Mô đun khối ( hoặc ) của một chất là đo đạc tính kháng lại độ nén của nó. Nó được định nghĩa là tỷ lệ của sự tăng áp suất vi phân và sự giảm tương đối của thể tích.[1]

Minh họa sự nén đồng dạng

Định nghĩa sửa

Mô đun khối   có thể được định nghĩa bởi phương trình

 

với   là áp suất,   là thể tích, và  đạo hàm của áp suất theo thể tích. Bằng với

 

với ρkhối lượng riêng và dP/dρ là đạm hàm của áp suất theo khối lượng riêng (nghĩa là tỷ lệ thay đổi áp suất theo thể tích). Nghịch đảo của mô đun khối là độ nén của chất đó.

Các mô đun khác mô tả phản ứng của vật liệu (sức căng) với các loại ứng suất: mô đun cắt mô tả phản ứng với lực cắt, mô đun Young mô tả phản ứng với áp lực thẳng. Đối với một chất lưu, chỉ mô đun khối có ý nghĩa. Đối với một chất rắn không đẳng hướng như là gỗ hoặc giấy, ba loại mô đun này không chứa đủ thông tin để diễn tả hết các tính chất, và phải sử dụng định luật Hooke tổng quát đầy đủ.

Quan hệ nhiệt động lực học sửa

Nói một cách chặt chẽ, mô đun khối là một đại lượng nhiệt động lực học, và để định rõ một mô đun khối cần phải định rõ nhiệt độ thay đổi thế nào trong quá trình nén: nhiệt độ không đổi (  đẳng nhiệt), entropy không đổi (  đẳng entropy), và các biến khác. Những điều này có liên quan đặc biệt đến các chất khí.

Đối với một khí lý tưởng, mô đun khối đẳng entropy   được tính bằng

 

và mô đun khối đẳng nhiệt   được tính bởi

 

trong đó

γtỷ lệ nhiệt dung
p là áp suất.

Khi khí không lý tưởng, những phương trình này chỉ đưa ra mô đun khối xấp xỉ. Trong một chất lưu, mô đu khối Kkhối lượng riêng ρ xác định vận tốc âm thanh c (sóng áp suất), theo công thức Newton-Laplace

 

Trong chất rắn,    có các giá trị rất tương đồng. Chất rắn cũng có thể duy trì sóng dọc: đối với các chất liệu này mô đun đàn hồi thêm vào, ví dụ mô đun cắt, cần có để xác định vận tốc sóng.

Đo đạc sửa

Có thể đo mô đun khối bằng cách sử dụng nhiễu xạ bột dưới áp suất được tác dụng. Nó là một tính chất của chất lưu và cho thấy khả năng thay đổi thể tích của chất lưu theo áp suất.

Các giá trị chọn lọc sửa

Mô đun khối (K) xấp xỉ với các chất liệu phổ biến
Chất liệu Mô đun khối tính theo GPa Mô đun khối tính theo psi
Thủy tinh (xem sơ đồ dưới bảng) 35 đến 55 5,8×106
Thép 160 23,2×106
Kim cương (tại 4K) [2] 443 64×106
 
Ảnh hưởng của một số thành phần thủy tinh chọn lọc lên mô đun khối của một loại thủy tinh.[3]

Một chất liệu với mô đun khối 35 GPa mất một phần trăm thể tích của nó khi chịu một áp suất ngoài 0,35 GPa (~3500 bar).

Mô đun khối (K) xấp xỉ đối với các chất khác
Nước 2,2 GPa (giá trị tăng tại áp suất cao hơn)
Methanol 823 MPa (tại 20 °C và 1 Atm)
Không khí 142 kPa (mô đun khối đoạn nhiệt)
Không khí 101 kPa (mô đun khối nhiệt độ không đổi)
Heli rắn 50 MPa (xấp xỉ)

Tham khảo sửa

  1. ^ “Bulk Elastic Properties”. hyperphysics. Georgia State University.
  2. ^ Page 52 of "Introduction to Solid State Physics, 8th edition" by Charles Kittel, 2005, ISBN 0-471-41526-X
  3. ^ Fluegel, Alexander. “Bulk modulus calculation of glasses”. glassproperties.com.

Đọc thêm sửa

Công thức chuyển đổi
Vật liệu đàn hồi tuyến tính đẳng hướng đồng nhất có tính chất đàn hồi được xác định một cách độc nhất bởi bất cứ hai mô đun nào trong số này; do đó, nếu cho hai loại, bất cứ mô đun đàn hồi nào đều có thể được tính theo các công thức sau.
            Chú thích
             
             
             
             
             
               
             
             
             

 

Có hai nghiệm hợp lệ.
Dấu cộng dẫn đến  .
Dấu trừ dẫn đến  .

             
              Không thể sử dụng khi