Mã Hưng Thụy

Chính trị gia Trung Quốc

Mã Hưng Thụy (tiếng Trung giản thể: 马兴瑞, bính âm Hán ngữ: Mǎ Xìng Ruì, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1959, người Hán) là chuyên gia kỹ thuật cơ khí và nhà khoa học hàng không vũ trụ, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIX, khóa XVIII, hiện là Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bí thư thứ nhất kiêm Chính ủy thứ nhất Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương. Ông nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng tổ, Tỉnh trưởng Quảng Đông; Bí thư Thành ủy thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Quảng Đông; Phó Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, Ủy viên Đảng tổ, Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc.[1]

Mã Hưng Thụy
马兴瑞
Mã Hưng Thụy năm 2013.
Chức vụ
Bí thư Khu ủy Tân Cương
Nhiệm kỳ25 tháng 12 năm 2021 – nay
2 năm, 121 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Tiền nhiệmTrần Toàn Quốc
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríTân Cương
Ủy viên Bộ Chính trị
Nhiệm kỳ23 tháng 10 năm 2022 – nay
1 năm, 184 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ30 tháng 12 năm 2016 – 25 tháng 12 năm 2021
4 năm, 360 ngày
Bí thư Tỉnh ủyLý Hi
Tiền nhiệmChu Tiểu Đan
Kế nhiệmVương Vĩ Trung
Vị tríQuảng Đông
Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 2012 – nay
11 năm, 168 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Bí thư Thành ủy Thâm Quyến
Nhiệm kỳ
26 tháng 3 năm 2015 – 31 tháng 12 năm 2016
Lãnh đạoHồ Xuân Hoa
Lý Hi
Tiền nhiệmVương Vinh
Kế nhiệmHứa Cần
Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc
Nhiệm kỳ
22 tháng 3 năm 2013 – 31 tháng 12 năm 2013
Lãnh đạoMiêu Vu
Tiền nhiệmTrần Cầu Phát
Kế nhiệmHứa Đạt Triết
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh6 tháng 10, 1959 (64 tuổi)
Song Áp Sơn, Hắc Long Giang, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
VợVinh Lệ
Học vấnTiến sĩ Cơ học đại cương
Giáo sư Hàng không vũ trụ
Trường lớpĐại học Công trình kỹ thuật Liêu Ninh
Đại học Thiên Tân
Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân
Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
WebsiteTiểu sử Mã Hưng Thụy
Quê quánVận Thành, Hà Trạch, Sơn Đông, Trung Quốc

Mã Hưng Thụy là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Kỹ thuật cơ học, Thạc sĩ Cơ khí tổng quan, Tiến sĩ Cơ học đại cương, học hàm Giáo sư ngành Hàng không vũ trụ. Ông là nhà khoa học hàng không vũ trụ nổi tiếng của Trung Quốc, với sự nghiệp thiết kế, chỉ huy các dự án vũ trụ gồm vệ tinh, tàu vũ trụ như Chương trình thám hiểm Mặt Trăng, Chương trình Thần Châu trước khi bước vào chính trường, tham gia lãnh đạo Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục sửa

Mã Hưng Thụy sinh ngày 6 tháng 10 năm 1959 tại địa cấp thị Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thợ mỏ vùng Đông Bắc Trung Quốc, có nguyên quán tại huyện Vận Thành, địa cấp thị Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông, cả gia đình từ Sơn Đông tới Hắc Long Giang để sinh sống và làm việc khu mỏ từ những năm 1930 thời ông nội của ông. Trong gia đình, bố và các anh trai của ông đều là thợ mỏ của Cục Khai thác mỏ Song Áp Sơn. Năm 1978, ông tham gia kỳ thi đại học, trúng tuyển và nhập học Khoa Kỹ thuật cơ điện, Học viện Khoáng nghiệp Phụ Tân (阜新矿业学院, nay là Đại học Công trình kỹ thuật Liêu Ninh) ở tỉnh Liêu Ninh. Hầu hết các chuyên ngành mà ông ứng tuyển ban đầu đều liên quan đến khai thác than đá, tuy nhiên, cùng năm trúng tuyển, Học viện Phụ Tân mới thành lập ngành cơ khí kỹ thuật và ông được trường chọn vào lớp cơ khí kỹ thuật vì thành tích xuất sắc trong ba môn toán, vật lýhóa học.[2]

Mã Hưng Thụy theo học khóa cơ học thứ nhất của trường, được giảng dạy kết hợp bởi Đại học Thanh HoaĐại học Công nghệ Đại Liên, tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật cơ học năm 1982, sau đó tới thành phố Thiên Tân để theo học cao học tại Đại học Thiên Tân, nhận bằng Thạc sĩ Cơ khí tổng quan năm 1985. Thời gian này ông được hướng dẫn bởi nhà nghiên cứu Trần Dư Thứ, Viện sĩ Viện Kỹ thuật Trung Quốc.[3] Tháng 3 năm 1985, ông trở về quê nhà Hắc Long Giang, là nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu Động lực học phi hành, Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, được hướng dẫn bởi nhà nghiên cứu Hoàng Văn Hổ, Viện sĩ Viện Kỹ thuật Trung Quốc. Tháng 3 năm 1988, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài Động lực học đàn hồi phổ biến trên thế giới (国际上热门的弹性动力学), trở thành Tiến sĩ Cơ học đại cương.[4] Tháng 1 năm 1988, trước khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, và tham gia lớp tiến tu bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp sảnh, địa từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 1 năm 2005 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1]

Sự nghiệp sửa

Khoa học và giáo dục sửa

Giáo dục sửa

Tháng 3 năm 1988, sau khi trở thành tiến sĩ cơ học, Mã Hưng Thụy bắt đầu sự nghiệp của mình khi được Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân giữ lại làm giảng viên. Từ khi vào đại học năm 1978 đến khi nhận bằng tiến sĩ năm 1988, ông đã theo học trong lĩnh vực cơ khí trong gần 10 năm với mục tiêu hoạt động giáo dục trong sự nghiệp. Tháng 11 năm 1989, ông được thăng học hàm từ giảng viên lên phó giáo sư, và trở thành Giáo sư ngành Cơ học năm 1991, khi 32 tuổi, đồng thời được trao giải thưởng Tiến sĩ Trung Quốc có đóng góp xuất sắc cho đất nước (做出突出贡献的中国博士学位获得者) bởi Ủy ban Giáo dục Quốc gia Trung Quốc, nay là Bộ Giáo dục Trung Quốc. Năm 1993, ở tuổi 34, ông trở thành Tiến sĩ Sinh đạo sư trẻ nhất tại Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, phụ trách hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành cơ học. Cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Cơ học và Kỹ thuật hàng không và kiêm nhiệm là Phó Viện trưởng Học viện Hàng không vũ trụ Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân từ năm 1995. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân và giữ chức vụ này cho đến cuối năm, với gần 10 năm giảng dạy giáo dục.[5]

Khoa học vũ trụ sửa

 
Mô hình tàu vũ trụ Thần Châu 7 được Mã Hưng Thủy chỉ đạo thiết kế và phóng lên vũ trụ.

Tháng 5 năm 1996, Mã Hưng Thụy được điều động tới khối doanh nghiệp nhà nước lĩnh vực hàng không vũ trụ, nhậm chức Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kỹ thuật không gian Trung Quốc (tức Ngũ Viện) của Hàng Thiên, là Ủy viên Đảng ủy, cấp chính sảnh, địa. Ở Ngũ Viện, ông đồng thời là Tổng chỉ huy kiêm Thiết kế trưởng Vệ tinh thực tiễn số 5 (实践五号, Shijian-5) kiêm Tổ trưởng Tổ chuyên nghiệp hệ thống vệ tinh của Bộ Tổng trang bị Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Năm 1999, Hàng Thiên phân tách thành Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ (CASC) và Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không vũ trụ (CASIC), ông được phân công làm Phó Tổng giám đốc CASC từ tháng 9 cùng năm, công tác cùng thời và cùng vai trò với Vương Dũng ở Hàng Thiên, được phân về làm Phó Tổng giám đốc CASIC. Giai đoạn 1999 đến 2007, là Phó Tổng Giám đốc CASC, ông tham gia công tác hàng không ở hệ thống tổ chức nhiều cơ quan và đơn vị Trung Quốc, đồng thời kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau.[6]

Năm 2000, ông được bầu làm Ủy viên kiêm nhiệm của Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Bộ Tổng trang bị Giải phóng quân. Đến năm 2003, ông là thành viên của Tổ thẩm định khoa học và công nghệ ngành hàng không vũ trụ của Ủy ban Học vị Quốc vụ viện Trung Quốc. Tháng 12 năm 2003, ông kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền thông vệ tinh Hâm Nặc (Sino Satellite Communications). Từ tháng 3 năm 2004 đến tháng 12 năm 2005, ông cũng là Phó Chỉ huy trưởng Chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc ở Dự án thứ I và thứ II. Đến tháng 7 năm 2006, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Quốc tế Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIL), Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý công nghiệp Khoa học và Công nghệ Hàng không Thượng Hải, kiêm Chủ tịch Cơ sở công nghiệp Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Thượng Hải. Bên cạnh đó, năm 2004, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Du hành vũ trụ Trung Quốc và là viện sĩ của Học viện Du hành vũ trụ Quốc tế từ 2007.[7]

Tháng 9 năm 2007, Mã Hưng Thụy được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc.[8] Tháng 10 cùng năm, ông kiêm nhiệm làm Chủ tịch Hiệp hội Du hành vũ trụ Trung Quốc, Phó Tổng Chỉ huy Chương trình Thần Châu, Tổng chỉ huy Dự án tên lửa tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc từ tháng 12 năm 2008. Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012 – 2017, cấp chính bộ, tỉnh.[9]

Chính trị sửa

Cơ quan vũ trụ sửa

 
Mã Hưng Thụy phát biểu tại hội nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tại Áo năm 2013.

Tháng 3 năm 2013, Mã Hưng Thụy chính thức bắt đầu giai đoạn hoạt động chính trị khi được miễn nhiệm các chức vụ trong khối khoa học, công nghệ và doanh nghiệp nhà nước về hàng không vũ trụ, được Tổng lý Lý Khắc Cường bổ nhiệm làm Phó Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, Ủy viên Đảng tổ.[10] Ở vị trí này, ông lãnh đạo kiêm nhiệm các vị trí là Phó Bí thư Đảng tổ, Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, Chủ nhiệm Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học Quốc phòng Quốc gia, Ủy viên Ủy ban chuyên môn Quân ủy trung ương Quốc vụ viện, thành viên Tiểu tổ lãnh đạo công tác phục hồi Đông Bắc Trung Quốc và các cơ sở công nghiệp cũ khác của Quốc vụ viện. Trong giai đoạn này, ông cũng là Tổng Chỉ huy Chương trình Thần Châu, Chủ tịch Tổ chức Hợp tác không gian Châu Á Thái Bình Dương.[11]

Quảng Đông sửa

Tháng 11 năm 2013, Mã Hưng Thụy được Ban Bí thư Trung ương Đảng chuyển tới công tác tại tỉnh Quảng Đông, điều vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đông, nhậm chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Quảng Đông,[12] kế nhiệm Chu Minh Quốc, chính trị gia bị kỷ luật và truy tố. Tháng 3 năm 2015, ông được Tỉnh ủy Quảng Đông điều sang làm Bí thư Thành ủy thành phố Thâm Quyến kiêm Bí thư thứ nhất Khu an ninh quốc phòng thành phố.[13] Cũng trong năm này, thành phố xảy ra vụ Lở đất ở Thâm Quyến 2015, khiến 73 người chết, 4 người mất tích và 16 người bị thương. Vụ tai nạn được đoàn điều tra của Quốc vụ viện xếp vào loại không phải là tai biến địa chất tự nhiên mà là tai nạn về an toàn sản xuất. Ngày 25 tháng 12 năm 2015, ông và Thị trưởng Hứa Cần của Thâm Quyến đã cúi đầu xin lỗi toàn thành phố về tai nạn sạt lở đất.[14][15]

Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Hội nghị lần thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Quảng Đông khóa XII đã quyết định bổ nhiệm Mã Hưng Thụy làm Phó Tỉnh trưởng kiêm Quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông, kế nhiệm Chu Tiểu Đan.[16] Đây là lần đầu tiên trong sau 30 năm, một cán bộ từ tỉnh khác không trưởng thành trong tỉnh đảm nhận chức vụ Tỉnh trưởng Quảng Đông.[17] Ngày 23 tháng 1 năm 2017, ông được bầu làm Tỉnh trưởng Quảng Đông chính thức, là Bí thư Đảng tổ Chính phủ tỉnh, đồng thời là Ủy viên Tiểu tổ Điều phối công tác trung tâm Hồng Kông và Ma Cao Trung ương.[18] Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, tái đắc cử là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[19][20] Ngày 24 tháng 2 năm 2018, ông được bầu là đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII, từ tỉnh Quảng Đông.

Tân Cương sửa

Vào ngày 25 tháng 12 năm 2021, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định điều Mã Hưng Thụy tới Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, kế nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIX Trần Toàn Quốc, vào Ban Thường vụ Khu ủy, nhậm chức Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, đồng thời là Bí thư thứ nhất và Chính ủy thứ nhất của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, chính thức lãnh đạo toàn diện Tân Cương.[21][22][23] Tháng 10 năm 2022, ông tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX,[24][25][26] tài đắc cử Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX,[27][28] sau đó được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị vào ngày 23 tháng 10 năm 2022.[29][30]

Thành tựu khoa học sửa

Vệ tinh sửa

 
Mô hình tàu tự hành Thỏ Ngọc phóng kèm Thường Nga 3 trong Chương trình Mặt Trăng được Mã Hưng Thụy chỉ huy năm 2013.

Trong sự nghiệp của mình, Mã Hưng Thụy là một nhà khoa học cơ học và hàng không vũ trụ với nhiều công trình khoa học nổi tiếng ở cả Trung Quốc và quốc tế. Vào đầu những năm 1990, trên thế giới có một cơn sốt mạnh về vệ tinh cỡ nhỏ, ông bắt đầu nghiên cứu chế tạo cùng các kỹ sư kỹ thuật hàng không. Vào tháng 6 năm 1996, ông tham gia nghiên cứu vệ tinh cỡ nhỏ tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu vệ tinh cỡ nhỏ ở Trung Quốc, là Tổng chỉ huy và Thiết kế chính của vệ tinh cỡ nhỏ hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, vệ tinh Shijian-5.[31][32] Vào ngày 10 tháng 5 năm 1999, tên lửa Long March 4B đã phóng kết hợp kép, đưa vệ tinh Fengyun-1 và vệ tinh Shijian-5 vào không gian cùng nhau, hiện thực hóa khả năng của vệ tinh cỡ nhỏ Shijian-5. Vào mùa xuân năm 1997, Mã Hưng Thụy đến Thiên Tân để tư vấn dự án vệ tinh Ocean-1. Sau đó, năm 1999, ông là lãnh đạo và tổ chức kỹ thuật để hoàn thành thiết kế dự án Hải Dương vệ tinh Haiyang-1, phóng thành công vào ngày 15 tháng 5 năm 2002, khiến Trung Quốc có vệ tinh hàng hải đầu tiên trong lịch sử.[33][34]

Tàu vũ trụ sửa

Khi giữ vị trí Tổng Chỉ huy Chương trình Thần Châu, Mã Hưng Thụy đã lãnh đạo thiết kế và phóng thành công bốn tàu vũ trụ là Thần Châu 7, Thần Châu 8, Thần Châu 9Thần Châu 10, vận chuyển và kết nối thành công trạm vũ trụ Thiên Cung 1. Ở Chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc giai đoạn thứ 2, ông là Tổng Chỉ huy, tổ chức thiết kế và phòng thành công tàu vũ trụ Thường Nga 2, Thường Nga 3 và xe tự hành Thỏ Ngọc, thành công là tàu vũ trụ bay quanh Mặt Trăng đầu tiên của Trung Quốc, và là tàu vũ trụ đầu tiên trong 37 năm (1976 – 2013) thực hiện hạ cánh mềm trên Mặt Trăng, kể từ khi Liên Xô phóng tàu Luna 24 năm 1976.[35][36]

Giải thưởng sửa

Trong sự nghiệp của mình, Mã Hưng Thụy nhận được nhiều giải thưởng về các thành tựu khoa học của mình. Có thể kể đến hai giải Nhì về tiến bộ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về chế tạo vệ tinh, một giải Nhì về thành tích giáo dục cấp quốc gia khi hướng dẫn khoa học ở Cáp Nhĩ Tân, ba giải Nhất về khoa học công nghệ quốc phòng, sáu giải Nhì về tiến bộ khoa học và công nghệ cấp Bộ. Năm 1994, ông được chọn là nhân vật của Chương trình Tài năng xuất sắc xuyên thế kỷ (跨世纪优秀人才计划) của Ủy ban Giáo dục Quốc gia Trung Quốc, và cùng năm đó, ông được Quốc vụ viện trao phụ cấp đặc biệt của nhà nước. Năm 1995, ông được xếp hạng là ứng cử viên nhóm cấp một và cấp hai của Dự án Ngàn vạn Nhân tài Quốc gia Trung Quốc (国家百千万人才工程), và được đánh giá là chuyên gia trẻ và trung tuổi có những đóng góp xuất sắc cho đất nước năm 1996.[37][38]

Đời tư sửa

Mã Hưng Thụy kết hôn với vợ là Vinh Lệ năm 1984, có một con gái. Hai người là bạn cùng lớp đại học, kết hôn sau khi cùng tốt nghiệp, ông bắt đầu sự nghiệp khoa học, và bà là giảng viên Đại học Cáp Nhĩ Tân sau đó.[2]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b “马兴瑞 简历”. Báo Nhân dân Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b “双星两师—马兴瑞”. HIT (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ “陈予恕院士:以创新为引航的灯塔”. CAE (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ “璀璨星空连心宇——访航天科技集团公司总经理马兴瑞”. China Daily (bằng tiếng Trung). ngày 24 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ “我校杰出校友马兴瑞任广东省省长(图)”. LTNU (bằng tiếng Trung). ngày 31 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ 王宇光 (ngày 29 tháng 4 năm 2011). “中国宇航学会开六大马兴瑞当选理事长”. CAST (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ “马兴瑞 璀璨星空连心宇”. China Daily (bằng tiếng Trung). ngày 27 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ “马兴瑞在集团公司成立10周年大会上的报告摘要”. Space China (bằng tiếng Trung). ngày 3 tháng 7 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ “国务院任命马兴瑞为工业和信息化部副部长”. CENA (bằng tiếng Trung). ngày 29 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ “国家航天局局长马兴瑞会见欧空局局长多尔丹”. Quốc vụ viện (bằng tiếng Trung). ngày 22 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ 孙静波 (ngày 27 tháng 4 năm 2015). “林少春任广东省委政法委书记 马兴瑞不再担任”. Chine News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ “马兴瑞2年内三次跨界式工作换岗”. Phượng Hoàng (bằng tiếng Trung). ngày 26 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ 茅敏敏 (ngày 25 tháng 12 năm 2015). “国务院:深圳滑坡不是自然灾害 是生产安全事故”. News Sina (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ 茅敏敏 (ngày 25 tháng 12 năm 2015). “深圳市委书记市长就滑坡事故向全社会鞠躬道歉”. News Sina (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ 庄彧 (ngày 30 tháng 12 năm 2016). “马兴瑞任广东省代省长 朱小丹辞去省长职务(图|简历)”. District CE (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ 刘盛钱 (ngày 30 tháng 12 năm 2016). “马兴瑞任广东省副省长、代理省长”. Sohu (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ 华政 (ngày 24 tháng 1 năm 2017). “李玉妹当选省人大常委会主任 马兴瑞当选广东省省长”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ “Danh sách Ủy viên Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  20. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  21. ^ 张樵苏 (ngày 25 tháng 12 năm 2021). “新疆维吾尔自治区党委主要负责同志职务调整 马兴瑞任新疆维吾尔自治区党委书记”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ Chen Jing (ngày 27 tháng 12 năm 2021). “马兴瑞升任新疆一把手 料跻身中央政治局”. Zaobao (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  23. ^ 应濯 (ngày 26 tháng 12 năm 2021). “从马兴瑞被破格重用谈起:今天中国迫切需要更多实干官员”. DW News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  25. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  26. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  27. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  28. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  29. ^ “中共二十届一中全会公报”. 新华社. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  30. ^ 吴佳潼; 魏婧 (ngày 23 tháng 10 năm 2022). “中国发布丨党的二十届一中全会结束后 新一届中央政治局常委将同中外记者见面”. News China (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  31. ^ “航空科技集团新主帅--航天科技集团公司总经理马兴瑞校友”. HIT (bằng tiếng Trung). ngày 11 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  32. ^ “Chang Wanquan heads the commanding team of Shenzhou-7”. Báo Nhân dân. ngày 10 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  33. ^ “China's First Marine Satellite Haiyang-1 on Track”. China. ngày 6 tháng 9 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  34. ^ “马兴瑞谈中国航天下一步:第二步要突破交会对接”. Space China (bằng tiếng Trung). ngày 6 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  35. ^ Barbosa, Rui C. (ngày 14 tháng 12 năm 2013). “China's Chang'e-3 and Jade Rabbit duo land on the Moon”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  36. ^ Wang Huazhong (ngày 11 tháng 11 năm 2012). “China's Chang'e-3 to land on moon next year”. China Daily. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  37. ^ “马兴瑞详细资料”. Phượng Hoàng (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  38. ^ jeffzhao. “18个故事告诉你深圳市委书记马兴瑞是谁”. QQ (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.

Liên kết ngoài sửa

Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Trần Toàn Quốc
Bí thư Khu ủy Tân Cương
2021–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Vương Vinh
Bí thư Thành ủy Thâm Quyến
2015–2016
Kế vị:
Hứa Cần
Tiền vị:
Chu Minh Quốc
Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy Quảng Đông
2013–2016
Kế vị:
Nhậm Học Trạch
Bí thư Ủy ban Chính Pháp Tỉnh ủy Quảng Đông
2013–2015
Kế vị:
Lâm Tiểu Xuân
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Chu Tiểu Đan
Tỉnh trưởng Quảng Đông
2016–2021
Kế vị:
Vương Vĩ Trung
Tiền vị:
Trần Cầu Phát
Phó Bộ trưởng Bộ Công Tín
Cục trưởng Cục Công nghiệp Khoa Kỹ Quốc phòng

2013
Kế vị:
Hứa Đạt Triết