Mạch đếm vòng hay Ring counter là mạch được lập ra bằng thanh ghi dịch với phản hồi ngõ ra trở về ngõ vào D đầu tiên. Khoảng cách Hamming của Mạch đếm Overbeck là 2, khoảng cách Hamming của Mạch đếm Johnson là 1.[1]

Mạch đếm vòng 4 bit kiểu Johnson, lập từ flip-flop D, với ngõ vào xoá không đồng bộ

Nguyên lý hoạt động sửa

Mạch đếm vòng có thể lập với số flip-flop không hạn chế, và để thuận tiện thì xét với 4 bit.[2]

  • Đếm vòng tiến hay Overbeck counter thì nối ngõ ra dương của flip-flop cuối cùng về ngõ vào dữ liệu D đầu tiên. Mạch cần nạp logic 1 cho một flip-flop trước khi vận hành.
  • Đếm vòng xoắn (twisted) còn gọi là Johnson counter hay Möbius counter, thì nối ngõ ra đảo của flip-flop cuối cùng về ngõ vào dữ liệu D đầu tiên.

Tiến trình hoạt động của mạch 4 bit sửa

Straight ring/Overbeck counter Twisted ring/Johnson counter
State Q0 Q1 Q2 Q3 State Q0 Q1 Q2 Q3
0 1 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 1 0 0 1 1 0 0 0
2 0 0 1 0 2 1 1 0 0
3 0 0 0 1 3 1 1 1 0
0 1 0 0 0 4 1 1 1 1
1 0 1 0 0 5 0 1 1 1
2 0 0 1 0 6 0 0 1 1
3 0 0 0 1 7 0 0 0 1
0 1 0 0 0 0 0 0 0 0
 
5-Bit Johnson counter

Ứng dụng sửa

Johnson counter là mạch đếm thường dùng, đặc biệt là để phát mã Gray, là mã mà hai trạng thái liền kề chỉ khác nhau nội dung của 1 bit.

Tham khảo sửa

  1. ^ Crowe, John; Hayes-Gill, Barrie (1998). Introduction to Digital Electronics. Newnes. p. 161. ISBN 0-340-64570-9.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2015.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa