Cá hồng ánh vàng

loài cá
(Đổi hướng từ Lutjanus fulviflamma)

Cá hồng ánh vàng, danh phápLutjanus fulviflamma,[2][3][4] là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.

Cá hồng ánh vàng
Cá trưởng thành
Cá con
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. fulviflamma
Danh pháp hai phần
Lutjanus fulviflamma
(Forsskål, 1775)
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên sửa

Từ định danh được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: fulvus ("vàng nâu") và flamma ("lửa"), không rõ hàm ý, có lẽ đề cập đến màu vàng tươi của phần thân trên và đuôi được quan sát ở một số cá thể.[5]

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

 
Một đàn cá hồng ánh vàng (ngoài khơi Ai Cập)

Cá hồng ánh vàng có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Dọc theo vùng biển bao quanh bán đảo Ả RậpĐông Phi, loài này có phạm vi trải dài về phía đông đến SamoaTonga, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và đảo Jeju (Hàn Quốc),[6] giới hạn phía nam đến Nam PhiÚc (gồm cả đảo Lord Howe).[1][7] Cá hồng ánh vàng cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam.[8][9][10][11]

Cá hồng ánh vàng cũng đã được thu thập tại đảo Malta, và đây là ghi nhận đầu tiên về loài cá hồng này ở Địa Trung Hải. Qua kết quả phân tích phát sinh loài cho thấy, mẫu vật có nguồn gốc từ Đông Phi, và nó đã đến được Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez.[12]

Cá hồng ánh vàng sống tập trung trên các rạn san hô và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 35 m. Cá con có thể được tìm thấy ở vùng cửa sông ngập mặn hoặc hạ lưu các dòng nước ngọt.[13]

Mô tả sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá hồng ánh vàng là 35 cm.[13] Cá có màu nâu nhạt, vùng lưng và thân trên sẫm nâu, vùng bụng trắng. Hai bên lườn có các sọc ngang màu vàng. Một đốm đen lớn ở ngay đường bên. Các vây có màu vàng, đặc biệt vây đuôi vàng tươi.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số lược mang vòng cung thứ nhất: 16–19.[14]

Sinh học sửa

Thức ăn của cá hồng ánh vàng là các loài cá nhỏ hơn và các loài động vật giáp xác.[13] Chúng thường hợp thành đàn với Lutjanus kasmiraLutjanus lutjanus.[13]

Ở bờ đông Úc, cá hồng ánh vàng được ghi nhận là sống đến 17 năm,[15] trong khi ở Nouvelle-Calédonie, tuổi thọ lớn nhất được biết đến ở chúng là 23 năm.[13] Trong một mùa sinh sản, cá cái có thể đẻ từ 51.000 đến 460.000 trứng.[16]

Thương mại sửa

Cá hồng ánh vàng được đánh bắt trên khắp các vùng biển thuộc phạm vi của chúng. Ở vịnh Ba Tư, cá hồng ánh vàng là nguồn lợi thủy sản tầng đáy đặc biệt quan trọng ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.[17] Đây cũng là loài thương mại quan trọng ở Tanzania.[18]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E.; Myers, R. Lutjanus fulviflamma. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194370A2324045. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTL.T194370A2324045.en. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Nguyễn Thị Phi Loan (2008). “Thành phần loài cá ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 49: 65–74.
  3. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  4. ^ Trần Công Thịnh; Võ Văn Phú; Nguyễn Phi Uy Vũ; Bùi Đức Lĩnh (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang” (PDF). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. 2: 97–111. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Kwun, Hyuck Joon; Park, Jinsoon; Kim, Hye Seon; Kim, Ju-Hee; Park, Hyo-Seon (2017). “Checklist of the tidal pool fishes of Jeju Island, Korea”. ZooKeys. 709: 135–154. doi:10.3897/zookeys.709.14711. ISSN 1313-2970.
  7. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Sciaena fulviflamma. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  9. ^ Lê Thị Thu Thảo (2011). “Danh sách các loài thuộc họ cá Hồng Lutjanidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  11. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  12. ^ Adriana Vella; Noel Vella; Sandra Agius Darmanin (2015). “First record of Lutjanus fulviflamma (Osteichthyes: Lutjanidae) in the Mediterranean Sea” (PDF). Journal of the Mediterranean/Black Sea Environment. 21 (3): 307–315.
  13. ^ a b c d e Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus fulviflamma trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  14. ^ Gerald R. Allen (1985). “Lutjanus” (PDF). Vol.6. Snappers of the world. Roma: FAO. tr. 80–81. ISBN 92-5-102321-2.
  15. ^ Currey, Leanne M.; Simpfendorfer, Colin A.; Williams, Ashley J. (2009). “Resilience of reef fish species on the Great Barrier Reef and in Torres Strait” (PDF). Project Milestone Report: 1–32.
  16. ^ Kaunda-Arara, B.; Ntiba, M.J. (1997). “The reproductive biology of Lutjanus fulviflamma (Forsskål,1775) (Pisces: Lutjanidae) in Kenyan inshore marine waters”. Hydrobiologia. 353 (1): 153–160. doi:10.1023/A:1003011013136. ISSN 1573-5117.
  17. ^ Grandcourt, Edwin Mark; Abdessalaam, Thabit Zahran Al; Francis, Franklin (2006). “Age, growth, mortality and reproduction of the blackspot snapper, Lutjanus fulviflamma (Forsskål, 1775), in the southern Arabian Gulf” (PDF). Fisheries Research. 78 (2): 203–210. doi:10.1016/j.fishres.2005.11.021. ISSN 0165-7836.
  18. ^ Kamukuru, A. T.; Mgaya, Y. D. (2004). “Effects of exploitation on reproductive capacity of blackspot snapper, Lutjanus fulviflamma (Pisces: Lutjanidae) in Mafia Island, Tanzania” (PDF). African Journal of Ecology. 42 (4): 270–280. doi:10.1111/j.1365-2028.2004.00520.x. ISSN 0141-6707.