Mân Quý phi

phi tần của Hàm Phong Đế

Mân Quý phi Từ Giai thị (chữ Hán: 玫貴妃徐佳氏; 1838 - 1890), là một phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Hoàng đế.

Thanh Văn Tông Mân Quý phi
清文宗玟貴妃
Hàm Phong Đế Quý phi
Tranh vẽ của hoạ sĩ cung đình nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh1838
Đạo Quang thứ 18, ngày 5 tháng 8
Mất1890
Quang Tự thứ 16, ngày 8 tháng 11
An tángPhi viên tẩm của Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Văn Tông
Hàm Phong Hoàng đế
Hậu duệMẫn Quận vương
Tước hiệu[Mân Thường tại; 玟常在]
[Mân Quý nhân; 玫貴人]
[Mân Thường tại; 玟常在]
[Cung nữ tử; 宮女子]
[Mân Thường tại; 玟常在] (phục vị)
[Mân Quý nhân; 玫貴人] (phục vị)
[Mân tần; 玟嬪]
[Mân phi; 玟妃]
[Mân Quý phi; 玟貴妃]
Thân phụThành Ý

Xuất thân sửa

Mân Quý phi Từ Giai thị sinh ngày 5 tháng 8 (âm lịch), là con gái của Thành Ý (誠意) thuộc Chính Hoàng kỳ.

Căn cứ thói quen tuyển tú từ thời Gia Khánh, muốn tuyển tú thì phải ít nhất là từ Lãnh thôi (領催) trở lên mới đủ điều kiện. Mà Thành Ý vốn là Lãnh thôi, đã đạt được yêu cầu tối thiểu. Trước mắt tư liệu không khẳng định được Từ Giai thị là Nội Bát kỳ (Bao y) hay Ngoại Bát kỳ xuất thân, bản thân chức "Lãnh thôi" cũng tồn tại ở cả hai chế độ. Tuy vậy, dựa vào việc Từ Giai thị không có trong đợt tuyển tú thông thường mà làm phi tần, rất có khả năng bà là Cung nữ tấn phong, mà Cung nữ thì Từ Giai thị chỉ có thể xuất thân là Bao y. Cộng thêm cứ liệu Kỳ tịch ghi lại, Từ Giai thị như vậy là [Chính Hoàng kỳ Bao y 正黃旗包衣].

Trước mắt tư liệu gia thế của Từ Giai thị là không có. Nếu xét chuẩn xác bà là Nội vụ phủ Bao y, thì chức "Lãnh thôi" chỉ là một tiểu lại không có phẩm trật, tất nhiên gia đình dòng dõi quyền quý sẽ không thể có một nhân gia tử đệ nào phải nhận chức này được. Cho nên, Từ Giai thị rất có khả năng xuất thân cực kỳ bình thường, không khác người dân thường chứ đừng nói đến khả năng bà xuất thân con nhà quan lại nhỏ.

Hậu cung sửa

Căn cứ tư liệu hiện có, Từ Giai thị vào năm Hàm Phong thứ 3 (1853) sơ phong Mân Thường tại (玟常在). Vào thời điểm này không phải là thời điểm Bát Kỳ tuyển tú, nên đó là lý do vì sao có nhận định rằng Từ Giai thị là Bao y, từ Quan nữ tử tấn phong lên.

Theo tài liệu Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ phủ, phong hiệu "Mân" có Mãn văn là 「Gehungge」, ý là "Quang huy", "Sáng ngời".

Năm Hàm Phong thứ 4 (1854), thăng lên Mân Quý nhân (玫貴人)[1]. Năm Hàm Phong thứ 5 (1855), ngày 24 tháng 4 (âm lịch), không rõ vì lý do gì mà Hàm Phong Đế giáng bà xuống lại tước vị Thường tại. Ngày 17 tháng 5 (âm lịch), lấy lý do Mân Thường tại thường hành hạ các Cung nữ và hay trêu đùa bỡn cợt với các Thái giám trong cung, Hàm Phong Đế lại giáng bà xuống làm Quan nữ tử (cũng gọi Cung nữ tử 宮女子)[2].

Năm Hàm Phong thứ 6 (1856), ngày 25 tháng 5 (âm lịch), chiếu tấn Thường tại như cũ. Năm thứ 8 (1858), ngày 5 tháng 2 (âm lịch), giờ Sửu, bà hạ sinh Hoàng nhị tử, ngày hôm đó chết. Để an ủi bà, vào ngày 9 tháng 3 (âm lịch), Hàm Phong Đế phong bà lên làm Mân tần (玟嫔) trong cùng năm đó. Theo như sách văn phong Tần thì trước đó bà đã được phục vị Quý nhân. Ngày 24 tháng 12 (âm lịch), lấy Lễ bộ Thượng thư Chu Tôn (朱嶟) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Nghi Chấn (宜振) làm Phó sứ, tiến hành lễ tấn phong cho Mân tần.

Sách văn viết:

Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), Hàm Phong Đế băng hà, Đồng Trị Đế nối ngôi. Ngày 10 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, Tân Hoàng đế tấn tôn bà làm Mân phi (玫妃). Người con trai chết yểu của bà được truy phong tước Mẫn Quận vương (憫郡王)[3].

Năm thứ 13 (1874), ngày 16 tháng 11 (âm lịch), phụng Từ An Hoàng thái hậuTừ Hi Hoàng thái hậu ý chỉ, tấn tôn Từ Giai thị làm Mân Quý phi (玫貴妃)[4].

Năm Quang Tự thứ 16 (1890), ngày 8 tháng 11 (âm lịch), Mân Quý phi qua đời khi 53 tuổi. Trang Tĩnh Hoàng quý phi qua đời sau bà 7 ngày. Năm Quang Tự thứ 19 (1894), ngày 18 tháng 4 (âm lịch), quan tài của 2 người cùng được chuyển đến an táng vào Phi viên tẩm của Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng.

Tương quan sửa

Mân Quý phi Từ Giai thị ở năm Hàm Phong thứ 3, khi 16 tuổi được Hàm Phong Đế sủng hạnh mà từ Cung nữ trở thành tần phi, sau đó từ Thường tại lên Quý nhân, đối với xuất thân gần như là "trắng tay" của bà, rõ ràng bà đã có được sự yêu thích nhất định từ Hàm Phong Đế.

Trước đó 2 tháng, hậu cung đắc sủng Anh tần cùng Xuân Thường tại đều bị thất sủng mà giáng vị. Hậu cung khi ấy, ngoài Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu, chỉ còn Vân tần, Lan Quý nhân, Lệ Quý nhân, Uyển Quý nhân, Y Quý nhân (tức Anh tần), Dung Thường tại cùng Minh Thường tại (tức Xuân Quý nhân). Trong vòng 1 tháng mà bị giáng chức hai lần liên tiếp, Từ Giai thị trở về thân phận Cung nữ tử. Cung nữ tử, cũng như Quan nữ tử, chính xác là Cung nữ theo chế độ thời Thanh. Cách giáng vị này của Hàm Phong Đế, cơ bản đã tước hết đặc ân hậu cung của Từ Giai thị, tuy nhiên bản thân bà vốn từng là hậu cung, nên sinh hoạt cũng khác với những người khác.

Về nguyên nhân hàng vị, chiếu dụ năm đó cụ thể như sau:

Trong chiếu dụ Hàm Phong Đế có nói đến "Hành hạ cung nữ""Thân mật với Thái giám", đây đều là phạm vào đại kị của hậu cung. Cung đình nhà Thanh nổi tiếng nghiêm ngặt, từng có rất nhiều chỉ dụ cấm Thái giám tụ họp tán gẫu, ai phạm vào đều bị tội nặng, do đó có thể hình dung rằng Tần phi mà thân mật với Thái giám thì sẽ bị khiển trách dữ dội thế nào. Bên cạnh đó, Cung nữ thời Thanh, tốt xấu gì cũng là Bao y thuộc Nội vụ phủ, đều là Thượng tam kỳ Bao y, tuy phạm lỗi thì có thể trừng phạt, nhưng hậu cung tần phi không thể tùy tiện đánh chết hay tàn hại quá mức, ví dụ Đôn phi thời Càn Long vì đánh chết cung nữ mà bị giáng vị.

Sau khi giáng vị, rất nhanh sau đó Từ Giai thị lại trở về vị trí Thường tại, rồi liên tiếp được sủng hạnh, có thể sinh ra Hoàng tử, đạt được vị phân Tần, thì có thể nhìn ra từ đó Từ Giai thị đã khôn khéo hơn, đạt được sự yêu thích của Hàm Phong Đế. Sau đó, Từ Giai thị sống yên ổn đến tận thời Quang Tự, đạt được vị trí Quý phi, đối với một người không có gia thế lại không có con cái, thì đãi ngộ này của Từ Giai thị quả thật là không nhiều trong hậu cung nhà Thanh.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 中國第一歷史檔案館藏《宮中雜件》:咸豐四年二月二十六日敬事房太監王瑞傳旨:蘭貴人封為懿嬪,為此特記,伊貴人下因病退出女子一名。咸豐四年十二月二十四日敬事房太監張信傳旨:麗貴人封為麗嬪,蘭貴人封為懿嬪,婉貴人封為婉嬪,玫常在封為玫貴人
  2. ^ 《欽定宮中現行則例》(台北:文海出版社,1979),卷2,咸丰五年六月十八日奉硃諭,曰:「昨因珳〔玟〕常在凌虐使女,并伊与太监孙来福任意谈笑,已将伊之位分褫革,从重惩处,降为官女子。并将孙来福重责发遣矣。六宫规矩理宜严肃,嗣后若再有任性凌虐使女,与大监诙谐,无所不至者,朕必照此办理。若太监再有似此无规矩者,朕岂能尚如此轻办,必即将太监正法。」
  3. ^ 《清實錄‧穆宗毅皇帝實錄》,卷6,頁172:咸豐十年十月乙丑條:又諭、皇考大行皇帝妃嬪。承侍宮闈。恪恭淑慎。均宜加崇位號。以表尊榮。麗妃侍奉皇考有年。誕育大公主。謹尊封為麗皇貴妃。婉嬪晉封為婉妃。祺嬪晉封為祺妃。玫嬪晉封為玫妃。璷貴人晉封為璷嬪。容貴人晉封為容嬪。璹貴人晉封為璹嬪。玉貴人晉封為玉嬪。吉貴人晉封為吉嬪。禧貴人晉封為禧嬪。慶貴人晉封為慶嬪。所有應行事宜。著該衙門察例具奏
  4. ^ 《清實錄‧穆宗毅皇帝實錄》,卷373,頁938:同治十三年十一月乙卯條:又諭、朕奉慈安端裕康慶皇太后慈禧端佑康頤皇太后懿旨。麗皇貴妃等位。侍奉文宗顯皇帝。均稱淑慎。麗皇貴妃著封為麗皇貴太妃。婉妃著封為婉貴妃。祺妃著封為祺貴妃。玫妃著封為玫貴妃。璷嬪著封為璷妃。吉嬪著封為吉妃。禧嬪著封為禧妃。慶嬪著封為慶妃