Máy bay ném bom bổ nhào
Một máy bay ném bom bổ nhào là một máy bay ném bom có khả năng bổ nhào theo hướng về mục tiêu nhằm tăng độ chính xác của pha ném bom. Việc bổ nhào về phía mục tiêu giúp đơn giản hóa quỹ đạo rơi của bom và giúp phi công quan sát được quá trình rơi của quả bom. Kỹ thuật ném bom bổ nhào phù hợp để tấn công các mục tiêu điểm hoặc các tàu chiến, mà rất khó để có thể thực hiện ném bom thành công nếu như dùng phương pháp ném bom bay bằng thông thường, dù cho ném bom với một lượng lớn.
Ném bom dạng tàu lượn (Glide bombing) là một kỹ thuật tương tự, sử dụng một góc bổ nhào thấp hơn, nên phi công không cần phải thực hiện cú kéo gấp để lấy lại độ cao cho máy bay sau khi thả bom. Các máy bay có kích thước lớn hơn và máy bay tiêm kích bom đều có thể ném bom kiểu bổ nhào, nhưng không thể đạt độ chính xác cao như máy bay ném bom bổ nhào chuyên dụng.
Định nghĩa
sửaMột máy bay ném bom bổ nhào thông thường sẽ thực hiện cú bổ nhào ở một góc từ 45 đến 60 độ hoặc thậm chí lên đến gần 80 độ theo phương thẳng đứng với Junkers Ju 87, và phi công phải thực hiện kéo cao máy bay ngay sau khi tiến hành cắt bom. Điều ngày khiến máy bay và phi công chịu một quá tải lớn. Kỹ thuật ném bom bổ nhào đòi hỏi máy bay phải có kết cấu vững chắc, có khả năng hãm tốc độ bổ nhào của máy bay. Điều này làm cho thiết kế máy bay bổ nhào thường là máy bay hạng nhẹ với khả năng mang bom vào khoảng 1.000 lb (450 kg) dù cho có một số loại máy bay ném bom bổ nhào có tải trọng bom lớn hơn. Máy bay bổ nhào nổi tiếng nhất là chiếc Junkers Ju 87 Stuka, được Không quân Đức Quốc xã sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới II cùng với chiếc Aichi D3A "Val", mà đã từng đánh chìm nhiều tàu chiến của phe Đồng minh nhất trong số các máy bay của phe Trục.[1][2][3] Máy bay ném bom nổi tiếng nhất của không quân Đồng minh là Douglas SBD Dauntless, nó đã đánh chìm nhiều tàu chiến của Nhật nhất trong số các máy bay ném bom bổ nhào của Đồng minh.[4] Chiếc SBD Dauntless là nhân tố quan trọng giúp không quân Đồng minh chiến thắng trong Trận Midway, Trận chiến biển San Hô, và tham chiến trong tất cả các trận hải chiến của Hải quân Mỹ, cất cánh từ tàu sân bay.[5][6]
Một kỹ thuật tương tự là ném bom kiểu tàu lượn (glide-bombing),[8] thường được áp dụng trên các loại máy bay tải trọng lớn hơn. Các máy bay này không thể kéo cao sau khi ném bom ở một góc bổ nhào lớn. Các máy bay loại này sử dụng nhiều hơn các kỹ thuật ngắm và ném bom phức tạp. Phi hành đoàn sẽ có một thành viên có chuyên môn sử dụng máy ngắm/ném bom. Các phi hành đoàn của máy bay ném bom bổ nhào nhiều động cơ, chẳng hạn như các biến thể của Junkers Ju 88 và Petlyakov Pe-2, thường xuyên sử dụng kỹ thuật ném bom này. Máy bay nặng nhất có khả năng ném bom bổ nhào được đưa vào thiết kế và phát triển là máy bay ném bom 4 động cơ Heinkel He 177, cũng sử dụng phương pháp ném bom kiểu tàu lượn. Việc thiết kế với khả năng ném bom kiểu bổ nhào/hoặc kiểu tàu lượn đã khiến việc phát triển Heinkel He 177 bị trì hoãn và làm giảm khả năng tổng thể của nó.
Ném bom bổ nhào được áp dụng rộng rãi nhất trước và trong Thế chiến thứ hai; việc sử dụng kỹ thuật ném bom này đã giảm dần trong chiến tranh, do nguy cơ máy bay ném bom dễ bị tổn thương trước máy bay địch xuất hiện ngày một nhiều. Trong thời kỳ hậu chiến, vai trò của máy bay ném bom bổ nhào đã được thay thế bằng sự kết hợp của các loại máy bay ném bom tự động và cải tiến, với vũ khí trang bị có đương lượng nổ lớn hơn, thậm chí cả đầu đạn hạt nhân giúp chúng tăng đáng kể khả năng tiêu diệt mục tiêu mà không cần độ chính xác ném bom quá cao, và cuối cùng là sự ra đời của vũ khí dẫn đường chính xác vào những năm 1960. Phần lớn các máy bay ném bom chiến thuật ngày nay vẫn được thiết kế để cho phép máy bay bổ nhào với góc nhỏ để tăng khả năng quan sát mục tiêu của phi công, nhưng máy bay ném bom bổ nhào đã không còn được sử dụng kể từ khi kỷ nguyên máy bay phản lực bắt đầu.
Độ chính xác ném bom
sửaNém bom tầm cao
sửaKhi máy bay thả bom, quả bom sẽ mang moment của máy bay. Trong trường hợp ném bom theo phương ngang, quả bom ban đầu sẽ chỉ có vận tốc theo phương ngang hướng về phía trước. Chuyển động của quả bom khi đó sẽ bị cản lại do lực cản của không khí, do đó, vận tốc ngang của quả bom sẽ dần giảm theo thời gian. Ngoài ra, trọng lực sẽ làm gia tốc quả bom ngay sau khi nó được thả. Với sự kết hợp của hai lực là lực cản và trọng lực, quả bom sẽ rơi theo quỹ đạo gần giống với quỹ đạo parabol.
Khoảng cách theo phương ngang từ máy bay ở thời điểm thả bom đến vị trí bom tiếp đất gọi là tầm ném bom. Nếu như xác định được khoảng cách ném bom này trong một điều kiện cụ thể nào đó, thì với công thức lượng giác đơn giản sẽ tính được góc giữa máy bay và mục tiêu ném bom. Bằng việc điều chỉnh máy ngắm theo "góc cự ly" này, máy bay sẽ có thể chọn thời điểm thả bom, là lúc mà mục tiêu nằm trong tầm ngắm. Đây là cách ném bom chỉ sử dụng cho nhiệm vụ ném bom trên diện rộng, do điểm rơi của quả bom và quỹ đạo rơi của nó chỉ được ước tính gần đúng. Các đội hình máy bay ném bom lớn thường sử dụng cách ném bom này để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cụ thể, tuy nhiên kết quả thường không đảm bảo mục tiêu sẽ bị tiêu diệt, trong khi một vùng xung quanh cũng bị hủy diệt. Ưu điểm chính của phương pháp này là người ta có thể dễ dàng chế tạo các máy bay ném bom tầm cao, và chúng khi ném bom ở độ cao lớn sẽ phần nào đó tránh được hỏa lực từ pháo phòng không.
Ném bom từ độ cao lớn theo phương ngang không được sử dụng cho nhiệm vụ ném bom chiến thuật, nhất là trong nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực đường không cho lực lượng mặt đất. Nếu cố sử dụng phương pháp ném bom theo phương ngang vào nhiệm vụ yểm trợ lực lượng mặt đất thì thông thường sẽ kết thúc trong thảm họa, khi bom rơi trúng cả quân địch lẫn quân nhà. Phương pháp này cũng không được sử dụng để tấn công tàu chiến do tàu chiến là mục tiêu điểm, kích thước nhỏ, hơn nữa lại di chuyển liên tục càng làm giảm tính chính xác của việc thả bom. Các vụ tấn công tàu chiến thành công bằng máy bay ném bom tầm cao đặc biệt hiếm. Ví dụ các máy bay ném bom B-17 của Mỹ cố gắng thả bom vào các tàu sâu bay của Nhật trong Trận Midway, nhưng không có quả bom nào trúng mục tiêu. Thiết giáp hạm Tirpitz là mục tiêu của vô số các trận ném bom của không quân Đồng minh, phần lớn là lúc nó còn nằm trên ụ tàu và không di chuyển, nhưng phải đến khi Không quân Hoàng gia Anh phải sử dụng bom Tallboy có đương lượng nổ lên tới 12.000 lb (5.400 kg), đảm bảo sẽ đánh chìm được mục tiêu dù cho thả bom trượt ở cự ly gần, mới đánh chìm được nó.
Ném bom bổ nhào
sửaKỹ thuật ném bom bổ nhào sẽ làm giảm tối đa thành phần vận tốc theo phương ngang của quả bom. Khi bom được thả, chủ yếu quả bom chịu tác động của trọng lực, và quả bom rơi theo quỹ đạo gần như là thẳng đứng. Do đó máy bay không cần trang bị các máy ngắm phức tạp. Máy bay ném bom đơn thuần chỉ bay hướng về mục tiêu và thả bom. Một yếu tố chính ảnh hưởng đến độ chính xác là lực gió cạnh tác động đến quỹ đạo rơi của quả bom sau khi thả từ máy bay. Nếu quả bom được thiết kế thuôn dài và có khối lượng lớn thì ảnh hưởng từ gió sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa, và độ chính xác của việc ném bom sẽ lớn hơn rất nhiều.
Việc ngắm và thả bom trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cần đưa máy bay hướng thẳng vào mục tiêu, nhờ đó mà việc quan sát mục tiêu qua mũi máy bay dễ dàng hơn nhiều. Các quả bom khác nhau sẽ thường có quỹ đạo rơi khác nhau, điều này có thể được khắc phục bằng cách ném bom từ một độ cao tiêu chuẩn và sau đó bổ nhào theo các góc khác nhau tùy theo từng loại bom. Khi bo nhào, máy bay ném bom cũng đảm bảo sẽ liên tục ngắm vào mục tiêu và quan sát kết quả của cuộc đánh bom.
Vào những năm 1930 và đầu những năm 1940, ném bom bổ nhào là phương pháp ném bom tốt nhất để tiến hành ném bom các mục tiêu như cầu hay tàu chiến, với độ chính xác cao. Lực tác động lên thân máy bay tại điểm thấp nhất trong quỹ đạo bổ nhào là đáng kể, do đó, thân máy bay phải được gia cố và thiết kế khác đôi chút với máy bay thông thường. Máy bay thường được thiết kế để duy trì độ ổn định, nên khi máy bay bổ nhào, sự thay đổi về lực tác động lên máy bay có xu hướng làm đầu mũi máy bay ngẩng lên, vượt quá mục tiêu, phi công do đó phải tác động một lực vào cần lái để chúc mũi máy bay xuống, làm giảm độ chính xác trong khi ném bom. Do đó, ngài được gia cố khung thân, máy bay ném bom bổ nhào còn được bổ sung thêm một cánh tà đặc biệt (cánh tà Fairey-Youngman) hoặc thay đổi cánh đuôi đứng để máy bay có khả năng quay về trạng thái ổn định sau khi kết thúc ném bom.
Chiếc Vultee Vengeance, được sử dụng rộng rãi trong biên chế của Không quân Hoàng gia Anh tại Myanmar được thiết kế để chịu ít lực nâng khi máy bay ném bom bổ nhào, tuy nhiên khi bay bình thường, mũi máy bay có xu hướng ngẩng lên, làm tăng lực cản khí động. Việc thiết kế lại cũng không thành công, khi khiến cho chiếc máy bay gặp khó khăn khi kéo cao sau khi cắt bom.[9]
Máy bay ném bom bổ nhào rất dễ bị tác động bởi hỏa lực mặt đất tầm thấp vì nó thường bay theo đường thẳng về phía mục tiêu. Khi bay ở độ cao lớn hơn, nguy cơ bị bắn hạ bởi pháo phòng không thấp hơn, do đạn pháo phòng không cỡ lớn được lắp ngòi nổ kích hoạt ở độ cao cố định nào đó, khiến nó không thể ngăn chặn các máy bay ném bom bổ nhào. Ngoài ra, hầu hết các xạ thủ và hệ thống pháo cao xạ được thiết kế và huấn luyện để tính toán chuyển động theo phương ngang của máy bay địch; nhưng trong khi ném bom bổ nhào, máy bay ném bom sẽ gần như không di chuyển theo phương nằm ngang. Do đó, hầu như các máy bay ném bom bổ nhào không chịu hỏa lực trực tiếp từ phía trước.
Cánh tà hãm thường được sử dụng để tạo lực cản trong thiết kế máy bay, đối với máy bay ném bom bổ nhào, nó có tác dụng làm giảm tốc độ của máy bay khi bổ nhào, và tăng tính chính xác của việc ném bom. Phanh khí động trên các máy bay hiện nay cũng có tác dụng làm giảm tốc độ tương tự.[10]
Lịch sử
sửaNguồn gốc
sửaRất khó để xác định nguồn gốc của kỹ thuật ném bom bổ nhào. Trong chiến tranh thế giới I, Royal Flying Corps (RFC) nhận ra rằng các máy bay hai tầng cánh hai chỗ ngồi có khả năng thả bom với độ chính xác cao ở Mặt trận phía Tây. Chỉ huy phi đội bay khuyến khích các phi công bổ nhào từ độ cao dưới 500 ft (150 m) để tấn công chính xác hơn vào các mục tiêu nhỏ như ụ súng máy và chiến hào.[11] Độ cao bổ nhào này sẽ khiến máy bay và phi công gặp nhiều nguy hiểm khi phơi mình trước hỏa lực mặt đất, nhất là khi phi công ngồi trong buồng lái hở. Một số phi công ghi lại độ cao ở đầu và cuối nhiệm vụ ném bom bổ nhào trong sổ nhật ký và hồ sơ của phi đội, nhưng không ghi lại góc bổ nhào của các lần ném bom. Góc bổ nhào chắc chắn không phải là gần thẳng đứng, vì những chiếc máy bay ném bom hai tầng cánh này không thể chịu được áp lực ở góc bổ nhào thẳng đứng.[12]
Sau đó, Không quân Hoàng gia Anh còn tiếp tục tổ chức các đợt ném bom bổ nhào vào các nhà chứa khinh khí cầu Zeppelin tại Đức và trên lãnh thổ Bỉ bị chiếm đóng, bất chấp những thiệt hại do hỏa lực từ mặt đất. Góc độ bổ nhào trong những vụ ném bom này cũng không được ghi chép lại.[11]
Bắt đầu từ ngày 18 tháng 6 năm 1918, Không quân Hoàng gia Anh (RAF) (kế thừa từ RFC), đã đặt hàng số lượng lớn máy bay hai tầng cánh một chỗ ngồi Sopwith TF.2 Salamander. "TF" là viết tắt của "Trench Fighter", và máy bay được thiết kế để tấn công các chiến hào của kẻ địch bằng súng máy Vickers cỡ 7,7mm cùng với 25 lb (11 kg) bom. Trong số 37 chiếc Salamanders được sản xuất trước cuối tháng 10 năm 1918, chỉ có hai chiếc được chuyển giao cho Pháp, và chiến tranh kết thúc trước khi những chiếc này tham chiến.[13] Salamander có thể coi là một thiết kế máy bay ném bom bổ nhào đầu tiên với buồng lái và hệ thống nhiên liệu được bọc giáp nhẹ, có khả năng ném bom bổ nhào nhưng không có cánh tà hãm.
Những thiệt hại đáng kể của máy bay ném bom chiến hào do hỏa lực từ mặt đất đã khiến các sĩ quan cấp cao trong Không quân Hoàng gia Anh RAF mới thành lập phải suy nghĩ về việc hủy bỏ các cuộc ném bom bổ nhào. Vào năm 1934, Air Ministry ban hành thông số kỹ thuật cho cả máy bay ném bom bổ nhào trên đất liền và trên tàu sân bay. RAF đã hủy bỏ những yêu cầu kỹ thuật này và chuyển các máy bay ném bom bổ nhào Hawker Henley sang thực hiện các nhiệm vụ khác, trong khi máy bay ném bom bổ nhào của Hạm đội hải quân Anh khi đó là Blackburn Skua sẽ đảm nhiệm hai nhiệm vụ: như một máy bay chiến đấu khi không có sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu trên đất liền và như một máy bay ném bom bổ nhào. Nó được thiết kế cánh tà hãm để hạ cánh trên tàu sân bay.[14] Chiếc Hawker Henley (được thiết kế dựa trên Hawker Hurricane) có tốc độ tốc đa chỉ chậm hơn 50 mph (80 km/h) so với tiêm kích Hawker Hurricane. Tốc độ thấp hơn của các máy bay ném bom bổ nhào trong trang bị của Không quân Mỹ, Nhật Bản và Không quân Đức khiến chúng không thể đối đầu với các máy bay chiến đấu hiện đại.[12]
Chiến tranh thế giới thứ I
sửaRoyal Naval Air Service phát triển kỹ thuật ném bom bổ nhào để tấn công các nhà chứa khinh khí cầu Zeppelin đồng thời thành lập và huấn luyện các phi đội ném bom bổ nhào tại Manchester. Ngày 8/10/1914, một chiếc Sopwith Tabloid mang 2 quả bom 50 lb (23 kg) mỗi đã tấn công các nhà chứa tại Düsseldorf từ độ cao bổ nhào 600 ft (180 m). Vào ngày 14 tháng 11 năm 1914, bốn chiếc Avro 504 tấn công nhà máy Zeppelin tại Friedrichshafen trên Hồ Constance, bổ nhào từ độ cao 1.200 ft (370 m) xuống 500 ft (150 m). Vì Zeppelin được đặt gần với các kho chứa hydro, nên kết quả của vụ ném bom thường rất ngoạn mục.[11]
Những thành công đầu tiên trong vận dụng kỹ thuật ném bom bổ nhào, đã cổ vũ tinh thần cho các phi công hạ thấp độ cao ném bom bổ nhào xuống dưới 500 ft (150 m) nhằm đảo bảo quả bom rơi trong vòng bán kính 150 ft (46 m) xung quanh mục tiêu. Ngày 27 tháng 11 năm 1915, Trung úy Duncan Grinnell-Milne điều khiển máy bay ném bom Royal Aircraft Factory B.E.2c bay qua khu vực tập kết trên đoạn đường sắt gần Lys, phía Bắc nước Pháp, ông đã tiến hành bổ nhào từ độ cao 10.000 ft (3.000 m) xuống 2.000 ft (610 m) trước khi thả các quả bom nặng 20 lb (9,1 kg). Vài tuần sau, Trung úy Arthur Gould đã ném bom từ độ cao chỉ 100 ft (30 m) để tấn công các tòa nhà gần Arras.[11]
Royal Flying Corps phát triển kỹ thuật tấn công mục tiêu mặt đất bằng các máy bay ném bom bổ nhào sử dụng cả súng máy và bom cỡ nhỏ. Trong Trận Cambrai (1917), ngày 20/11/1917, 320 xe tăng Mark IV tank cùng với 300 máy bay, phần lớn là các máy bay ném bom Sopwith Camel và Airco DH 5 mang theo 20 lb (9,1 kg) bom mỗi chiếc, đã được sử dụng để chế áp lên pháo binh và các ụ súng máy đối phương. Cái giá phải trả là rất lớn, với 30% phi công thiệt mạng chỉ trong vài ngày.[15] Tuy nhiên chiến thuật này tỏ ra rất thành công tại trận Cambrai. Theo đó, sĩ quan tham mưu tập đoàn xe tăng Hoàng gia Anh, Trung tá J. F. C. Fuller đã công bố những phát hiện của mình, mà sau này được Heinz Guderian vận dụng để hình thành học thuyết chiến tranh chớp nhoáng blitzkrieg sử dụng các máy bay ném bom bổ nhào cùng với xe tăng vào năm 1939–40.[16]
Thiếu úy William Henry Brown, một phi công người Canada đến từ British Columbia đang phục vụ trong RFC và là phi công điều khiển máy bay ném bom Royal Aircraft Factory S.E.5a. Ông là người đầu tiên thực hiện một vụ ném bom bổ nhào tấn công tàu chiến thành công vào ngày 14 tháng 3 năm 1918, khi phá hủy một sà lan chở đạn trên một con kênh ở Bernot gần St Quentin, bổ nhào xuống độ cao 500 ft (150 m) trước khi cắt bom. Ông được tặng thưởng huân chương chữ thập cho chiến công này cùng các chiến công khác.[17] Kỹ thuật ném bom bổ nhào của Brown đã được thực hiện lại bởi nhiều phi công khác trong phi đội. Tuy nhiên vẫn có tổn thất quá lớn do phi công không được ngồi trong buồng lái được bảo vệ.[12]
Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
sửaBan đầu Royal Flying Corps rất ấn tượng với chiến thuật ném bom bổ nhào, nhưng cũng sớm nhận ra đây cũng đồng thời là một hành động tự sát. Do đó, họ đã tiến hành các thử nghiệm tại cơ sở thử nghiệm quân đội ở Orfordness, Suffolk. Theo đó, Sopwith Camel và chiếc Royal Aircraft Factory S.E.5a được thử nghiệm ném bom bổ nhào từ nhiều độ cao khác nhau, với nhiều loại bom khác nhau sử dụng máy ngắm ném bom Aldis gunsight mới được phát minh vào năm 1916 để hỗ trợ phi công. Về nguyên tắc, nó không cần thiết máy bay ném bom bổ nhào ở góc thẳng đứng.[18] Tuy nhiên Royal Air Force, cơ quan đã nắm quyền kiểm soát cả Không quân Lục quân và Không quân Hải quân Hoàng gia Anh từ tháng 4 năm 1918, đã tiến hành loại biên máy bay ném bom bổ nhào Sopwith Salamander vào cuối cuộc chiến.[13]
Đại tá, về sau là Đại tướng Không quân Lục quân Mỹ (USAS), Billy Mitchell đến Pháp vào tháng 4 năm 1917, ban đầu tổ chức các phi đội máy bay Không quân Lục quân Mỹ sử dụng máy bay trinh sát Salmson 2 của Pháp, sau đó là máy bay ném bom bổ nhào Salmson 4. Ông đặc biệt ấn tượng trước kỹ thuật ném bom bổ nhào và tính hiệu quả của nó trong Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Pháp.[19] Mitchell thời điểm đó đang là trợ lý của Air Service thuộc Lục quân Mỹ, đã tiến hành thử nghiệm ném bom bổ nhào lên các mục tiêu là các tàu chiến thu được của Đức và tàu chiến của Mỹ đã loại biên. Các cuộc thử nghiệm sử dụng máy bay ném bom bổ nhào Royal Aircraft Factory S.E.5a và máy bay ném bom tầm cao Handley Page O/400 và Martin NBS-1, mang theo các quả bom có trọng lượng khác nhau lên đến 2.000 lb (910 kg). Tàu SMS Ostfriesland, USS Alabama, USS Virginia và USS New Jersey đã bị đánh chìm trong các cuộc thử nghiệm ném bom.[20]
RAF và USAS có quan điểm trái ngược nhau về việc sử dụng máy bay ném bom bổ nhào, trong khi RAF cho rằng kết quả của các vụ ném bom bổ nhào không bù đắp được so với các mất mát về phi công thì Không quân Lục quân Mỹ USAS lại cho rằng đây là một chiến thuật hiệu quả để tấn công tàu chiến của đối phương. Trong khi các quan chức của Hải quân Anh và Mỹ lại có ý kiến ngược lại.[21]
Do máy bay càng ngày càng được thiết kế mạnh mẽ hơn, nên kỹ thuật ném bom bổ nhào trở thành kỹ thuật ném bom được sử dụng phổ biến trong các nhiệm vụ ném bom tàu chiến.[21] Dần dần Hải quân Mỹ đã xóa bỏ thành kiến với chiến thuật sử dụng máy bay ném bom bổ nhào của Mitchell, và bắt đầu triển khai các máy bay ném bom hai tầng cánh Curtiss F8C Falcon trên tàu sân bay từ năm 1925, trong khi Marine Corps sử dụng máy bay ném bom bổ nhào Helldiver cất cánh từ các sân bay mặt đất.
Hải quân Đế quốc Nhật đặt hàng máy bay Heinkel He 50 từ năm 1931 để làm thủy phi cơ và máy bay ném bom trên tàu sân bay, và chế tạo thêm một số tàu sân bay mới từ năm 1935 để mang được máy bay Heinkel He 66, đây cũng là thiết kế cơ sở mà từ đó Nhật phát triển máy bay ném bom Aichi D1A.[22]
Việc lực lượng Hải quân các nước Mỹ, Nhật Bản trang bị ngày càng nhiều tàu sân bay, vốn có số lượng máy bay tấn công hạn chế, mỗi chiếc máy bay chỉ mang được một tải trọng bom nhỏ, cộng thêm các mục tiêu là tàu chiến là mục tiêu nhỏ và di chuyển nhanh, nên việc sử dụng máy bay ném bom bổ nhào trở nên cần thiết.[21]
Ernst Udet, phi công ACE của Đức trong chiến tranh thế giới thứ I, thuyết phục Hermann Göring mua hai chiếc máy bay ném bom Curtiss Hawk II để gây dựng lại lực lượng Luftwaffe. Chính Udet đã bay trên một chiếc Curtiss Hawk II trong buổi bay trình diễn tại Olympic Berlin năm 1936. Do có liên quan đến Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, ông trở thành giám đốc phát triển của Bộ hàng không Đức quốc xã, tại đây ông đã đẩy nhanh tiến độ phát triển máy bay ném bom bổ nhào.[12]
Chiến thuật ném bom nổ nhào cho phép Luftwaffe thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật với hiệu quả cao mà ít tốn kém nhất. Đối với các mục tiêu cỡ nhỏ, một máy bay ném bom bổ nhào có độ chính xác ném bom cao hơn gấp 4 lần trong khi giá thành máy bay chỉ bằng một phần mười giá thành chế tạo một máy bay ném bom bốn động cơ hạng nặng như Ural bomber,[23] và nó có thể bay tới khu vực chiến trường nhanh chóng hơn so với triển khai pháo binh. Không lâu sau đó Luftwaffe đã đặt hàng thiết kế một loại máy bay ném bom bổ nhào mới, kết quả là chiếc Junkers K 47, sau khi được thử nghiệm rộng rãi, đã tiếp tục cho ra đời chiếc Junkers Ju 87 Stuka (viết tắt của Sturzkampfflugzeug, hay "máy bay bổ nhào chiến đấu").[22]
Các máy bay ném bom Junkers Ju 87 đời đầu, (bay thử vào ngày 13/9/1935), đã được vận chuyển bí mật từ Đức đến Tây Ban Nha để hỗ trợ cho lực lượng của Tướng Francisco Franco trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Máy bay bộc lộ một số vấn đề, trong đó có máy bay dễ bị lún trong đất mềm và không thể cất cánh với tải trọng bom tối đa. Những kinh nghiệm của lực lượng Condor Legion tại Tây Ban Nha đã chứng minh giá trị của máy bay ném bom bổ nhào, đặc biệt là lên tinh thần của quân đội hoặc dân thường không được không quân bảo vệ.[24] Các máy bay ném bom không phải đối đầu với các máy bay chiến đấu, nên tỏ ra hiệu quả và chưa bộc lộ điểm yếu của Luftwaffe. Udet rất ấn tượng với màn trình diễn của Stuka tại Tây Ban Nha, vì thế ông đã chuyển đổi các máy bay ném bom hạng trung Junkers Ju 88 thành máy bay ném bom bổ nhào. Ông cũng nhấn mạnh, mặc cho lời khuyên của Ernst Heinkel, rằng máy bay ném bom Heinkel He 177, cũng có thể trở thành máy bay ném bom bổ nhào. Việc thiếu một động cơ đủ mạnh, đáng tin cậy đã khiến chiến He 177 không thể đảm nhận vai trò ném bom bổ nhào, và việc đặt hàng máy bay cũng bị hủy bỏ.[25]
Ngoài Ju 87, còn có 23 chiếc Breda Ba 65 của Không quân Ý tham gia hỗ trợ phe Quốc gia. Breda Ba 65 bay thử lần đầu vào năm 1935, là máy bay ném bom bổ nhào một chỗ ngồi, có khả năng mang tải trọng bom tương đương với Stuka, nhưng có vận tốc bay bằng cao hơn, đạt 30 mph (48 km/h).[26]
Sau khi Hải quân Hoàng gia Anh nắm quyền kiểm soát trở lại đối với lực lượng Không quân hạm đội (Fleet Air Arm), lực lượng này tiếp nhận máy bay ném bom Fairey Swordfish từ năm 1936 và Blackburn Skua từ tháng 10 năm 1938. Skua là máy bay ngoài nhiệm vụ ném bom bổ nhào[27] còn có thể tấn công đánh chặn các máy bay ném bom không được hộ tống bảo vệ. Với trang bị bốn súng máy cỡ nòng 0,3 inch (7,62x63mm) Browning M1919 và các súng máy đuôi, nó được cho là có thể chống lại các máy bay chiến đấu có tốc độ tối đa 225 mph (362 km/h) khi bay ở độ cao gần mực nước biển,[14] tương ứng với tốc độ của phần lớn các máy bay chiến đấu biên chế trong lực lượng Hải quân của các nước trong thời kỳ 1938–39.[28] Máy bay chiến đấu của Hải quân Anh khi đó là Gloster Sea Gladiator, hay máy bay Mitsubishi A5M của Hải quân Đế quốc Nhật và Grumman F3F của Hải quân Mỹ có tối độ lớn hơn Skua nhưng vận tốc này chỉ đạt được khi chúng bay ở độ cao lớn. Khi bay thấp, Skua có tốc độ hoàn toàn có thể so sánh với các máy bay chiến đấu này, trong khi Skua được trang bị vũ khí tốt hơn. Swordfish cũng có khả năng ném bom bổ nhào. Năm 1939, tàu sân bay HMS Glorious đã thực hiện cuộc diễn tập cho các máy bay Swordfish thực hiện ném bom bổ nhào, ở các góc bổ nhào 50, 67 và 70 độ, mục tiêu diễn tập là tàu HMS Centurion. Các thử nghiệm nhằm vào mục tiêu tĩnh, cho thấy bom thường rơi trong bán kính 49 yd (45 m) khi được thả từ độ cao 1.300 ft (400 m) với góc bổ nhào là 70 độ. Thử nghiệm với mục tiêu di động cho thấy bom thường rơi trong bán kính 44 yd (40 m) khi được thả từ độ cao 1.800 ft (550 m) với góc bổ nhào là 60 độ.[29] Máy bay ném bom Fairey Albacore cũng được thiết kế để có khả năng ném bom bổ nhào, và chúng chủ yếu được sử dụng trong vai trò này trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ II.[30]
Bộ Không quân Anh (Air Ministry) vào năm 1934 ban hành chỉ thị 4/34 cho yêu cầu thiết kế đối với máy bay tấn công bổ nhào. Chiếc Hawker Henley, phiên bản hai phi công của chiếc Hawker Hurricane nổi tiếng được chỉ định thử nghiệm ném bom bổ nhào, với tốc độ khoảng 300 mph (480 km/h) khi bay sát mực nước biển và 450 mph (720 km/h) khi bay bổ nhào, tuy nhiên việc phát triển Hawker Henley bị trì hoãn do phải tập trung cho việc phát triển Hawker Hurricane. Chỉ có 200 chiếc được chế tạo.[31] RAF cũng đặt hàng chiếc máy bay ném bom bổ nhào Vultee A-31 Vengeance của Mỹ vào năm 1943, nhưng nó cũng không đóng góp gì nhiều.[cần dẫn nguồn]
Hải quân Mỹ từ năm 1934 đã trang bị máy bay hai tầng cánh Curtiss SBC Helldiver trên tàu sân bay USS Yorktown (CV-5), nhưng tốc độ của nó chỉ đạt 234 mph (377 km/h). Để giúp đỡ người Pháp, Mỹ đã cung cấp cho Pháp năm mươi chiếc, bay từ Halifax, Nova Scotia, hạ cánh lên tàu sân bay Béarn của Pháp, nhưng con tàu này sau đó đã đầu hàng ngay giữa Đại Tây Dương. Năm khung máy bay còn lại tại Halifax đã được chuyển cho RAF, ngay sau đó được sử dụng cho mục đích huấn luyện.[32]
Hải quân Nhật sử dụng chiếc máy bay một tầng cánh Aichi D3A Val để thay thế cho chiếc máy bay ném bom hai tầng cánh Aichi D1A vào năm 1940. Theo đó chúng được đưa lên tàu sân bay Kaga và Akagi.[26]
Trong khi đó Wehrmacht đã học được kinh nghiệm sử dụng máy bay ném bom bổ nhào kết hợp với xe tăng từ Trận Cambrai (1917). Ghi chép của sĩ quan tham mưu quân đội Anh J. F. C. Fuller và Basil Liddell-Hart (nhà báo quân sự) đã dẫn tới khái niệm lực lượng xe tăng cơ động được hỗ trợ bởi máy bay cường kích để tạo ra một mũi đột phá trên chiến trường. Những điều này đã được sĩ quan quân đội Đức Heinz Guderian vận dụng đưa ra học thuyết kết hợp xe tăng Panzer và máy bay bổ nhào mà sau đó quân đội Đức đã sử dụng rất thành công tại Ba Lan và Pháp. Máy bay bổ nhào Ju 87 Stuka sẽ bay trước lực lượng xe tăng Panzer chủ lực, nghiền nát các ổ đề kháng mạnh của quân địch, mà không cần đợi triển khai pháo binh (vốn có tốc độ hành quân rất chậm chạp do pháo kéo bằng ngựa) bắt kịp đội hình chiến đấu. Đây là trọng tâm của học thuyết Blitzkrieg, vốn yêu cầu sự yểm trợ cự ly gần giữa xe tăng và máy bay thông qua liên lạc bằng radio.[16]
Không quân Hoàng gia Anh chọn máy bay một động cơ Fairey Battle và máy bay hai động cơ Bristol Blenheim làm máy bay ném bom chiến thuật. Cả hai đều là máy bay ném bom theo phương ngang, với tải trọng bom giống nhau và đi vào trang bị từ năm 1937. US Army Air Corps (USAAC) sử dụng Douglas A-20 Havoc, bay lần đầu vào tháng 1/1939, trong vai trò tương tự. Nhiều chiếc được Mỹ chuyển cho Liên Xô thông qua chương trình viện trợ. Bản thân Liên Xô khi đó đang sử dụng máy bay cường kích Ilyushin Il-2 Sturmovik. Không loại máy bay nào là máy bay ném bom bổ nhào đúng nghĩa. Lực lượng không quân Đồng minh không có loại máy bay ném bom bổ nhào hiện đại nào khi Chiến tranh thế giới II nổ ra, dù cho Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ có trang bị máy bay ném bom bổ nhào trên tàu sân bay.[26]
Chiến tranh thế giới II
sửaMặt trận châu Âu
sửaNgày 10/4/1940, 16 máy bay ném bom bổ nhào Blackburn Skua của Hải quân Hoàng gia Anh cất cánh từ căn cứ không quân hải quân RNAS Hatston tại Orkney, phi đội trưởng là Trung úy William Lucy đã đánh chìm tàu tuần dương Königsberg tại cảng Bergen, trong một nỗ lực ngăn quân Đức xâm chiếm Na Uy.[33] Về phía Đức, các máy bay bổ nhào Suta đảm đương nhiệm vụ yểm trợ cho lính dù Đức thay thế cho pháo binh.
cuộc xâm lược Ba Lan (tháng 9 đến tháng 10/1939) và Trận chiến nước Pháp (tháng 5 đến tháng 6 năm 1940) đã cho thấy sức mạnh tàn phá của máy bay ném bom Stuka. Chiến thuật blitzkrieg của Đức sử dụng máy bay ném bom bổ nhào để yểm trợ cho các sư đoàn cơ giới mặt đất, thay cho pháo binh. Lực lượng quân viễn chinh Anh trước đó đã xây dựng các bị trí phòng thủ mạnh ở bờ tây của sông Oise (Pháp) để ngăn bước tiến của thiết giáp quân Đức. Các máy bay Stuka nhanh chóng phá vỡ các tuyến phòng thủ, và quân Đức vượt qua tuyến phòng thủ trước cả khi pháo binh Đức tới nơi.[24]
Ngày 12/13 tháng 5 năm 1940, các máy bay Stuka đã thực hiện 300 phi vụ nhằm vào các vị trí phòng thủ của Pháp trong Trận Sedan (1940). Nhờ đó, quân Đức có thể vược qua tuyến phòng thủ của Pháp nhanh chóng một cách không ngờ, thậm chí quân Đức đã tiến tới Channel và chia cắt phần lớn quân Đồng minh.[24]
Tuy nhiên, các cuộc không chiến trên bầu trời Sedan cũng đã cho thấy điểm yếu của Stuka, khi đối đầu với máy bay chiến đấu đối phương. Sáu chiếc Curtiss H-75 đã tấn công vào đội hình Ju 87 không được hộ tống và bắn rơi 11 trong tổng số 12 chiếc mà không gặp tổn thất nào.[34] Stuka thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn trước Hawker Hurricane do những chiếc máy bay này có tốc độ 100 mph (160 km/h) và được vũ trang bằng 8 súng máy. Hai loại máy bay đã chạm trán với nhau trên bầu trời nước Pháp, và sau đó là trong các cuộc không chiến trên bầu trời nước Anh (tháng 7 đến tháng 10 năm 1940). Các tổn thất lớn đã khiến Luftwaffe phải rút các phi đội Stuka khỏi các chiến dịch ở nước Anh. Stuka cũng gặp thất bại khi phải đối đầu với các máy bay ném bom Fairey Battle của Không quân Hoàng gia Anh trên bầu trời nước Pháp.[24]
Máy bay bổ nhào Stuka được trang bị súng máy MG 17 cỡ nòng 7,92 mm hoặc pháo MG 151 cỡ nòng 20 mm được gắn dưới cánh. Một số chiếc được sửa đổi để thực hiện nhiệm vụ diệt xe tăng bằng pháo BK37 cỡ 37 mm được gắn trong pod treo dưới cánh. Chúng tỏ ra rất thành công trong những ngày đầu của chiến dịch Barbarossa (1941) trước khi Liên Xô đưa vào trang bị các máy bay tiêm kích hiện đại như Yakovlev Yak-1 và sau đó là Yakovlev Yak-3.[35]
Hans-Ulrich Rudel, phi công ném bom bổ nhào nổi tiếng nhất của phát xít Đức, với 2.530 phi vụ. Trong đó ông đã đánh chìm tàu chiến Petropavlovsk (1911) tại Kronstadt vào ngày 23/9/1941 bằng 1.000 lb (450 kg) bom. Về sau, khi bay trên chiếc Stuka được trang bị pháo 20 mm, ông đã tiêu diệt 100 xe tăng của Liên Xô, phần lớn là trong Trận Vòng cung Kursk tháng 7 năm 1943. Chiếc Ju 87G Kanonenvogel, trang bị hai pháo tự động chống tăng 37mm BK 37, theo đề xuất của chính Rudel, đã chứng tỏ rằng nó là thứ vũ khí tối thượng trong tay những phi công giỏi. Trong Chiến dịch phản công Kutuzov của Liên Xô (tháng 7 đến tháng 8 năm 1943), diễn ra ngay sau trận Kursk, Không quân phát xít Đức tuyên bố đã phá hủy 35 xe tăng chỉ trong một ngày.[36] Sau khi kết thúc chiến tranh, Rudel là đồng tác giả của một cuốn sách viết về kinh nghiệm chiến đấu của ông.[37]
Khi Italy bắt đầu tham chiến (10/6/1940) trong hàng ngũ Phát xít, Không quân Hoàng gia Ý sử dụng các máy bay Breda Ba 65 tại mặt trận Bắc Phi để chống lại quân Anh nhưng thất bại. Đến tháng 2 năm 1941 các máy bay chiến đấu của Anh đã bắn hạ hầu hết các máy bay của Ý.[38] Tại Maroc vào ngày 11 tháng 11 năm 1942, các máy bay Curtiss P-40 Warhawk của Không quân Mỹ đã bắn hạ 15 chiếc Ju 87D trong một trận không chiến.[39]
United States Army Air Forces tiến hành sửa đổi các máy bay North American P-51 Mustang thành máy bay ném bom bổ nhào bằng cách thay cánh mới và bổ sung phanh bổ nhào khí động. Phiên bản này của P-51 được gọi là North American A-36 Apache, bay thử lần đầu tháng 10 năm 1942. Chúng tham chiến tại Morocco từ tháng 4 năm 1943 để hỗ trợ đẩy lùi Quân đoàn Phi Châu của Đức. North American A-36 Apache bay rất nhanh tại độ cao thấp. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân khiến máy bay dễ gặp tai nạn, với tỷ lệ tai nạn trong huấn luyện gây thương vong cao nhất trong số các máy bay của Không quân Hoa Kỳ và các phi công được khuyến cáo không được bổ nhào quá 70 độ.[40] Chiếc Apache không được sử dụng trong Không quân Hoàng gia Anh nhưng được biên chế trong phi đoàn Không quân Mỹ tại Sicily, Italy và, đến cuối hè năm 1943, nó được biên chế tại các không quân đặt tại Ấn Độ để tiến hành các phi vụ tại Myanmar và Trung Quốc. Nó tỏ ra là một chiếc máy bay ném bom bổ nhào tuyệt vời và là một máy bay tiêm kích tốt: một phi công ACE của Mỹ đã có thành tích bắn hạ 5 máy bay tiêm kích của Đức.[41]
Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng máy bay ném ngư lôi bổ nhào của Fairey Swordfish và Fairey Albacore. Máy bay ném bom bổ nhào Blackburn Skua được thay thế bằng máy bay ném ngư lôi bổ nhào Fairey Barracuda, vốn đã được sử dụng trong các phi vụ tấn công bổ nhào chiến hạm Tirpitz của Đức, khi nó đang được bảo vệ bằng một hàng rào ngư lôi tại Na Uy năm 1944. Ngày 3/4/1944, trong chiến dịch Tungsten, 42 máy bay cất cánh từ tàu sân bay HMS Victorious và HMS Furious đã ghi nhận 14 lần ném bom trúng mục tiêu bằng bom 500 lb (230 kg) và 1.600 lb (730 kg) và khiến tàu Tirpitz không thể đảm nhận vai trò chiến đấu trong hai tháng sau đó.[42]
Hồng quân Liên Xô trang bị máy bay ném bom Arkhangelsky Ar-2 trong giai đoạn từ năm 1940 đến năm 1944 và máy bay ném bom Petlyakov Pe-2 từ năm 1941 đến năm 1954.
Mặt trận Thái Bình Dương
sửaMỹ phát triển chiếc Vultee Vengeance làm máy bay ném bom bổ nhào phục vụ cho xuất khẩu. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 3 năm 1941. Máy bay được thiết kế với góc nghiêng của cánh bằng 0, nên rất phù hợp cho vai trò máy bay ném bom bổ nhào, do không chịu lực kéo từ cánh hoặc đuôi trong quá trình bổ nhào. Nhưng khi bay bình thường mũi của nó luôn hướng lên, làm cho việc hạ cánh trở nên khó khăn. Ban đầu Pháp đặt hàng mua 300 chiếc, nhưng Pháp đã đầu hàng trước khi đơn hàng tới nơi. Không quân Hoàng gia Anh cũng đặt hàng loại máy bay này, thay vì tiếp tục sản xuất Hawker Henley. Máy bay bị coi là không phù hợp khi sử dụng ở mặt trận châu Âu hay Bắc Phi, nơi nó sẽ phải đối đầu với máy bay chiến đấu của Đức, do đó nó được triển khai tại Miến Điện từ tháng 3 năm 1943. Vultee Vengance đảm nhiệm nhiệm vụ yểm trợ tầm gần trong chiến dịch tại Miến Điện, ném bom các tuyến hậu cần, cầu và các vị trí pháo binh của quân Nhật. Nó cũng được Không quân Hoàng gia Úc và Không quân Ấn Độ sử dụng. Một vài chiếc được giữ lại trong Không quân Mỹ sau khi xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, nhưng không tham gia chiến đấu.[9]
Cả Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Mỹ đều đầu tư nỗ lực đáng kể vào máy bay ném bom bổ nhào. Nhật Bản bắt đầu cuộc chiến với một thiết kế rất tốt, chiếc máy bay ném bom bổ nhào cất cánh từ tàu sân bay Aichi D3A ("Val"). Khi cuộc chiến bước vào giai đoạn tiếp theo, thiết kế này dần chở nên lỗi thời do tốc độ của máy bay bị giới hạn bởi công suất động cơ của nó cùng với lực cản khí động học tác động lên càng hạ cánh cố định của nó (một thiết kế lấy từ Stuka).
Máy bay ném bom bổ nhào chính của Mỹ, chiếc Douglas SBD Dauntless, cũng có đặc tính tương tự như D3A Val. Từ tháng 12 năm 1942, chiếc Dauntless được thay thế bởi Curtiss SB2C Helldiver, một chiếc máy bay nhanh hơn, nhưng cũng phức tạp và dễ gặp sự cố hơn. Cả hai máy bay của Mỹ đều có mặt khắp các mặt trận, với 6.000 chiếc Dauntless và hơn 7.000 chiếc Helldiver được chế tạo.[43] Cả SBD và D3A đều có mặt trong trận Trân Châu cảng vào ngày 7/12/1941. Nhật sử dụng một phi đội 54 chiếc D3A Val mang theo 550 lb (250 kg) bom để tấn công các máy bay đang đỗ tại sân bay Wheeler và đảo Ford. 18 chiếc Dauntless từ tàu sân bay USS Enterprise vừa tới Trân Châu cảng ngay trước khi quân Nhật tấn công. Bảy chiếc bị bắn hạ và nhiều chiếc khác đang đỗ trên mặt đất bị phá hủy tại căn cứ không quân Ewa[44] Trong trận chiến Biển san hô, các máy bay ném bom bổ nhào Dauntless cùng với máy bay ném ngư lôi Douglas TBD Devastator đã đánh chìm tàu sâu bay hạng nhẹ Shoho và gây thiệt hại nặng cho tàu sân bay Shokaku.[45]
Ngày 5/4/1942, tàu tuần dương hạng nặng HMS Cornwall và HMS Dorsetshire rời khỏi Colombo, Ceylon để gia nhập British Eastern Fleet, nhưng đã bị máy bay trinh sát của Nhật phát hiện. Chúng đã bị một số lượng lớn máy bay Aichi D3A tấn công và cả hai đều bị đắm.[46] Ngày 9/4/1942, tàu sân bay HMS Hermes của Hải quân Hoàng gia Anh được hộ tống bởi HMS Vampire bị hơn 32 chiếc Aichi D3A tấn công và cả hai tàu đều chìm ngay trước khi 8 chiếc Fairey Fulmar thuộc phi đội số 806 tới nơi. Phi đội máy bay Fulmar đã bắn rơi 4 chiếc D3A và làm bị thương 2 chiếc khác, trong khi cũng mất 2 chiếc Fulmar trước các máy bay D3A đông hơn gấp nhiều lần.[46][47]
Trong Trận Midway diễn ra ngày 4/6/1942, sau khi phần lớn các máy bay ném ngư lôi của đối phương bị tiêu diệt trước khi có thể thả bom trúng mục tiêu, các máy bay Dauntless cất cánh từ tàu sân bay USS Yorktown (CV-5) và USS Enterprise (CV-6) đã phát hiện bốn tàu sân bay của Nhật, đang tiến hành tiếp nhiên liệu và chuẩn bị cho đợt xuất kích tiếp theo. Các máy bay Mitsubishi A6M Zero khi đó không tham gia nhiệm vụ cảnh giới mà đang mải đuổi theo các máy bay ném ngư lôi và phi đội máy bay hộ tống, nên bầu trời khi đó hoàn toàn vắng bóng tiêm kích hạm Nhật. Vụ tấn công diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, chỉ trong 6 phút, các tàu sân bay Soryu và Kaga của Nhật bốc cháy, trong khi tàu sân bay Akagi chịu thiệt hại chí mạng do một quả bom ném xuống đã gây cháy nhiên liệu và bom trong nhà chứa máy bay.[48] Tàu sân bay Hiryu cũng bị đánh thiệt hại nặng. Như vây, chỉ trong vòng vài giờ, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã chịu tổn thất 4 tàu sân bay cùng với các thủy thủ giàu kinh nghiệm. Đây đều là những tổn thất khó có thể bù đắp. Các cuộc tấn công tiếp theo của máy bay bổ nhào SBD và SB2U từ tàu sân bay Midway và máy bay SBD từ tàu sân bay Yorktown và Enterprise và USS Hornet (CV-8) vào ngày mùng 5-6 tháng 6 đã đánh chìm tàu tuần dương hạng nặng Mikuma và gây thiệt hại nặng cho tàu chị em với nó: Mogami cùng với hai tàu khu trục hộ tống.[49]
United States Army Air Forces sử dụng máy bay Douglas A-24 Banshee, một phiên bản khác của chiếc Dauntless, với sự khác biệt về bánh lốp, và không có móc hãm. Chúng có căn cứ đặt tại Charters Towers, Queensland. Chiếc Banshee không có khả năng cạnh tranh với Mitsubishi A6M Zero của Nhật. Ngày 26/7/1942, chỉ có bảy chiếc Banshee cất cánh để tấn công các tàu vận tải của Nhật đang tiếp tế cho New Guinea. Sáu chiếc đã bị bắn hạ.[12]
Chiếc Yokosuka D4Y Suisei, tên hiệu Judy, bắt đầu thay thế cho các máy bay bổ nhào Val trên các tàu sân bay Nhật kể từ tháng 3 năm 1943. Với thân máy bay kiểu dáng đẹp, thiết bị hạ cánh thu gọn và động cơ Daimler-Benz 601 được cấp phép mạnh mẽ, nó có thể đuổi kịp Grumman F4F Wildcat. Để tối đa hóa tốc độ và tầm hoạt động, người Nhật đã trang bị giáp bảo vệ và thùng nhiên liệu tự niêm phong, điều này tỏ ra rất tốn kém khi Hải quân Mỹ triển khai các tàu sân bay lớp Essex mới, mỗi tàu mang được 36 máy bay Grumman F6F Hellcat tiên tiến hơn. Trận chiến biển Philippines diễn ra vào ngày 19-20/6/1944, Hải quân Mỹ đã thất bại trong việc gây thiệt hại cho tàu sân bay Nhật, nhưng những tổn thất về Yokosuka D4Y và Aichi D3A cùng với các phi công giỏi, đã khiến cho Nhật không còn khả năng tấn công thêm lần nào nữa.[50]
Từ đây, các cuộc tấn công của Không quân Hải quân Nhật chỉ đến từ kamikaze.[50] Người Nhật lúc này đã ở thế phòng thủ. Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản giảm từ mức đỉnh điểm vào năm 1942, trong khi của Mỹ tăng 1/4 trong hai năm từ 1942 đến 1944. Sản lượng máy bay ném bom các loại của Nhật Bản trong thời chiến chỉ bằng 16% sản lượng của Mỹ.
Loại biên
sửaSau Chiến tranh thế giới thứ 2, sự phát triển của bom đạn dẫn đường chính xác cao cùng với các hệ thống phòng không hiện đại ra đời đã dẫn đến thay đổi cơ bản trong chiến thuật sử dụng máy bay ném bom bổ nhào. Các hệ thống vũ khí mới, như rocket đã cho phép tăng độ chính xác của vụ tấn công cường kích dù máy bay có góc bổ nhào bé hơn và tấn công từ khoảng cách xa hơn. Những bom đạn có điều khiển này có khả năng trang bị trên các máy bay, kể cả máy bay tiêm kích, cải thiện hiệu suất ném bom của chúng trong khi tránh được các lỗ hổng trong chiến thuật sử dụng máy bay ném bom bổ nhào, khi quân nhà phải chiếm ưu thế trên không trước khi có thể triển khai máy bay ném bom bổ nhào.
Khi Không quân Hoàng gia Anh cố gắng ngăn chặn binh đoàn xe tăng Panzer của Erwin Rommel tại Bắc Phi vào đầu năm 1942, họ không có máy bay ném bom bổ nhào, và đây là một thiếu sót lớn. Tuy nhiên, cố vấn khoa học chính phủ Anh khi đó là Henry Tizard đã thành lập một hội đồng chuyên gia, khuyến nghị sử dụng rocket trên các máy bay cường kích. Rocket có quỹ đạo bay thẳng hơn nhiều so với bom, cho phép máy bay tấn công mục tiêu với độ chính xác cao từ một góc bổ nhào nhỏ, ở một khoảng cách đủ xa, và có thể trang bị trên tất cả máy bay ném bom hiện có của Anh. RAF bắt đầu sử dụng rocket trên các máy bay Hurricane từ tháng 6 năm 1942 để tấn công các xe tăng của Rommel. Lục quân Anh cũng sử dụng rocket để bắn các máy bay ném bom bay tầm thấp trong trận chiến nước Anh, sử dụng các rocket có cỡ 3 inch (76 mm), cùng với đầu đạn chất nổ mạnh. Nó trở thành một vũ khí chống tăng hiệu quả.[51] Chiếc máy bay Hawker Typhoon, vốn ban đầu được phát triển để trở thành một mẫu máy bay tiêm kích, cũng được trang bị 8 quả tên lửa RP-3 nặng 60 lb (27 kg).[52]
Vào ngày 23 tháng 5 năm 1943, một chiếc Fairey Swordfish đã tiêu diệt tàu ngầm U-752 trên biển Đại Tây Dương, năm ngày sau đó, một chiếc Lockheed Hudson thuộc lực lượng phòng thủ bờ biển RAF đã đánh chìm tàu ngầm U-755 tại Địa Trung Hải. Những quả rocket được gắn mũi nhọn và được bắn từ máy bay ở góc bổ nhào nhỏ xuống mặt biển. Những quả rocket sau khi ở dưới mặt nước sẽ di chuyển theo quỹ đạo cong lên phía trên, và tấn công vào vỏ áp lực của tàu ngầm ngay dưới mép nước, vô hiệu hóa hoặc đánh chìm chúng.[53]
Caltech phát triển đạn rocket tốc độ cao (High Velocity Aircraft Rocket-HVAR) cỡ 5 inch (130 mm) với đầu đạn 24 pound (11 kg) cho Hải quân Mỹ. Loại rocket này được sử dụng trong cuộc đổ bộ Normanie và trên các máy bay của Hải quân Mỹ chiến đấu tại mặt trận Thái Bình Dương.[54] Tháng 1 năm 1943, USAAF 4th Air Fighter Group được thành lập với nòng cốt là các phi công tình nguyện người Mỹ từng tham gia Eagle Squadron thuộc Không quân Hoàng gia Anh từ trước khi Mỹ tham chiến. Phi đội này được trang bị máy bay Republic P-47 Thunderbolt. Với trọng lượng không tải 4 tấn Anh (4,1 t), P-47 là một trong những máy bay ném bom một động cơ lớn nhất trong Thế chiến 2, nó có khả năng mang được 10 rocket HVAR cỡ 130mm.[55]
Cuối năm 1944, Không quân Hoàng gia Anh đã có khả năng ném bom bổ nhào chính xác từ độ cao lớn. Ngày 12/11/1944, bằng 2 quả bom Tallboy 5 tấn Anh (5,1 t) thả từ máy bay Avro Lancaster từ độ cao 25.000 foot (7.600 m), đã đánh chìm thiết giáp hạm Tirpitz. Bom Tallboy được phát triển bời kỹ sư thiết kế của Vickers Barnes Wallis. Sau đó là quả Bom động đất Grand Slam còn lớn hơn với trọng lượng 10 tấn Anh (10 t) dùng để phá cầu và cầu cạn đường sắt. Wallis cũng là người thiết kế quả bom có khả năng lướt trên mặt nước để phá hủy các đập Eder và Moehne, vốn có lưới bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng ngư lôi.[56]
Các phi công tại Mặt trận Thái Bình Dương về sau đã phát triển kỹ thuật ném bom kiểu thia lia, theo đó máy bay bay ở độ cao thấp và thả bom rơi xuống mặt nước, quả bom sau khi chạm mặt nước sẽ nảy lên nhiều lần trước khi chạm mục tiêu.
Các máy bay hiện nay không còn được thiết kế tối ưu cho việc ném bom bổ nhào ở góc thẳng đứng. Vào thời chiến tranh thế giới 2, Đức đã nỗ lực phát triển bom có điều khiển đầu tiên trên thế giới, với tên gọi Fritz X, trong khi Mỹ phát triển bom Azon. Đây là tiền thân của những loại bom có điều khiển/bom thông minh hiện đại. Các quả bom có điều khiển có thể được thả từ cách xa tầm bắn của pháo phòng không nhờ sử dụng hệ thống điều khiển để điều khiển bom đánh trúng mục tiêu, giảm thiểu rủi ro khi máy bay phải tiếp cận gần khu vực phòng thủ.
Kỷ nguyên động cơ phản lực cho phép tăng tốc độ của máy bay ném bom, khiến cho kỹ thuật ném bom kiểu hướng lên trên (Ném bom qua vai) trở thành hiện thực. Đây là phương pháp ném bom ngược với ném bom bổ nhào trong đó máy bay lao lên từ độ cao thấp, sau đó tiến hành cắt bom, khi đó, quả bom được ném theo hướng xiên lên trên, giúp nó có tầm ném bom xa hơn ném bom bổ nhào thông thường.
Tham khảo
sửa- Notes
- Citations
- ^ Angelucci and Matricasrdi p. 142
- ^ Casey p. 87
- ^ Worth p. 170
- ^ “Douglas SBD Dauntless – The National WWII Museum – New Orleans”. The National WWII Museum – New Orleans.
- ^ Parker, Dana T. Building Victory: Aircraft Manufacturing in the Los Angeles Area in World War II, pp. 25–28, Cypress, California, 2013. ISBN 978-0-9897906-0-4.
- ^ Klein, Maury. A Call to Arms: Mobilizing America for World War II, p. 460, Bloomsbury Press, New York, New York, 2013. ISBN 978-1-59691-607-4.
- ^ Parker, Dana T. Building Victory: Aircraft Manufacturing in the Los Angeles Area in World War II, pp. 28, 34, Cypress, California, 2013. ISBN 978-0-9897906-0-4.
- ^ Glide-bombing khác với bom lượn, được thả từ máy bay bay bằng và bom có thiết kế để chúng có thể tự lượn về phía mục tiêu.
- ^ a b Smith, Peter C. Jungle Dive Bombers at War. John Murray, London, 1987. ISBN 0-719-544-254
- ^ Parker, Dana T. Building Victory: Aircraft Manufacturing in the Los Angeles Area in World War II, p. 28, Cypress, California, 2013. ISBN 978-0-9897906-0-4.
- ^ a b c d Smith, Peter C. Dive Bomber. Stackpole Books PA. 1982. ISBN 0-8117-3454-4
- ^ a b c d e Boyne, Walter J. "The last of the dive bombers". Air Force magazine, December 2010, Arlingtom VA.
- ^ a b Davis, Mick Sopwith Aircraft; Crowood Press, Marlborough England, 1999 ISBN 978-1-86126-217-2
- ^ a b Brown, Eric, CBE, DCS, AFC, RN., William Green and Gordon Swanborough. "Blackburn Skua and Roc." Wings of the Navy, Flying Allied Carrier Aircraft of World War Two. London: Jane's 1980. ISBN 0-7106-0002-X
- ^ Hammond, B. Cambrai 1917: The Myth of the First Great Tank Battle: Orion Publishing 2009 ISBN 978-0-7538-2605-8
- ^ a b Corum, James S. The Roots of Blitzkrieg: Hans von Seeckt and German Military Reform, Modern War Studies. Lawrence: University Press of Kansas. 1992.ISBN 0-7006-0541-X.
- ^ The London Gazette ngày 22 tháng 6 năm 1918
- ^ Clarke. R. Wallace. British Aircraft Armament Volume 2, Guns and Gunsights. Patrick Stephens, 1994 London. ISBN 1-852-602-236
- ^ Mitchell, William. Memoirs of World War I: From Start to Finish of Our Greatest War. New York: Random House, 1960
- ^ Davis, Burke. The Billy Mitchell Affair. New York: Random House, 1967.
- ^ a b c Brown, David. Warship Losses of World War II. Arms and Armour, London, 1990. ISBN 0-85368-802-8.
- ^ a b Corum, James. The Luftwaffe: Creating the Operational Air War, 1918–1940. Kansas University Press. 1997. ISBN 978-0-7006-0836-2
- ^ Hooton E.R. The Gathering Storm 1933–39 Chevron/Ian Allan. London, 2007. ISBN 978-1-903223-71-0
- ^ a b c d Weal, John. Junkers Ju 87 Stukageschwader 1937–41. Oxford, UK: Osprey, 1997. ISBN 1-85532-636-1.
- ^ Griehl, Manfred; Dressel, Joachim. He 177 – 277 – 274. 1998 Airlife Shrewsbury, UK. ISBN 1-85310-364-0
- ^ a b c David, Donald ed, The Complete Encyclopaedia of World Aircraft. Noble and Barnes, New York 1977.ISBN 0-7607-0592-5
- ^ Smith 1982, p. 64.
- ^ Brown, 1975, p.155
- ^ Smith 1982, p. 66.
- ^ Smith 1982, pp. 66–67.
- ^ Mason, Francis K. Hawker aircraft since 1920. Putnam. London 1991. ISBN 978-0-85177-839-6
- ^ Bowers, Peter M. Curtiss Aircraft, 1907–1947. London: Putnam & Company, 1979. ISBN 0-370-10029-8.
- ^ Mondey, David: The Hamlyn Concise Guide to British aircraft of WWII. Chancellor Press. London 1994. ISBN 1-85152-668-4
- ^ Ward, John. Hitler's Stuka Squadrons: The Ju 87 at war, 1936–1945. London: Eagles of War, 2004. ISBN 1-86227-246-8
- ^ Bergström, Christer. Barbarossa – The Air Battle: July–December 1941. London: Chevron/Ian Allan, 2007. ISBN 978-1-85780-270-2.
- ^ Bergström, Christer Kursk – The Air Battle: July 1943. Chevron/Ian Allan 2007. ISBN 978-1-903223-88-8
- ^ Just, Günther. Stuka Pilot Hans Ulrich Rudel. Atglen, Pennsylvania: Schiffer Publishing. 1986 ISBN 0-88740-252-6.
- ^ Mondey, David. "Breda Ba.65". The Hamlyn Concise Guide to Axis Aircraft of World War II. New York: Bounty Books, 2006. ISBN 0-7537-1460-4
- ^ Weal, John. Junkers Ju 87 Stukageschwader of North Africa and the Mediterranean. Oxford, UK: Osprey, 1998. ISBN 1-85532-722-8
- ^ Freeman, Roger: Mustang at War, New York, Doubleday, 1974 ISBN 0-385-06644-9
- ^ Gunston, Bill and Robert F. Dorr. North American P-51 Mustang: The Fighter that Won the War. Wings of Fame Vol. 1. London: Aerospace Publishing, 1995. ISBN 1-874023-68-9
- ^ Gunston, William: Classic World War II aircraft cutaways. Osprey, London, 1995 ISBN 1-85532-526-8
- ^ Casey, Louis. Naval Aircraft. Secaucus, New Jersey: Chartwell Books Inc. 1977. ISBN 0-7026-0025-3.
- ^ Francillon, René J. McDonnell Douglas Aircraft since 1920. London: Putnam, 1979. ISBN 0-370-00050-1.
- ^ Buell, Harold L. Dauntless Helldivers: A Dive Bomber Pilot's Epic Story of the Carrier Battles. New York: Crown, 1991. ISBN 0-517-57794-1.
- ^ a b Brown 1975, p.66
- ^ McCart, Neil: HMS Hermes 1923 and 1959: Fan Publications, Cheltenham, England 2001 ISBN 978-1-901225-05-1
- ^ Prange Gordon William et al: Miracle at Midway. Viking New York 1983: ISBN 0-14-006814-7
- ^ Parshall, Jonathan; Tully, Anthony: Shattered Sword: The Untold Story of the Battle of Midway. Potomac Books, Dulles, Virginia 2005. ISBN 1-57488-923-0.
- ^ a b Shores, Christopher. Duel for the Sky: Ten Crucial Battles of World War II. Grub Street, London 1985. ISBN 978-0-7137-1601-6
- ^ The Aeroplane: Monthly. London July 1995
- ^ Thomas, Chris. Typhoon Wings of 2nd TAF 1943–45. Botley, Oxford, UK: Osprey Publishing, 2010. ISBN 978-1-84603-973-7.
- ^ Pawke, Gerald: The Wheezers and Dodgers, Seaforth Publishing, London, 2009. ISBN 978-1-84832-026-0
- ^ Parsch, Andreas. US Air launched 5-inch rockets 2006.
- ^ O'Leary, Michael USAAF fighters of World War Two:1986. Blandford Press England ISBN 0-7137-1839-0
- ^ Holland, James. Dam Busters Bantam Press, 2012 ISBN 978-0-552-16341-5
- Bibliography
- Angelucci, Enzo and Paolo Matricardi. World Aircraft: World War II. Volume II (Sampson Low Guides). Maidenhead, UK: Sampson Low, 1978. ISBN 0-562-00096-8.
- Brown, David. Warship Losses of World War II. Arms and Armour, London, Great Britain, 1990. ISBN 0-85368-802-8.
- Brown, David. Carrier Fighters. MacDonald and Janes, London, Great Britain, 1975. ISBN 0-356-08095-1.
- Casey, Louis. Naval Aircraft. Secaucus, New Jersey: Chartwell Books Inc. 1977. ISBN 0-7026-0025-3.
- Parshall, Jonathan; Tully, Anthony (2005). Shattered Sword: The Untold Story of the Battle of Midway. Dulles, Virginia: Potomac Books. ISBN 1-57488-923-0. Uses recently translated Japanese sources.
- Smith, Peter C. Dive Bomber!. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1982. ISBN 978-0-87021-930-6.
- Worth, Richard. Fleets of the World War II. New York: Da Capo Press, 2001. ISBN 978-0-306-81116-6.
Link ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Máy bay ném bom bổ nhào. |
- "Dive Bombing at Target Assures Accuracy" April 1933, Popular Mechanics – early article on dive bombing
- "Diving Artillery" , April 1942, Popular Science illustrated article on the basics of dive bombing
- Tail Brake on Do-217E Controls Its Diving Speed, November 1942, Popular Science
- battle Dive bombers compared Flight article of 1940
- "How to Dive Bomb in World War 2 Aircraft – 1943" trên YouTube
Bản mẫu:Military aircraft types (roles)