Lymphoma là một nhóm các dạng ung thư máu phát triển từ bạch huyết bào (một dạng bạch cầu). Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ các dạng ung thư thay vì tất cả các dạng.[7] Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm sưng các hạch lympho, sốt, toát mồ hôi, sụt cân không chủ ý, ngứa, và liên tục cảm thấy mệt mỏi.[1][2] Các hạch bạch huyết bị sưng thường không đau. Mồ hôi thường toát ra vào ban đêm.[1][2]

Lymphoma
Giải phẫu hạch bạch huyết thay thế một Hạch bạch huyết
Khoa/NgànhHuyết họcUng thư học
Triệu chứngHạch bạch huyết, Sốt, Mồ hôi, Sụt cân không chủ ý, Ngứa, Mệt mỏi[1][2]
Yếu tố nguy cơVirus Epstein–Barr, Bệnh tự miễn dịch, HIV/AIDS, Hút thuốc lá[2][3]
Phương pháp chẩn đoánSinh thiết hạch bạch huyết[1][2]
Điều trịHóa trị liệu, Trị liệu bức xạ, Liệu pháp nhắm mục tiêu, Ngoại khoa[1][2]
Tiên lượngTỷ lệ sống 5 năm trung bình 85% (Mỹ)[4]
Dịch tễ4,9 triệu (2015)[5]
Tử vong204,700 (2015)[6]

Có hàng chục loại lymphoma.[8] Hai loại chính là bệnh lymphoma Hodgkin (HL) và bệnh lymphoma không Hodgkin (NHL).[9] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi cả thêm hai loại khác là các loại u lymphoma bao gồm myeloma và các bệnh suy giảm miễn dịch.[10] Khoảng 90% các loại lymphoma là các loại lymphoma không Hodgkin.[11] Lymphoma và ung thư bạch cầu là một phần của một nhóm lớn bao gồm các bệnh ung thư biểu mô tế bào máu và bạch huyết.[12]

Những người bị nhiễm trùng do virus Epstein–Barr hoặc có tiền sử bệnh trong gia đình thì có nguy cơ mắc bệnh lymphoma Hodgkin.[1] Các yếu tố nguy cơ đối với các dạng lymphoma không Hodgkin phổ biến bao gồm: các bệnh tự miễn dịch, HIV/AIDS, nhiễm virus T-lymphotropic ở người, thuốc ức chế miễn dịch, và một số thuốc trừ sâu.[2][13] Ăn nhiều thịt đỏ và hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ.[3][14][15] Nếu hạch lympho sưng to thì việc chẩn đoán thường được thực hiện bằng phương pháp sinh thiết hạch bạch huyết.[1][2] Xét nghiệm máu, nước tiểu, và tủy xương cũng có thể hữu ích trong việc chẩn đoán[2]. Chụp phim dùng để chẩn đoán xem bệnh có lan rộng hay chưa và tới những cơ quan nào.[1][2] Lymphoma thường lan tới phổi, gannão.[1][2]

Điều trị có thể bao gồm một hoặc nhiều hình thức sau: hóa trị liệu, xạ trị, trị liệu phân tử có định hướng, và phẫu thuật.[1][2] Trong một số lymphoma không Hodgkin, một lượng protein tăng lên do các tế bào lymphoma tạo ra làm cho máu trở nên đặc đến nỗi phải thực hiện xét nghiệm huyết khối để loại bỏ protein[2]. Việc chờ đợi có theo dõi có thể thích hợp cho một số loại lymphoma[2]. Kết quả phụ thuộc vào loại bệnh, trong đó một số loại lymphoma có thể được chữa khỏi và ở hầu hết các loại khác thì có thể điều trị kéo dài sự sống.[9] Tỷ lệ sống 5 năm tại Hoa Kỳ cho tất cả các phân nhóm lymphoma Hodgkin là 85%,[4] trong khi đó đối với lymphoma không Hodgkin là 69%.[16] Trên toàn thế giới, có trên 566.000 người mắc lymphoma vào năm 2012 và gây ra 305.000 ca tử vong.[10] Chúng chiếm 3-4% trong số tất cả các loại ung thư, khiến chúng trở thành nhóm ung thư có dạng phổ biến thứ bảy.[10][17] Ở trẻ em, chúng là dạng ung thư phổ biến thứ ba.[18] Chúng xảy ra thường xuyên tại các nước công nghiệp hơn là tại các nước đang phát triển.[10]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j “General Information About Adult Hodgkin Lymphoma”. National Cancer Institute. ngày 23 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n “General Information About Adult Non-Hodgkin Lymphoma”. National Cancer Institute. ngày 25 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b Kamper-Jørgensen, M; Rostgaard, K; Glaser, SL; Zahm, SH; Cozen, W; Smedby, KE; Sanjosé, S; Chang, ET; Zheng, T; La Vecchia, C; Serraino, D; Monnereau, A; Kane, EV; Miligi, L; Vineis, P; Spinelli, JJ; McLaughlin, JR; Pahwa, P; Dosman, JA; Vornanen, M; Foretova, L; Maynadie, M; Staines, A; Becker, N; Nieters, A; Brennan, P; Boffetta, P; Cocco, P; Hjalgrim, H (tháng 9 năm 2013). “Cigarette smoking and risk of Hodgkin lymphoma and its subtypes: a pooled analysis from the International Lymphoma Epidemiology Consortium (InterLymph)”. Annals of Oncology. 24 (9): 2245–55. doi:10.1093/annonc/mdt218. PMC 3755332. PMID 23788758.
  4. ^ a b “Hodgkin Lymphoma—SEER Stat Fact Sheets”. Seer.cancer.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1545–1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6. PMC 5055577. PMID 27733282.
  6. ^ GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1. PMC 5388903. PMID 27733281.
  7. ^ Taylor, Elizabeth J. (2000). Dorland's Illustrated medical dictionary (ấn bản 29). Philadelphia: Saunders. tr. 1038. ISBN 0721662544.
  8. ^ Aditya Bardia (2010). Johns Hopkins Patients' Guide to Lymphoma. Jones & Bartlett Learning. tr. 6. ISBN 9781449631413. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ a b The Lymphoma Guide Information for Patients and Caregivers (pdf). Leukemia and Lymphoma Society. 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ a b c d World Cancer Report 2014. World Health Organization. 2014. tr. Chapter 5.13. ISBN 9283204298.
  11. ^ “Lymphoma”. NCI. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ Vardiman JW, Thiele J, Arber DA, Brunning RD, Borowitz MJ, Porwit A, Harris NL, Le Beau MM, Hellström-Lindberg E, Tefferi A, Bloomfield CD (30 tháng 7 năm 2009). “The 2008 revision of the World Health Organization (WHO) classification of myeloid neoplasms and acute leukemia: rationale and important changes”. Blood. 114 (5): 937–51. doi:10.1182/blood-2009-03-209262. PMID 19357394.
  13. ^ Hu, L; Luo, D; Zhou, T; Tao, Y; Feng, J; Mei, S (ngày 12 tháng 8 năm 2017). “The association between non-Hodgkin lymphoma and organophosphate pesticides exposure: A meta-analysis”. Environmental pollution (Barking, Essex: 1987). 231 (Pt 1): 319–328. doi:10.1016/j.envpol.2017.08.028. PMID 28810201.
  14. ^ Yang, L; Dong, J; Jiang, S; Shi, W; Xu, X; Huang, H; You, X; Liu, H (tháng 11 năm 2015). “Red and Processed Meat Consumption Increases Risk for Non-Hodgkin Lymphoma: A PRISMA-Compliant Meta-Analysis of Observational Studies”. Medicine. 94 (45): e1729. doi:10.1097/MD.0000000000001729. PMC 4912242. PMID 26559248.
  15. ^ Solimini, AG; Lombardi, AM; Palazzo, C; De Giusti, M (tháng 5 năm 2016). “Meat intake and non-Hodgkin lymphoma: a meta-analysis of observational studies”. Cancer causes & control: CCC. 27 (5): 595–606. doi:10.1007/s10552-016-0745-2. PMID 27076059.
  16. ^ “SEER Stat Fact Sheets: Non-Hodgkin Lymphoma”. NCI. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  17. ^ Marcus, Robert (2013). Lymphoma: pathology, diagnosis and treatment . tr. 1. ISBN 9781107010598. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2015.
  18. ^ Tepper, John E. Niederhuber, James O. Armitage, James H. Doroshow, Michael B. Kastan, Joel E. (2014). “Childhood lymphoma”. Abeloff's clinical oncology . tr. Chapter 97. ISBN 1455728659.

Liên kết ngoài sửa