Mặt trận Quốc gia Thống nhất

Mặt trận Quốc gia Thống nhất là một liên minh chính trị thành lập ngày 14 tháng 8 năm 1945, gồm các đảng phái quốc gia và những người Trotskyist (nhóm Tranh đấu - Đệ Tứ Quốc tế tại Việt Nam).[1]

Mặt trận Quốc gia Thống nhất
Lãnh tụBảo Đại
Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng
Phong trào Thanh niên Tiền phong
Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Phật giáo Hòa Hảo
Đạo Cao Đài
Thành lập14 tháng 8 năm 1945
Giải tán1945
Trụ sở chínhSài Gòn
Tổ chức quân độiDân quân Cách mạng
Ý thức hệChủ nghĩa dân tộc
Thuộc tổ chức quốc gia Đế quốc Việt Nam
Màu sắc chính thức         
Quốc gia Đế quốc Việt Nam

Các tổ chức tham gia:[1]

  1. Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng
  2. Phong trào Thanh niên Tiền phong (về sau tách khỏi Mặt trận để tham gia Việt Minh)
  3. Nhóm Trí thức
  4. Liên đoàn Công chức
  5. Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
  6. Phật giáo Hòa Hảo
  7. Nhóm Tranh đấu
  8. Đoàn thể Cao Đài

Lịch sử

sửa

Ngày ngày 21 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhất tổ chức một cuộc biểu tình biểu dương lực lượng tại Sài Gòn. Trong tháng 8 các đảng phái trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất và Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức hội nghị quân sự thành lập:

  • Dân Quân Cách mạng Đệ Nhứt Sư đoàn do giới cựu chiến binh trong quân Nhật và Bình Xuyên đảm trách.
  • Dân Quân Cách mạng Đệ Nhị Sư đoàn do Cao Đài đảm trách (Nguyễn Thành Phương, Trình Minh Thế đều xuất thân từ tổ chức này).
  • Dân Quân Cách mạng Đệ Tam Sư đoàn do Nguyễn Hòa Hiệp đảm trách (Nguyễn Hòa Hiệp là đảng viên Quốc Dân Đảng miền Nam, lúc đó đã có sẵn tổ chức Dân Quốc Quân, cùng liên kết với các tổ chức khác để hình thành Đệ Tam Sư đoàn).
  • Dân Quân Cách mạng Đệ Tứ Sư đoàn do Phật giáo Hòa Hảo đảm trách, với tổ chức Bảo An được quy nạp.

Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, các đảng phái thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất yêu cầu ông Trần Văn Giàu đại diện Việt Minh cải tổ Ủy ban hành chính Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo. Sau đó, một số lãnh đạo đảng phái, tôn giáo tại miền Nam đã tham gia vào Ủy ban hành chính. Sau tổ chức này chống lại Việt Minh, một số thành viên hợp tác hay gia nhập Việt Minh.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Hồi Ký 1925 - 1964, tập I, Nguyễn Kỳ Nam, trang 49-51, Nhựt Báo Dân Chủ Mới, 1964.