hậu được mô tả khát sát với chính sử, nhưng đoạn bị ép chết có phần hư cấu và chi tiết hơn. Khi Đổng Trác vào kinh, bà bị lệnh cởi bỏ y phục, cùng Thiếu Đế và Đường phi đến Vĩnh An cung giam cầm. Sau đó, cả ba người dần lâm vào cảnh khốn cùng.

Hán Thiếu Đế ai oán làm thơ trách móc Đổng Trác, bèn bị Trác sai Lý Nho đưa rượu độc đến uống. Lý Nho toan nói là rượu mừng thọ dâng lên Hoàng đế, thì Thái hậu nói:"Nếu là rượu thọ, thì ngươi hãy uống trước đi". Lý Nho cả giận, thẳng thừng ép Thiếu Đế cùng Thái hậu uống. Thái hậu còn mắng to trách Hà Tiến vô dụng, lại dẫn giặc vào nhà, cả ba người ca hát bi thương từ biệt nhau. Lý Nho không chờ được càng giục, Thái hậu quát mắng:"Đổng tặc bức chết mẹ con ta, Hoàng Thiên cũng không dung! Ngươi giúp giặc làm điều ác, đến rồi ngươi cũng bị diệt tộc!". Lý Nho giận dữ xô Thái hậu rơi xuống lầu chết, sai Võ sĩ thắt cổ Đường phi còn chính mình tự tay rót rượu ép Thiếu Đế uống.

Phim ảnh sửa

Năm Tên phim Diễn viên
1976 Tam Quốc xuân thu
(三國春秋)
Ngũ Tú Phương
伍秀芳
1987 Điêu Thuyền
(貂蝉)
Vương Văn Cầm
王文琴
1994 Tam quốc diễn nghĩa
(三國演義)
Trịnh Thiên Vĩ
郑天玮

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Lê Đông Phương (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, Nhà xuất bản Hà Nội
  • Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Hoa, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Hậu Hán thư - Hậu phi kỷ
  • Tam Quốc chí

Chú thích sửa

  1. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:灵思何皇后讳某,南阳宛人。
  2. ^ 《后汉纪·孝灵皇帝纪下卷第二十五》周天游注:“史道人者,史子眇也,乃道术之士,后欲依其术善护皇子。”
  3. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:家本屠者,以选入掖庭。长七尺一寸。生皇子辩,养于史道人家,号曰史侯。拜后为贵人,甚有宠幸。性强忌,后宫莫不震慑。
  4. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:共谮毁。初,中常侍王甫枉诛勃海王悝及妃宋氏,妃即后之姑也。甫恐后怨之,乃与太中大夫程阿共构言皇后挟左道祝诅,帝信之。光和元年,遂策收玺绶。后自致暴室,以忧死。
  5. ^ 《后汉书·卷八·孝灵帝纪第八》:十二月己巳,立贵人何氏为皇后。
  6. ^ 《后汉纪·后汉孝灵皇帝纪中卷第二十四》:十一月,立皇后何氏。
  7. ^ 《后汉纪·后汉孝灵皇帝纪中卷第二十四》:六月,追爵谥皇后父何真为车骑将军、舞阳宣怀侯。
  8. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:光和三年,立为皇后。明年,追号后父真为车骑将军、舞阳宣德侯………
  9. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:因封后母兴为舞阳君。
  10. ^ 《后汉纪·后汉孝灵皇帝纪中卷第二十四》:夏,爵号皇后母为舞阳君。
  11. ^ 《后汉书》:何进字遂高,南阳宛人也。异母女弟选入掖庭为贵人,有宠于灵帝,拜进郎中,再迁虎贲中郎将,出为颍川太守。光和三年,贵人立为皇后,征进入,拜侍中、将作大匠、河南尹。
  12. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:时王美人任娠,畏后,乃服药欲除之,而胎安不动,又数梦负日而行。四年,生皇子协,后遂鸩杀美人。帝大怒,欲废后,诸宦官固请得止。董太后自养协,号曰董侯。
  13. ^ 《后汉书》:中平元年,黄巾贼张角等起,以进为大将军,率左右羽林五营士屯都亭,修理器械,以镇京师。张角别党马元义谋起洛阳,进发其奸,以功封慎侯。四年,荥阳贼数千人群起,攻烧郡县,杀中牟县令,诏使进弟河南尹苗出击之。苗攻破群贼,平定而还。诏遣使者迎于成皋,拜苗为车骑将军,封济阳侯
  14. ^ 《后汉书·卷六十九·窦何列传第五十九》:初,何皇后生皇子辩,王贵人生皇子协。群臣请立太子,帝以辩轻佻无威仪,不可为人主,然皇后有宠,且进又居重权,故久不决。
  15. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:中平六年,帝崩,皇子辩即位,尊后为皇太后。太后临朝。
  16. ^ 後漢書, 卷10下#孝仁董皇后: 初,后自養皇子協,數勸帝立為太子,而何皇后恨之,議未及定而帝崩。何太后臨朝,重與太后兄大將軍進權勢相害,后每欲參幹政事,太后輒相禁塞
  17. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:何太后临朝,重与太后兄大将军进权势相害,后每欲参干政事,太后辄相禁塞。后忿恚詈言曰:“汝今辀张,怙汝兄耶?当敕票骑断何进头来。”何太后闻,以告进。
  18. ^ Đất phong của Giản Độc Đình hầu
  19. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:进与三公及弟车骑将军苗等奏:“孝仁皇后使故中常侍夏恽、永乐太仆封谞等交通州郡,辜较在所珍宝货赂,悉入西省。蕃后故事不得留京师,舆服有章,膳羞有品。请永乐后迁宫本国。”奏可。何进遂举兵围骠骑府,收重,重免官自杀。
  20. ^ 《资治通鉴·卷五十九》:五月,进与三公共奏:“孝仁皇后使故中常侍夏恽等交通州郡,辜较财利,悉入西省。故事,蕃后不得留京师;请迁宫本国。”奏可。辛巳,进举兵围票骑府,收董重,免官,自杀。
  21. ^ 《后汉纪·孝灵皇帝纪下卷第二十五》:五月,进与三公奏:“故事,蕃后不同居京师,请永乐宫还故国。”于是骠骑将军董重下狱死。
  22. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:初,后自养皇子协,数劝帝立为太子,而何皇后恨之,议未及定而帝崩。何太后临朝,重与太后兄大将军进权势相害,后每欲参干政事,太后辄相禁塞。后忿恚詈言曰:“汝今辀张,怙汝兄耶?当敕票骑断何进头来。”何太后闻,以告进。进与三公及弟车骑将军苗等奏:“孝仁皇后使故中常侍夏恽、永乐太仆封谞等交通州郡,辜较在所珍宝货赂,悉入西省。蕃后故事不得留京师,舆服有章,膳羞有品。请永乐后迁宫本国。”奏可。何进遂举兵围骠骑府,收重,重免官自杀。后忧怖,疾病暴崩,在位二十二年。民间归咎何氏。
  23. ^ 《后汉书》:硕谋不行,皇子辩乃即位,何太后临朝,进与太傅袁隗辅政,录尚书事。进素知中官天下所疾,兼忿蹇硕图己,及秉朝政,阴规诛之。袁绍亦素有谋,因进亲客张津劝之曰:“黄门常侍权重日久,又与长乐太后专通奸利,将军宜更清选贤良,整齐天下,为国家除患。”进然其言。又以袁氏累世宠贵,海内所归,而绍素善养士,能得豪杰用,其从弟虑贲中郎将术亦尚气侠,故并厚待之。因复博征智谋之士逄纪、何颙、荀攸等,与同腹心。
  24. ^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 39
  25. ^ a b 《后汉书》:而太后母舞阳君及苗数受诸宦官赂遗,知进欲诛之,数白太后,为其障蔽。又言:“大将军专杀左右,擅权以弱社稷。”太后疑以为然。中官在省闼者或数十年,封侯贵宠,胶固内外。进新当重任,素敬惮之,虽外收大名而内不能断,故事久不决。绍等又为画策,多召四方猛将及诸豪杰,使并引兵向京城,以胁太后。进然之。主簿陈琳入谏曰:“《易》称‘即鹿无虞’,谚有‘掩目捕雀’。
  26. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 338
  27. ^ a b 《后汉书》:进意更狐疑。绍惧进变计,乃胁之曰:“交构已成,形势已露,事留变生,将军复欲何待,而不早决之乎?”进于是以绍为司隶校尉,假节,专命击断;从事中郎王允为河南尹。绍使洛阳方略武吏司察宦者,而促董卓等使驰驿上,欲进兵平乐观。太后乃恐,悉罢中常侍小黄门,使还里舍,唯留进素所私人,以守省中。诸常侍小黄门皆诣进谢罪,唯所措置。进谓曰:“天下匈匈,正患诸君耳。今董卓垂至,诸君何不早各就国?”袁绍劝进便于此决之,至于再三。
  28. ^ 《后汉书》:进不许。绍又为书告诸州郡,诈宣进意,使捕案中官亲属。进谋积日,颇泄,中官惧而思变。张让子妇,太后之妹也。让向子妇叩头曰:“老臣得罪,当与新妇俱归私门。惟受恩累世,今当远离宫殿,情怀恋恋,愿复一入直,得暂奉望太后、陛下颜色,然后退就沟壑,死不恨矣。”子妇言于舞阳君,入白太后,乃诏诸常侍皆复入直。
  29. ^ 《后汉书》:八月,进入长乐白太后,请尽诛诸常侍以下,选三署郎入守宦官庐。诸宦官相谓曰:“大将军称疾不临丧,不送葬,今郯入省,此意何为?窦氏事竟复起邪?”
  30. ^ 《后汉书》:又张让等使人潜听,具闻其语,乃率常侍段珪、毕岚等数十人,持兵窃自侧闼入,伏省中,及进出,因诈以太后诏召进。入坐省闼,让等诘进曰:“天下愦愦,亦非独我曹罪也。先帝尝与太后不快,几至成败,我曹涕泣救解,各出家财千万为礼,和悦上意,但欲托卿门户耳。今乃欲灭我曹种族,不亦太甚乎?卿言省内秽浊,公卿以下忠清者为谁?”于是尚方监渠穆拔剑斩进于嘉德殿前。 让、珪等为诏,以故太尉樊陵为司隶校尉,少府许相为河南尹。尚书得诏板,疑之,曰:“请大将军出共议。”
  31. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:后兄大将军进欲诛宦官,反为所害;舞阳君亦为乱兵所杀。
  32. ^ 《后汉书》:中黄门以进头掷与尚书,曰:“何进谋反,已伏诛矣。”进部曲将吴匡、张璋,素所亲幸,在外闻进被害,欲将兵入宫,宫阁闭。袁术与匡共斫攻之。中黄门持兵守阁。会日暮,术因烧南宫九龙门及东西宫,欲以胁出让等。让等入白太后,言大将军兵反,烧宫,攻尚书闼,因将太后、天子及陈留王,又劫省内官属,从复道走北宫。尚书卢植执戈于阁道窗下,仰数段珪。段珪等惧,乃释太后。太后投阁得免。
  33. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:并州牧董卓被征,将兵入洛阳,陵虐朝庭,遂废少帝为弘农王而立协,是为献帝。
  34. ^ 《后汉纪·后汉孝灵皇帝纪中卷第二十五》:丙子,太后何氏崩。董卓杀之也。
  35. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:后兄大将军进欲诛宦官,反为所害;舞阳君亦为乱兵所杀。并州牧董卓被征,将兵入洛阳,陵虐朝庭,遂废少帝为弘农王而立协,是为献帝。扶弘农王下殿,北面称臣。太后鲠涕,群臣含悲,莫敢言。董卓又议太后踧迫永乐宫,至今忧死,逆妇姑之礼,乃迁于永安宫,因进鸩,弑而崩。在位十年。董卓令帝出奉常亭举哀,公卿皆白衣会,不成丧也。合葬文昭陵。
  36. ^ 明年,山東義兵大起,討董卓之亂。卓乃置弘農王於閣上,使郎中令李儒進酖,曰:『服此藥,可以辟惡。』王曰:『我無疾,是欲殺我耳!』不肯飲。強飲之,不得已,乃與妻唐姬及宮人飲宴別。酒行,王悲歌曰:『天道易兮我何艱!棄萬乘兮退守蕃。逆臣見迫兮命不延,逝將去汝兮適幽玄!』因令唐姬起舞,姬抗袖而歌曰:『皇天崩兮后土穨,身為帝兮命夭摧。死生路異兮從此乖,奈我煢獨兮心中哀!』因泣下嗚咽,坐者皆歔欷。王謂姬曰:『卿王者妃,勢不復為吏民妻。自愛,從此長辭!』遂飲藥而死。時年十八。

Liên kết ngoài sửa