Louise, Vương nữ Vương thất

người con thứ 3 và con gái cả của Edward VII của Vương quốc Anh với Alexandra của Đan Mạch
(Đổi hướng từ Louise, Công chúa Hoàng gia)

Louise của Liên hiệp Anh, Vương nữ Vương thất và Công tước phu nhân xứ Fife VA, CI (Louise Victoria Alexandra Dagmar; 20 tháng 2 năm 18674 tháng 1 năm 1931) là người con thứ 3 và là con gái cả của Edward VIIAlexandra của Đan Mạch. Louise được trao tước hiệu Vương nữ Vương thất vào năm 1905.[2] Bà được biết đến với tính cách nhút nhát và ít nói.[3]

Louise của Liên hiệp Anh
Louise of the United Kingdom
Công tước phu nhân xứ Fife
Duchess of Fife
Louise vào năm 1901
Vương nữ Vương thất
Tại vị1905 – 1931
Tiền nhiệmVictoria Adelaide của Liên hiệp Anh
Kế nhiệmMary của Liên hiệp Anh
Thông tin chung
Sinh(1867-02-20)20 tháng 2 năm 1867
Dinh thự Marlborough, Luân Đôn
Mất4 tháng 1 năm 1931(1931-01-04) (63 tuổi)
Quảng trường Portman, Luân Đôn
An táng10 tháng 1 năm 1931
Nhà nguyện St. George, Lâu đài Windsor
22 tháng 5 năm 1931
Nhà nguyện St Ninian, Braemar
Phối ngẫuAlexander Duff, Công tước thứ 1 của Fife
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Louise Victoria Alexandra Dagmar[1]
Vương tộcNhà Saxe-Coburg và Gotha (cho đến năm 1917)

Nhà Windsor (từ năm 1917)

Nhà Duff (kết hôn)
Thân phụEdward VII của Liên hiệp Anh Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuAlexandra của Đan Mạch

Thiếu thời sửa

Louise được sinh ra vào ngày 20 tháng 2 năm 1967 tại Dinh thự Marlborough của Thân vươngVương phi xứ Wales tại Luân Đôn.[3] Cha của Louise là con trai cả của Victoria của AnhAlbrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha. Mẹ bà là con gái cả của Christian IXVương hậu Louise của Đan Mạch. Từ khi sinh ra, là cháu gái của một vị quân chủ Anh, bà nhận được tước hiệu Vương tôn nữ xứ Wales Điện hạ.[4] Bà dành phần lớn thời gian trong thời thơ ấu của mình tại Dinh thự SandringhamNorfolk.[3] Bà được rửa tội tại Dinh thự Marlborough vào ngày 10 tháng 5 năm 1867 bởi Charles Longley, Tổng giám mục Canterbury.[5] Giống như 2 em gái VictoriaMaud, bà được giáo dục tại nhà dưới sự giám sát của gia sư. Bà thỉnh thoảng nghỉ hè ở Đan Mạch, quê hương mẹ bà. Thời trẻ, Louise được mô tả là một cô gái ít nói.[6]

Louise và 2 em gái, VictoriaMaud là phù dâu trong đám cưới của người cô Vương nữ BeatriceThân vương tử Heinrich xứ Battenberg.[7]

Hôn nhân và con cái sửa

Bất chấp những nỗ lực của mẹ bà để giữ cho các con gái mình kết hôn và ở bên cạnh mình, vào ngày 27 tháng 7 năm 1889, Louise đã kết hôn Alexander Duff, Bá tước Fife thứ 6, người lớn hơn bà 18 tuổi, tại Nhà nguyện Riêng ở Cung điện Buckingham.[8] Phù dâu của bà là Vương tằng tôn nữ MaudVương tôn nữ Victoria Alexandra xứ Wales; Victoria Mary xứ Teck; Marie LouiseHelena Victoria của Shweslig-Holstein; Feodora, Helena và Victoria Gleichen.[8] Hai ngày sau đám cưới, Victoria của Anh trao cho ông tước hiệu Công tước xứ Fife và Hầu tước xứ Macduff, trong đó nhận được đặc ân được phép truyền tước hiệu lại cho hậu duệ là nữ nếu không sinh được con trai.

Công tước và Công tước phu nhân có 3 người con:[6]

  • Alastair Duff, Hầu tước xứ Macduff (chết non ngày 16 tháng 6 năm 1890).
  • Vương tôn nữ Alexandra, Nữ Công tước thứ 2 xứ Fife (17 tháng 5 năm 1891 – 26 tháng 2 năm 1959), kết hôn với Vương tôn Athur xứ Connaught (13 tháng 1 năm 1883 - 12 tháng 9 năm 1958), cháu nội của Nữ Vuơng Victoria, đồng thời cũng là cậu-cháu họ với Alexandra. Có 1 con trai.
  • Vương tôn nữ Maud xứ Fife (3 tháng 4 năm 1893 – 14 tháng 12 năm 1945); kết hôn với Charles Carnegie, Bá tước thứ 11 xứ Southesk. Có 1 con trai.

Vương nữ Vương thất sửa

Vào ngày 1905, Edward VII trao cho Louise tước hiệu Vương nữ Vương thất, danh hiệu cao nhất mà một thành viên nữ trong gia đình vương tộc Anh có thể có được.[9][10] Đồng thời, nhà vua tuyên bố rằng 2 con gái của bà sẽ được phong tước vương tôn nữ (Princess) và sẽ có kính ngữ Điện hạ (Her Highness) trong tước hiệu.[11]

Vào tháng 12 năm 1911, khi đang trên con tàu SS Delhi tới Ai Cập, con tàu chở Louise và gia đình bà đã bị đắm tàu ngoài khơi bờ biển Maroc.[12] Mặc dù gia đình bà thoát ra và không bị thương, nhưng Công tước xứ Fife đã bị viêm màng phổi, có lẽ là do vụ đắm tàu.[3] Ông qua đời tại Aswan, Ai Cập vào tháng 1 năm 1912, và Vương tôn nữ Alexandra kế vị ông và trở thành Nữ Công tước xứ Fife.[6][13]

Cuộc sống sau này và cái chết sửa

Sau cái chết của chồng mình, Louise sống ẩn dật. Thỉnh thoảng, bà cùng mẹ và em gái Victoria cùng tới các sự kiện công cộng. Trong những năm cuối đời, Louise mắc bệnh tim.[10] Vào tháng 10 năm 1929 tại Mar Lodge, bà mắc bệnh xuất huyết dạ dày và được đưa trở lại Luân Đôn. Louise qua đời trong giấc ngủ vào tháng 1 năm 1931, trước một tháng sinh nhật lần thứ 64 tại ngôi nhà của bà ở Quảng trường Portman, Luân Đôn với 2 con gái bên cạnh. Bà được chôn cất tại Nhà nguyện St George, Lâu đài Windsor.[10] Hài cốt của bà sau đó được chuyển tới Nhà nguyện Riêng, Mar Lodge, Braemar, Aberdeenshire.[9][6]

Tước vị, tước hiệu và cờ hiệu sửa

Tước vị, tước hiệu sửa

  • 20 tháng 2 năm 1867 – 27 tháng 7 năm 1889: Vương tôn nữ Louise xứ Wales Điện hạ (Her Royal Highness Princess Louise of Wales)
  • 27 tháng 7 năm 1889 – 22 tháng 1 năm 1901: Vương tôn nữ Louise, Công tước phu nhân xứ Fife Điện hạ (Her Royal Highness Princess Louise, Duchess of Fife)
  • 22 tháng 1 năm 1901 - 9 tháng 11 năm 1905: Vương nữ Louise, Công tước phu nhân xứ Fife Điện hạ (Her Royal Highness The Princess Louise, Duchess of Fife)
  • 9 tháng 11 năm 1905 – 4 tháng 1 năm 1931: Vương nữ Vương thất Điện hạ (Her Royal Highness The Princess Royal)

Cờ hiệu sửa

 
 
Cờ hiệu của Vương nữ Louise cho tới năm 1917 Cờ hiệu của Công tước và Công tước phu nhân xứ Fife

Gia phả sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Louise, Princess Royal”. The British Museum. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “Royal Titles: Style and Title of the Princess Royal”. The British Monarchy. 14 tháng 4 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2018.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  3. ^ a b c d “The stories of Queen Victoria's granddaughters: Princess Louise of Wales”. Royal Central. ngày 27 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Eilers 1987, tr. 176.
  5. ^ Her godparents were her paternal aunts – Alice, Đại Công tử phi Ludwig xứ Hessen, Helena, Công tử phu nhân Christian xứ Schleswig-Holstein and Princess Louise, Duchess of Argyll; her paternal uncle (by marriage), Crown Prince Frederick William of Prussia; her first cousin once-removed – Đại Công tước phu nhân Augusta xứ Mecklenburg-Strelitz; her maternal great-uncle – Elector Frederick William of Hesse-Kassel (or Hesse-Cassel); her maternal grandmother: Queen Louise of Denmark; her children, Louise's uncle, George I of Greece; and aunt, The Tsarevna of Russia; Duke Charles of Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg; and Prince Edward of Saxe-Weimar-Eisenach.
  6. ^ a b c d K.D. Reynolds (2004). “Oxford Dictionary National Biography” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ “Prince and Princess Henry of Battenberg with their bridesmaids and others on their wedding day”. National Portrait Gallery. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ a b “The Marriage of Princess Louise of Wales with the Duke of Fife at Buckingham Palace, 27th July 1889”. Royal Collection Trust. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ a b Weir 2008, tr. 320.
  10. ^ a b c “Princess Louise Dies in Her Sleep”. The New York Times. ngày 5 tháng 1 năm 1931. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ “No. 27852”. The London Gazette (Supplement): 7495. ngày 9 tháng 11 năm 1905.
  12. ^ Hugh Dawson, A Guide to the Chapel of Saint Ninian, Mar Lodge, Braemar. The Scottish Episcopal Church, Braemar 2015
  13. ^ “ASSUAN, Upper Egypt, Jan. 29” (PDF). The New York Times. ngày 30 tháng 1 năm 1912. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2010.