Mặt trận giải phóng động vật

Phong trào kháng chiến giải phóng động vật

Mặt trận giải phóng động vật (tiếng Anh: Animal Liberation Front) viết tắt là ALF, là một nhóm hoạt động quốc tế không người lãnh đạo của phong trào giải phóng động vật, tham gia vào hành động trực tiếp để đấu tranh cho các quyền động vật. Mục tiêu của họ là ngăn chặn thử nghiệm trên động vật và giết động vật. Điều này được thực hiện chủ yếu thông qua việc giải phóng động vật ra khỏi nơi bị giam cầm, tấn công vào các phòng thí nghiệm, trang trại động vật thông qua hình thức phá hủy các cơ sở, đốt phá trên các thiết bị, tài sản và các hành động trực tiếp khác. Họ sau đó sắp xếp nhà an toàn, chăm sóc thú y và vận hành các khu bảo tồn nơi các động vật sau đó được sống an toàn và tự do.[2] Các nhà phê bình đã gán cho họ là những kẻ khủng bố.[3][4][5][6]

Mặt trận giải phóng động vật
Animal Liberation Front, ALF
Thành lập1976
Sáng lập bởiRonnie Lee và Cliff Goodman
Tiêu điểmQuyền động vật
Vị trí
  • Hoạt động tại hơn 40 quốc gia
Nguồn gốcVương Quốc Anh
Phương phápHành động trực tiếp
Khẩu hiệuBất kỳ hành động nào làm xáo trộn cho nguyên nhân giải phóng động vật, trong đó mọi biện pháp phòng ngừa hợp lý được thực hiện mà không gây hại cho cuộc sống của con người hoặc không phải con người, có thể được coi là hành động ALF.[1]
Trang webanimalliberationfrontline.com

Hoạt động tại hơn 40 quốc gia, các cell của ALF hoạt động một cách bí mật, gồm có các nhóm nhỏ bạn bè và đôi khi chỉ là một người, khiến các cơ quan chính quyền khó theo dõi. Robin Webb của Văn phòng báo chí giải phóng động vật tại Anh nói: "Đó là lý do tại sao ALF không thể bị phá hủy, nó không thể bị xâm nhập một cách hiệu quả, không thể dừng lại. Bạn, mỗi một người trong số các bạn: là ALF.".[7]

Các nhà hoạt động nói rằng phong trào là bất bạo động. Theo nguyên tắc hoạt động của ALF: "bất kỳ hành động nào làm xáo trộn cho nguyên nhân giải phóng động vật, trong đó mọi biện pháp phòng ngừa hợp lý được thực hiện mà không gây hại cho cuộc sống của con người hoặc không phải con người, có thể được coi là hành động ALF", bao gồm các hành động phá hoại gây thiệt hại kinh tế cho nạn nhân của họ. Nhà hoạt động người Mỹ Rod Coronado nói vào năm 2006: "Một điều mà tôi biết rằng là tách chúng tôi ra khỏi những người mà chúng tôi liên tục bị buộc tội là một kẻ khủng bố, một kẻ khủng bố thự́c sự là tội phạm bạo lực, mà sự thật rằng chúng tôi không làm hại bất kỳ ai.".[8]

Tuy nhiên vẫn có những lời chỉ trích rộng rãi cho rằng những người phát ngôn và các nhà hoạt động của ALF đã không lên án các hành vi bạo lực hoặc đã tham gia vào nó dưới danh nghĩa của ALF hoặc dưới một biểu ngữ khác. Những lời chỉ trích đi kèm với sự bất đồng chính kiến trong chính phong trào bảo vệ quyền động vật về việc sử dụng bạo lực, và tăng sự chú ý từ cảnh sát và cộng đồng tình báo. Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu Luật người nghèo miền Nam Hoa Kỳ (SPLC), một tổ chức vận động pháp lý phi lợi nhuận giám sát chủ nghĩa cực đoan ở Hoa Kỳ, đã lưu ý đến sự tham gia của ALF trong chiến dịch ngăn chặn tàn ác với động vật Huntingdon, SPLC xác định ALF sử dụng chiến thuật khủng bố, mặc dù báo cáo sau đó của SPLC cũng lưu ý rằng họ không giết bất kỳ một ai.[3] Vào năm 2005, ALF được xếp vào danh sách của Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ liệt kê một số mối đe dọa khủng bố trong nước mà chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ tập trung nguồn lực.[4] Tại Anh, các hành động của ALF được coi là ví dụ liên can về chủ nghĩa cực đoan trong nước, được xử lý bởi Đơn vị phối hợp chiến thuật cực đoan quốc gia, thành lập vào năm 2004 để giám sát ALF và các hoạt động bảo vệ quyền động vật bất hợp pháp khác.[5][9]

Nguồn gốc sửa

Ban nhạc thương xót sửa

Rễ của ALF bắt nguồn từ tháng 12 năm 1963, khi nhà báo người Anh John Prestige được chỉ định đưa tin về một sự kiện của Devon và Somerset Staghound, nơi ông chứng kiến cảnh các thợ săn đuổi theo và giết một con nai đang mang thai. Để phản đối, ông đã thành lập Hiệp hội chống săn bắn (HSA), phát triển dựa trên các nhóm tình nguyện được đào tạo để ngăn chặn chó săn bằng cách thổi còi và đặt mùi hương giả.[10] Nhóm nhanh chóng trở thành một mạng lưới cho các nhà hoạt động quốc gia sử dụng phương pháp hợp pháp để phá vỡ hoạt động săn bắn.

Nhà văn quyền động vật Noel Molland viết rằng, một trong những nhóm HSA tương tự được thành lập vào năm 1971 bởi một sinh viên luật từ Luton tên Ronnie Lee. Năm 1972, Lee và nhà hoạt động xã hội Cliff Goodman với mục tiêu ngăn chặn sự đau khổ của động vật quyết định cần có thêm chiến thuật tranh đấu. Họ đã hồi sinh lại tên của một nhóm thanh niên tên RSPCABan nhạc thương xót, được tạo ra bởi nhà hoạt động chống nô lệ Catherine Smithies thực hành các hành động trực tiếp để ngăn cản hoạt động săn bắn trong thế kỷ XIX. Những hành động đầu tiên của Ban nhạc rất đơn giản và về cơ bản được hình thành xung quanh ý tưởng phá hoại các phương tiện săn bắn để làm chậm hoặc thậm chí dừng các cuộc săn bắn.[11]

Năm 1973, Ban nhạc có được thông tin công ty Dược phẩm Hoechst đang xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu gần thị trấn Milton Keynes, hạt Buckinghamshire. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1973, hai nhà hoạt động của ban nhạc đã đốt cháy tòa nhà, gây ra thiệt hại trị giá 26.000 bảng Anh. Sáu ngày sau đó, họ trở lại để đốt cháy những gì còn lại của nó, gây thêm thiệt hại trị giá 20.000 bảng Anh trong thiệt hại bổ sung. Hành động này đánh dấu một bước ngoặt cho phong trào giải phóng động vật, nó không chỉ là hành động đầu tiên chống lại ngành công nghiệp thí nghiệm trên động vật mà còn là lần đầu tiên sử dụng phương thức đốt phá.Tháng 6 năm 1974, hai nhà hoạt động của ban nhạc cũng đã đốt cháy những chiếc thuyền tham gia vào cuộc săn hải cẩu hàng năm ở ngoài khơi bờ biển Norfolk. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1974, Ban nhạc đã phát động tám cuộc tấn công vào các phòng thí nghiệm thử nghiệm động vật và các cuộc tấn công khác chống lại những người gây giống gà và các cửa hàng bán súng, làm hư hại các tòa nhà và phương tiện vận chuyển. Hành động giải phóng động vật đầu tiên diễn ra trong cùng thời gian khi các nhà hoạt động đã giải phóng hơn nửa tá con chuột lang từ một trang trại chuột lang ở Wiltshire, sau đó chủ sở hữu đã đóng cửa doanh nghiệp, vì sợ các cuộc tấn công tiếp theo. Trước đó, cũng như bây giờ, việc sử dụng bạo lực đối với tài sản đã gây ra sự chia rẽ trong phong trào còn non trẻ. Tháng 7 năm 1974, Hiệp hội chống săn bắn đã trao phần thưởng 250 bảng Anh để có được thông tin việc nhận biết Ban nhạc, nói với báo chí: "Chúng tôi tán thành lý tưởng của họ, nhưng trái ngược với phương pháp của họ".[12]

Sự hình thành ALF sửa

Vào tháng 8 năm 1974, trong cuộc đột kích thứ hai trở lại sau 2 ngày từ cuộc đột kích đầu tiên thành công của Ban nhạc tại phòng thí nghiệm Động vật thuộc phòng thí nghiệm Oxford ở thị trấn Bicester, Lee và Goodman đã bị một nhân viên an ninh phát hiện và bị cảnh sát bắt giữ, mang lại cho họ biệt danh "Bicester Two". Chính quyền hy vọng vụ bắt giữ sẽ chấm dứt Ban nhạc thương xót, nhưng thay vì bị coi là khủng bố, nhiều người đã coi họ là anh hùng. Các cuộc biểu tình ủng hộ hàng ngày diễn ra bên ngoài tòa án trong phiên tòa của họ, nghị sĩ lao động địa phương, Ivor Clemitson là một trong những người ủng hộ họ. Lee và Goodman cuối cùng không thể thoát được án, họ bị kết án ba năm tù.

Trong tù, Ronnie Lee, một người thuần chay, người đã tuyệt thực cho phong trào để có được thức ăn và quần áo thuần chay. Cuộc tuyệt thực này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông và một lần nữa vấn đề giải phóng động vật được thảo luận công khai. Lee đã tận dụng sự cường điệu của truyền thông để mở lại cuộc tranh luận về Porton Down, một trung tâm nghiên cứu sinh học quân sự thử nghiệm trên động vật.

Vào mùa xuân năm 1976, Goodman và Lee được thả ra sau khi đã chấp hành một phần ba bản án của họ. Khi được thả ra, Lee đã tập hợp các nhà hoạt động Ban nhạc thương xót còn lại và hơn 20 thành viên mới, tất cả 30 người. Xét rằng tên nhóm này không còn phù hợp. Theo nhà văn Molland viết, cái tên Ban nhạc thương xót nghe có vẻ sai khi mô tả về phong trào, như nhìn nhận từ Lee thấy rằng, nó như một phong trào cách mạng. Và Lee muốn một cái tên sẽ ám ảnh những người sử dụng động vật. Vì thế, ông đổi tên nhóm thành Mặt trận giải phóng động vật.[12][13]

Cơ cấu và mục tiêu sửa

Hoạt động ngầm và trên mặt đất sửa

Phong trào có các thành phần ngầm và trên mặt đất, và hoàn toàn phi tập trung không có hệ thống phân cấp chính thức, điều này là do một số hành động có thể là bất hợp pháp. Do đó, các nhà hoạt động làm việc ẩn danh, cho dù trong các nhóm nhỏ hay cá nhân. ALF đưa ra các mục tiêu nhất định phải tuân thủ đối với các tình nguyện viên khi tuyên bố sử dụng biểu ngữ ALF:

  • To inflict economic damage on those who profit from the misery and exploitation of animals.
  • To liberate animals from places of abuse, i.e. laboratories, factory farms, fur farms etc., and place them in good homes where they may live out their natural lives, free from suffering.
  • To reveal the horror and atrocities committed against animals behind locked doors, by performing nonviolent direct actions and liberations
  • To take all necessary precautions against harming any animal, human and non-human.
  • Any group of people who are vegans and who carry out actions according to ALF guidelines have the right to regard themselves as part of the ALF.

Tạm dịch:

  • Giải phóng động vật khỏi tất cả những nơi họ bị ngược đãi, ví dụ như phòng thí nghiệm, trang trại nhà máy, trang trại lông thú,... đặt họ trong những ngôi nhà tốt, nơi họ có thể sống cuộc sống một cách tự nhiên, tránh xa đau khổ.
  • Gây thiệt hại kinh tế cho những người kiếm lợi từ sự khốn khổ và bóc lột động vật.
  • Tiết lộ sự kinh hoàng và tàn bạo đối với động vật đằng sau cánh cửa bị đóng kín, thông qua các hành động trực tiếp và giải phóng bất bạo động.
  • Thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh làm tổn thương động vật, con người hoặc không phải con người.
  • Phân tích hậu quả của tất cả các hành động được đề xuất và không bao giờ đưa ra khái quát khi có thông tin cụ thể.

Bất kỳ nhóm người nào là người thuần chay và thực hiện các hành động theo hướng dẫn của ALF đều có quyền coi mình là một phần của ALF.[1]

Một số nhóm trên mặt đất tồn tại để hỗ trợ các tình nguyện viên bí mật. Nhóm ủng hộ Mặt trận giải phóng Động vật (ALF SG) vận động cộng đồng tham gia ALFSG với một khoản phí nhỏ hàng tháng nhằm hỗ trợ các nhà hoạt động trong tù vì tội ác lương tâm. Nhóm hỗ trợ tù nhân thuần chay, được thành lập năm 1994 khi nhà hoạt động người Anh Keith Mann lần đầu tiên bị tống giam, họ làm việc với chính quyền nhà tù ở Anh để đảm bảo các tù nhân ALF có quyền tiếp cận vào nguồn cung cấp thuần chay. Văn phòng báo chí giải phóng động vật tiếp nhận và công khai các thông cáo nặc danh từ các tình nguyện viên, nhóm được vận hành như một nhóm độc lập được tài trợ bởi các khoản đóng góp từ công chúng, mặc dù Tòa án tối cao ở London phán quyết vào năm 2006 rằng Robin Webb của báo chí giải phóng động vật ở Anh là một nhân vật quan trọng trong ALF.[14]

ALF có ba ấn bản. Arkangel, một tạp chí giải phóng động vật được xuất bản một năm hai lần có trụ sở tại Anh, tạp chí được bán ra trên toàn thế giới, bao quát các khía cạnh về chiến dịch ngầm và trên mặt đất trong phong trào bảo vệ quyền động vật và thúc đẩy lối sống thuần chay, được thành lập bởi Ronnie Lee.

Bite Back, là một trang web và tạp chí được đăng ký tại Malaysia nhằm thúc đẩy phong trào giải phóng động vật. Bite Back hoạt động như một diễn đàn cho các nhà hoạt động ALF có thể để lại các yêu sách trách nhiệm cho các hành động trực tiếp, nó cũng hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm thông tin báo cáo về các sự kiện hiện tại trong cuộc đấu tranh. Trang web cũng tiếp nhận những thông cáo vô danh về Tư pháp chính trị, bao gồm cả những thông tin của Lực lượng Dân quân quyền Động vật (ARM), Bộ Tư pháp (Quyền động vật) và Lữ đoàn Giải phóng Động vật, được thành lập bởi Nicolas Atwood.

Năm 2005, Bite Back xuất bản một "Báo cáo hành động trực tiếp" viết rằng, chỉ riêng trong năm 2004, các nhà hoạt động ALF đã giải phóng 17.262 động vật khỏi các cơ sở và tổng 554 hành động phá hoại, đốt phá đã được thực hiện trên phạm vi toàn cầu.

No Compromise là một trang web có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ. Trước đây là một tạp chí được thành lập bởi Freeman Wicklund đã ngừng xuất bản vào năm 2005 với số thứ 29, báo cáo về các hành động của ALF.[15]

Triết lý hành động trực tiếp sửa

Các nhà hoạt động của ALF cho rằng động vật không nên được coi là tài sản, và các nhà khoa học, các ngành công nghiệp không có quyền chiếm quyền sở hữu những sinh vật sống, người là "chủ thể của cuộc sống" theo lời của triết gia Tom Regan.[16]

Mục đích của ALF là đặt câu hỏi một cách có hệ thống về cách đối xử với động vật trong xã hội. ALF tự coi mình là một cuộc cách mạng vì nó phá vỡ quan niệm về tài sản riêng đối với một sinh vật. David Barbarash, cựu phát ngôn viên, nhà hoạt động ALF nói rằng: "Về mặt triết học, chúng tôi rất nguy hiểm. Một phần của mối nguy hiểm là chúng tôi không chú ý đến sự ảo tưởng tài sản có giá trị hơn sự sống".

Cũng theo quan điểm của ALF, việc không nhận ra đây là một ví dụ về phân biệt đối xử và quy kết các giá trị khác nhau cho những sinh vật dựa trên cơ sở thành viên của từng giống loài, cho rằng đây là sự thiếu sót về mặt đạo đức như phân biệt chủng tộc hay phân biệt giới tính. Họ từ chối vị trí phúc lợi động vật, và cho rằng đối xử nhân đạo là cần thiết và quan trọng hơn đối với động vật. Mục tiêu của họ là làm trống rỗng tất cả những cái lồng, giải phóng tất cả những động vật đang bị giam cầm. Các nhà hoạt động lập luận rằng những động vật mà họ loại bỏ khỏi phòng thí nghiệm hay các trang trại là "được giải phóng", không phải là "bị đánh cắp", bởi vì vốn dĩ họ chưa bao giờ được sở hữu hợp pháp ngay từ đầu.[17]

Đột kích phòng thí nghiệm, dán khóa, kho bị lục soát, cửa sổ bị đập vỡ, xây dựng bị dừng lại, hàng rào bị phá hủy, xe bị đốt cháy, văn phòng bốc cháy, lốp xe bị châm thủng, lồng bị mở, đường dây điện bị cắt đứt, khẩu hiểu tuyên truyền, thải bùn lan rộng, cúp điện, ngập lụt, chó săn bị đánh cắp, áo khoác lông thú bị rạch, tòa nhà bị phá hủy, giải thoát cáo, trại chó bị tấn công, việc kinh doanh bị trộm, náo động, tức giận, phẫn nộ, du côn mặc Balaclava. Đó là một điều ALF! — Keith Mann[18]

Hoạt động trọng tâm của ALF không gây bạo lực lên con người, tất cả thành viên ALF kiên quyết từ chối bạo lực đối với người dân, nhiều nhà hoạt động ủng hộ các cuộc tấn công vào tài sản, so sánh việc phá hủy các phòng thí nghiệm động vật và các cơ sở động vật khác với các chiến binh kháng chiến đã làm nổ tung các buồng khí ở Đức Quốc Xã.[19] Lập luận của họ cho rằng, nếu chỉ đơn giản giải cứu động vật ra khỏi phòng thí nghiệm thì nhân viên phòng thí nghiệm sẽ nhanh chóng thay thế động vật khác, nhưng nếu phòng thí nghiệm bị phá hủy, nó không chỉ làm chậm quá trình phục hồi, mà còn làm tăng chi phí, có thể đắt đỏ đến mức nghiên cứu động vật không thể hồi sinh lại, điều này sẽ khuyến khích việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Một nhà hoạt động ALF có liên quan đến một cuộc tấn công tàn phá vào Đại học Arizona, Hoa Kỳ đã nói với No Compromise vào năm 1996 rằng: "[Tôi], cũng giống như những người theo phong trào giải phóng nô lệ chiến đấu chống lại chế độ nô lệ đã đi vào và đốt cháy các khu nhà và phá hủy khối đấu giá,... Đôi khi bạn chỉ bắt động vật và không làm gì khác, có lẽ đó không phải là một thông điệp mạnh mẽ.".[20]

Quy định chống lại bạo lực trong chính sách ALF đã kích hoạt sự phân chia trong phong trào và bị cáo buộc đạo đức giả từ các nhà phê bình. Cụ thể, năm 1998, chuyên gia về khủng bố Paul Wilkinson đã gọi ALF và các nhóm liên minh là "mối đe dọa khủng bố nội địa nghiêm trọng nhất ở Vương quốc Anh".[21] Năm 1993, ALF bị liệt kê là một tổ chức "tuyên bố đã có các hành vi cực đoan ở Hoa Kỳ", trong bài báo cáo trước Quốc hội về mức độ và tác động của khủng bố trong nước và quốc tế đối với các doanh nghiệp động vật.[22] ALF bị Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ xếp vào nhóm tổ chức khủng bố ở Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2005.[23] Tháng 3 năm 2005, một bài phát biểu về phòng chống khủng bố của FBI đã tuyên bố rằng: "Phong trào khủng bố sinh thái đã gia tăng và nổi tiếng với các nhóm như Mặt trận giải phóng động vật hay còn gọi là ALF, và Earth Liberation Front (ELF). Những nhóm này tồn tại để thực hiện các hành vi phá hoại nghiêm trọng, và để quấy rối và đe dọa chủ sở hữu và nhân viên của khu vực kinh doanh." [24] Trong các phiên điều trần được tổ chức vào ngày 18 tháng 5 năm 2005, trước hội nghị thượng viện, các quan chức của FBI và Cục (kiểm soát) rượu, thuốc lá, súng và chất nổ (ATF) tuyên bố rằng "những kẻ cực đoan quyền động vật và khủng bố sinh thái hiện đang là một trong những kẻ nghiêm trọng nhất trong mối đe dọa khủng bố quốc gia".[25][26] Tuy nhiên, việc sử dụng "nhãn khủng bố" đối với ALF và ELF đã bị chỉ trích, Trung tâm nghiên cứu luật người nghèo miền Nam Hoa Kỳ, nơi theo dõi chủ nghĩa cực đoan trong nước viết rằng "đối với tất cả các thiệt hại tài sản mà họ đã gây ra, gốc cực đoan sinh thái đã không giết bất kỳ một ai".[3]

Nhà triết học Steven Best và bác sĩ phẫu thuật chấn thương Jerry Vlasak, cả hai đều là tình nguyện viên cho văn phòng báo chí giải phóng động vật ở Bắc Mỹ đã bị cấm vào Anh năm 2004 và 2005 sau khi đưa ra giả thuyết ủng hộ bạo lực đối với người. Vlasak nói trong một hội nghị về quyền động vật vào năm 2003: "Tôi không nghĩ rằng bạn phải giết—ám sát—quá nhiều nhà giải phẫu động vật sống trước khi bạn thấy dấu hiệu lượng giải phẫu động vật giảm đi diễn ra, trong 5 kiếp, 10 kiếp, 15 kiếp người, chúng ta có thể cứu được một triệu, hai triệu, 10 triệu động vật phi nhân." [27] Best đặt ra thuật ngữ "tự vệ mở rộng" để mô tả các hành động được thực hiện để bảo vệ động vật bởi con người đóng vai trò như người đại diện. Ông cho rằng các nhà hoạt động có quyền đạo đức để tham gia vào các hành vi phá hoại hoặc thậm chí bạo lực bởi vì động vật không có khả năng tự vệ. Best cho rằng nguyên tắc tự vệ mở rộng phản ánh các đạo luật của bộ hình sự được gọi là phòng vệ cần thiết, có thể được viện dẫn khi bị cáo tin rằng hành động bất hợp pháp là cần thiết để tránh bị tổn hại lớn trong trường hợp sắp xảy ra.[28]

Bản chất của ALF là một kháng chiến không có lãnh đạo có nghĩa là việc hỗ trợ cho Vlasak và Best rất khó đo lường. Một tình nguyện viên ẩn danh trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2005 với 60 minutes của CBS nói về Vlasak: "[Ông] ấy không hoạt động với sự chứng thực của chúng tôi hay nhận hỗ trợ của chúng tôi hoặc sự đánh giá từ chúng tôi, sự giúp đỡ của ALF. Chúng tôi có một quy tắc nghiêm ngặt về bất bạo động,... Tôi không biết ai đã đưa tiến sĩ vào vị trí [ông] ấy đảm nhiệm. Đó không phải là chúng tôi, ALF.".[29]

Triết gia Peter Singer của Đại học Princeton đã lập luận rằng, hành động trực tiếp của ALF chỉ có thể được coi là nguyên nhân chính đáng nếu nó không bạo lực, và ALF là nhóm hoạt động giải phóng động vật có hiệu quả nhất khi phát hiện ra các bằng chứng lạm dụng động vật mà các chiến thuật khác không thể phơi bày. Ông trích dẫn từ chiến dịch "Unnecessary Fuss" vào năm 1984, khi ALF đột kích vào phòng khám nghiên cứu chấn thương sọ não của Đại học Pennsylvania và tìm thấy hình ảnh cho thấy các nhà nghiên cứu cười vào tổn thương não gây ra cho khỉ đầu chó có ý thức như một ví dụ.Trường đại học trả lời rằng việc đối xử với động vật tuân theo hướng dẫn của Viện Y tế Quốc gia (NIH), nhưng do kết quả của việc công khai, phòng thí nghiệm đã bị đóng cửa, bác sĩ thú y trưởng bị sa thải, và trường đại học bị quản chế. Barbara Orlans, một nhà nghiên cứu động vật trước đây của NIH, hiện thuộc Viện Đạo đức Kennedy, viết rằng vụ án đã làm choáng váng cộng đồng y sinh và hiện được coi là một trong những trường hợp quan trọng nhất về đạo đức sử dụng động vật trong nghiên cứu.[30] Singer lập luận rằng nếu ALF tập trung vào loại hành động trực tiếp này, thay vì phá hoại, nó sẽ hấp dẫn tâm trí của những người hợp lý. Chống lại điều này, Steven Best viết rằng các ngành công nghiệp và chính phủ có quá nhiều thành kiến về thể chế và tài chính vì lý do để thắng thế.[31]

Peter Hughes của Đại học Sunderland trích dẫn một cuộc đột kích vào năm 1988 ở Anh, do nhà hoạt động ALF Barry Horne lãnh đạo như một ví dụ về hành động trực tiếp tích cực của ALF. Horne và bốn nhà hoạt động khác quyết định giải phóng Rocky, một con cá heo sống trong một hồ bê tông nhỏ ở Marineland, tại vịnh Morecambe hơn 20 năm, bằng cách di chuyển anh ta từ bể bơi của mình 180 mét (590 ft) ra biển.[32] Cảnh sát thấy họ mang theo một cáng cá heo tự chế, và kết tội họ với tội âm mưu đánh cắp, nhưng họ vẫn tiếp tục chiến dịch giải phóng Rocky. Công viên giải trí Marineland cuối cùng đồng ý bán Rocky với giá 120.000 bảng Anh, số tiền được huy động với sự giúp đỡ của tổ chức từ thiện động vật hoang dã quốc tế Born Free Foundation và tờ báo Mail on Sunday. Vào năm 1991 Rocky được chuyển đến khu bảo tồn biển rộng 80 mẫu Anh (320.000 m2) dự trữ đầm phá ở Quần đảo Turks và Caicos, sau đó được giải phóng về đại dương. Hughes viết rằng hành động ALF đã giúp tạo ra sự thay đổi mô hình ở Anh đối với việc xem cá heo là "diễn viên cá nhân". Ông viết, hiện tại không có cá heo bị giam cầm ở Anh.[33]

Chiến thuật và ý thức hệ sửa

Rachel Monaghan thuộc Đại học Ulster viết rằng, chỉ trong năm đầu tiên hoạt động, các hành động của ALF đã gây thiệt hại 250.000 bảng Anh, nhắm vào các cửa hàng bán thịt, lông thú, rạp xiếc, lò mổ, nhà tạo giống và nhà hàng thức ăn nhanh. Cô viết rằng triết lý của ALF bạo lực chỉ có thể xảy ra khi các dạng sống của những sinh vật hữu tình bị đe dọa, và do đó tập trung vào phá hủy tài sản và đưa động vật ra khỏi phòng thí nghiệm và trang trại phù hợp với triết lý phi bạo lực, bất chấp thiệt hại vật chất mà họ gây ra.[13] Năm 1974, Ronnie Lee nhấn mạnh rằng hành động trực tiếp "chỉ bị giới hạn bởi sự tôn trọng sự sống và sự căm ghét bạo lực", và vào năm 1979, ông đã viết rằng "nhiều cuộc đột kích của ALF đã bị hủy bỏ vì nguy cơ đến tính mạng".[34]

Kim Stallwood, nhà tổ chức quốc gia cho Liên hiệp Anh về xoá bỏ thuật giải phẫu sinh thể (BUAV) vào những năm 1980 viết rằng, phản ứng của công chúng về những cuộc tấn công loại bỏ động vật khỏi các phòng thí nghiệm, trang trại của ALF là rất tích cực, trong phạm vi rộng vì chính sách bất bạo động. Khi Mike Huskisson loại bỏ ba con chó săn thỏ khỏi một nghiên cứu về thuốc lá tại ICI vào tháng 6 năm 1975, giới truyền thông miêu tả ông là một anh hùng.[35][36] Robin Webb viết rằng các tình nguyện viên ALF được xem như là "Robin Hoods của thế giới phúc lợi động vật".[37]

Đầu những năm 1980, BUAV, tổ chức chống giải phẫu sinh thể do Frances Power Cobbe thành lập năm 1898 là một trong số những người ủng hộ ALF đã quyên góp một phần diện tích văn phòng của mình miễn phí cho Nhóm hỗ trợ ALF (ALF SG) và cung cấp hỗ trợ cho những hành động không chính đáng ALF trên tờ báo The Liberator. Năm 1982, một nhóm các nhà hoạt động ALF, bao gồm Roger Yates, hiện là nhà xã hội học tại Đại học College, Dublin và Dave McColl, giám đốc của Sea Shepherd Conservation Society đã trở thành thành viên ủy ban điều hành của BUAV, đã sử dụng vị trí của họ để Cấp tiến tổ chức.[38] Stallwood cho biết, những người điều hành mới tin rằng tất cả các hành động chính trị là lãng phí thời gian và muốn BUAV dành tài nguyên của mình cho hành động trực tiếp. Giữa những năm 1980, Stallwood tin rằng ALF đã mất nền tảng đạo đức ban đầu của nó và đã trở thành cơ hội "cho những kẻ lạc lối hay khốn khổ tìm cách trả thù cá nhân cho một số bất công trong xã hội nhận thức".[35] Vào năm 1984 hội đồng quản trị BUAV đã miễn cưỡng bỏ phiếu trục xuất ALF SG khỏi cơ sở của mình và rút lại sự hỗ trợ chính trị.[39]

Sự phát triển tại Hoa Kỳ sửa

 
Domitian, một trong những con khỉ Silver Spring [40] được giải phóng trong những hành động đầu tiên của ALF tại Hoa Kỳ, được báo cáo chính thức là đã đưa những con khỉ đến một ngôi nhà an toàn vào tháng 9 năm 1981.[41]

Có những tài khoản mâu thuẫn khi ALF lần đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ. FBI cho biết các nhà hoạt động vì quyền động vật có tiền sử thực hiện các hành vi tội phạm cấp thấp ở Mỹ từ những năm 1970.[42] Freeman Wicklund và Kim Stallwood nói rằng hành động ALF đầu tiên diễn ra vào ngày 29 tháng 5 năm 1977, khi các nhà nghiên cứu Ken LeVasseur và Steve Sipman thả hai con cá heo tên Puka và Kea về đại dương từ phòng thí nghiệm động vật có vú của Đại học Hawaii.[43] Văn phòng Báo chí Giải phóng Động vật ở Bắc Mỹ quy kết vụ việc thả cá heo cho một nhóm có tên là Undersea Railroad và nói rằng hành động ALF đầu tiên trên thực tế là một cuộc đột kích vào Trung tâm Y tế Đại học New York vào ngày 14 tháng 3 năm 1979, khi các nhà hoạt động loại bỏ một con mèo, hai con chó và hai con chuột lang khỏi phòng thí nghiệm.[44]

Kathy Snow Guillermo viết trong Monkey Business, hành động loại bỏ đầu tiên của ALF là vào ngày 22 tháng 9 năm 1981 trên những con khỉ Silver Spring, 17 con khỉ thí nghiệm trong sự giám sát hợp pháp của tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật PETA, sau khi một nhà nghiên cứu thử nghiệm trên họ bị bắt vì cáo buộc vi phạm pháp luật tàn ác. Khi tòa án phán quyết những con khỉ được trả lại cho nhà nghiên cứu thì họ bị biến mất một cách bí ẩn, chỉ xuất hiện lại sau năm ngày, sau khi PETA biết được hành động pháp lý chống lại nhà nghiên cứu không thể tiến hành vì không có khỉ làm bằng chứng.[41] Ingrid Newkirk, chủ tịch của PETA viết rằng, tế bào ALF đầu tiên được thành lập vào cuối năm 1982, sau khi một sĩ quan cảnh sát mà cô gọi là "Valerie" trả lời công khai kích hoạt lại vụ khỉ Silver Spring. Valerie liên lạc với Ronnie Lee của ALF thông qua Kim Stallwood lúc đó đang làm việc cho BUAV. Cô sau đó bay đến Anh để nhận được sự huấn luyện từ ALF. Lee hướng cô đến một trại huấn luyện, nơi cô được dạy cách đột nhập vào phòng thí nghiệm. Newkirk viết rằng "Valerie" trở về Maryland, Hoa Kỳ và thiết lập một tế bào ALF, với cuộc đột kích đầu tiên diễn ra vào ngày 24 tháng 12 năm 1982, chống lại Đại học Howard, 24 con mèo được loại bỏ, trong số đó có những con mèo được phát hiện chân sau của họ đã bị què.[43][45][46]

Hai cuộc đột kích ban đầu của ALF đã dẫn đến việc đóng cửa một số nghiên cứu tại các trường đại học. Vào ngày 28 tháng 5 năm 1984, một cuộc đột kích vào phòng thí nghiệm Cranial Lesion tại Đại học Pennsylvania đã gây ra thiệt hại trị giá 60.000 USD và 60 giờ video được các nhà hoạt động thực hiện trước cuộc đột kích, cho thấy các nhà nghiên cứu cười khi họ sử dụng một thiết bị thủy lực để gây tổn thương não cho khỉ đầu chó.[47] Các cuộn băng sau đó được chuyển cho PETA, nơi đã sản xuất bộ phim tài liệu có tên "Unnecessary Fuss". Phòng thí nghiệm sau đó đã bị đóng cửa, bác sĩ thú y trưởng của trường đại học bị sa thải, và trường đại học bị quản chế.[48]

Vào ngày 20 tháng 4 năm 1985, hành động trên sự chỉ dẫn từ một sinh viên của trường, ALF đã đột kích một phòng thí nghiệm thuộc Đại học California, Riverside, giải phóng 468 động vật gồm chuột, chồn Opossum, bồ câu, thỏ, chuột cống và một con khỉ đuôi cụt 5 tuần tuổi bị tách khỏi mẹ khi mới sinh ra tên Britches. Britches được tìm thấy trong tình trạng một mình trong một cái lồng với đôi mắt được khâu kín và một thiết bị sonar được cấy trên hộp sọ như một phần của nghiên cứu về bệnh mù.[49][50] Cuộc đột kích, được ALF dùng băng để niêm phong khiến tám trong số mười bảy dự án nghiên cứu đang hoạt động của phòng thí nghiệm phải ngừng hoạt động, và trường đại học cho biết công trình nghiên cứu nhiều năm về y học đã bị mất, gây thiệt hại 700.000 USD. Cuộc đột kích khiến giám đốc Viện Y tế Quốc gia James Wyngaarden cho rằng nên được coi là hành động khủng bố.[51][52]

Hành động phá hoại nhất của ALF xảy ra vào ngày 6 tháng 4 năm 1987 tại phòng thí nghiệm giải phẫu sinh thể thuộc Đại học California đang được xây dựng. Công trình bị ALF đốt cháy cùng với hai mươi chiếc xe của trường bị hư hại. Thiệt hại lên tới 5,1 triệu USD. Vào ngày 2 tháng 4 năm 1989, tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học Arizona, các nhà hoạt động đã giải phóng 1.231 động vật trong đó gồm có 1.160 con chuột, vẽ khẩu hiệu tuyên truyền và đốt hai vụ hỏa hoạn ở hai văn phòng gây nên tổng thiệt hại hơn 500,000 USD.[53]

Lực lượng Dân quân Quyền động vật và Bộ Tư pháp sửa

Monaghan viết rằng, vào khoảng năm 1982, có một sự thay đổi đáng chú ý ở vị trí bất bạo động, và không một ai trong phong trào chấp thuận. Đó là một số nhà hoạt động bắt đầu thực hiện các mối đe dọa chống lại các cá nhân, tiếp theo là bom thư và các mối đe dọa làm ô nhiễm thực phẩm.[13]

Năm 1982, bom thư được gửi đến bốn nhà lãnh đạo đảng lớn ở Anh, bao gồm cả Thủ tướng Margaret Thatcher trên phố Downing.

Vụ sợ thực phẩm lớn đầu tiên xảy ra vào tháng 11 năm 1984, một chiến dịch khủng bố đã được tiến hành chống lại thương hiệu Mars Incorporated nhằm yêu cầu công ty này dừng ngay các tiến hành xét nghiệm nha khoa trên khỉ.[54] Vào ngày 17 tháng 11, tờ Sunday Mirror nhận được cuộc gọi từ ALF nói rằng họ đã tiêm thuốc diệt chuột vào các thanh sô-cô-la Mars trong các cửa hàng trên toàn quốc. Cuộc gọi được theo sau bởi một bức thư chứa thanh kẹo Mars được cho là bị nhiễm độc, và tuyên bố rằng những thanh sô-cô-la nhiễm độc đó đang được bán ở London, Leeds, York, Southampton và Coventry. Hàng triệu thanh kẹo đã được loại bỏ khỏi kệ trong các cửa hàng ngay sau đó và Mars ngừng sản xuất, gây thiệt hại hơn 4,5 triệu USD.[55] ALF sau đó xác nhận các tuyên bố là một trò lừa bịp. Những tuyên bố về sự ô nhiễm tương tự đã được ALF đưa ra đối với L'Oréal và Lucozade.[56]

Bom thư được tuyên bố bởi Animal Rights Militia (ARM), mặc dù báo cáo ban đầu vào tháng 11 năm 1984 bởi David Mellor, khi đó là một bộ trưởng Bộ Nội vụ nói rõ rằng chính Mặt trận giải phóng động vật đã nhận trách nhiệm.[57] Đây là một ví dụ ban đầu về việc chuyển đổi trách nhiệm từ biểu ngữ này sang biểu ngữ khác tùy thuộc vào bản chất của hành động, với ARM và bí danh khác. Bộ Tư pháp (quyền động vật)—sử dụng lần đầu tiên vào năm 1993—nổi lên như là tên cho hành động trực tiếp, đã vi phạm nguyên tắc hoạt động của ALF "không tổn hại đến tính mạng". Một bài viết có chữ ký của RL—được cho là Ronnie Lee—vào tháng 10 năm 1984 xuất hiện trong bản tin của ALF Supporters Group đã đề nghị các nhà hoạt động thành lập "các nhóm mới ... dưới tên mới mà chính sách của họ không loại trừ việc sử dụng bạo lực đối với những kẻ ngược đãi động vật.".[58]

Không một ai biết được nhà hoạt động nào đã tiến hành các hoạt động dưới biểu ngữ ALF hay ARM, họ chỉ giả định rằng có sự chồng chéo lẫn nhau.

Chuyên gia về khủng bố Paul Wilkinson đã viết rằng ALF, Bộ Tư pháp (quyền động vật) và ARM về cơ bản là giống nhau,[59] và Robert Garner của Đại học Leicester viết, sẽ vô nghĩa để tranh luận vì bản chất của phong trào là một nhóm kháng chiến không có người lãnh đạo. Robin Webb của Văn phòng Báo chí Giải phóng Động vật tại Anh đã thừa nhận rằng các nhà hoạt động có thể là cùng một người: "Nếu ai đó muốn hành động như Dân quân Quyền Động vật hoặc Bộ Tư pháp, đơn giản đặt chính sách của Mặt trận giải phóng động vật, thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa hợp lý để không gây nguy hiểm đến tính mạng.".[60]

Từ năm 1983 trở đi, một loạt bom gây cháy nổ được đặt trong các cửa hàng bách hóa bán da lông thú, với mục đích kích hoạt hệ thống chữa cháy để gây thiệt hại, một số cửa hàng đã bị phá hủy một phần lớn hoặc hoàn toàn.[61] Vào tháng 9 năm 1985, các thiết bị gây cháy được đặt dưới những chiếc xe của Sharat Gangoli và Stuart Walker, cả hai đều là nhà nghiên cứu động vật thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Sinh học Công nghiệp Anh (BIBRA), 2 chiếc xe phát nổ và bị phá hủy hoàn toàn nhưng không gây ra bất kỳ thương tích nào trên người, ARM đã nhận trách nhiệm cho hành động trên. Vào tháng 1 năm 1986, ARM cho biết họ đã đặt các thiết bị gây nổ dưới xe ô tô của bốn nhân viên Huntingdon Life Sciences, dự kiến ​​sẽ phát nổ trong vòng một giờ. Một thiết bị nữa được đặt dưới chiếc xe của Andor Sebesteny, một nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Hoàng gia, người đã phát hiện ra trước khi nó phát nổ.[62] Các cuộc tấn công lớn tiếp theo vào các nhà nghiên cứu cá nhân diễn ra vào năm 1990, khi những chiếc xe của hai nhà nghiên cứu thú y đã bị phá hủy bởi các thiết bị nổ tinh vi trong hai vụ nổ riêng biệt.[63]

Cờ giả và từ chối hợp lý sửa

Biểu ngữ ALF được sử dụng bởi các nhà hoạt động từ chối hoạt động dựa trên nguyên tắc bất bạo động của ALF, hoặc bị sử dụng bởi các đối thủ thực hiện cái gọi là hoạt động "cờ giả" được thiết kế để khiến ALF trở nên hung bạo. Sự giống nhau không chắc chắn đó cung cấp cho các nhà hoạt động ALF chính hiệu với sự từ chối hợp lý nếu một hoạt động có biến cố hoặc bị trục trặc bằng cách phủ nhận hành động là "ALF đích thực".[64]

Một số sự cố trong những năm 1989 và 1990 được phong trào mô tả là hoạt động cờ giả. Vào tháng 2 năm 1989, một vụ nổ đã làm hỏng khu vực nghiên cứu Senate House tại Đại học Bristol, cuộc tấn công được tuyên bố bởi "Hội lạm dụng động vật" vô danh. Vào tháng 6 năm 1990, bom phát nổ sau 2 ngày trên những chiếc xe của Margaret Baskerville, một bác sĩ phẫu thuật thú y làm việc tại Porton Down, một cơ sở nghiên cứu hóa học, và Patrick Max Headley, giáo sư sinh lý học tại Đại học Bristol. Baskerville đã trốn thoát mà không bị thương bằng cách nhảy qua cửa sổ chiếc xe jeep mini của mình khi quả bom sử dụng thiết bị nghiêng thủy ngân phát nổ bên cạnh bình xăng. Trong cuộc tấn công vào Headley, New Scientist—một tạp chí khoa học công nghệ viết có liên quan đến việc sử dụng chất nổ dẻo, một đứa bé 13 tháng tuổi trong xe đẩy đã bị bỏng đèn flash, vết thương mảnh đạn ở lưng và ngón tay bị đứt một phần.[65]

Không có thực thể được biết nào nhận trách nhiệm về các vụ tấn công, các nhà hoạt động ALF và các nhà hoạt động trong phong trào bảo vệ quyền động vật đã lên án mạnh mẽ những vụ tấn công trên. Keith Mann viết rằng: "Thật không hợp lý khi các nhà hoạt động ALF được biết đến với việc chế tạo các thiết bị gây cháy nổ đơn giản từ các bộ phận gia dụng trong gia đình, đột nhiên chuyển sang các công tắc nghiêng thủy ngân và chất nổ dẻo.". Vài ngày sau vụ đánh bom, "Hiệp hội bảo vệ quyền động vật Anh" vô danh đã nhận trách nhiệm vì đã gắn một quả bom đinh vào chiếc xe Land Rover của một thợ săn ở Somerset. Từ những bằng chứng pháp y mà cảnh sát có, họ đã bắt giữ chủ sở hữu của chiếc xe, người đã thừa nhận rằng ông ta đã tự đánh bom chính chiếc xe của mình để làm mất uy tín phong trào quyền động vật, bị kết vào hai tội danh và bị bỏ tù chín tháng. Vụ cài bom Baskerville và Headley vẫn còn là một bí ẩn.[66]

Vào năm 2018, Cảnh sát đô thị Luân Đôn đã xin lỗi đến công chúng về hoạt động của một trong những điệp viên bí mật của họ đã xâm nhập vào nhóm. Một sĩ quan cảnh sát sử dụng tên "Christine Green" đã tham gia vào việc giải phóng bất hợp pháp một số lượng lớn chồn từ một trang trại ở Ringwood vào năm 1998. Nhiệm vụ đã được các sĩ quan cảnh sát cấp cao chấp thuận.[67]

1996–hiện tại sửa

Việc phá hủy tài sản bắt đầu tăng đáng kể sau khi một số chiến dịch cao cấp được thành lập để đóng cửa các cơ sở lạm dụng động vật. Consort Kennels, một cơ sở nghiên cứu thử nghiệm giống chó săn thỏ, trang trại Hillgrove, nơi nhân giống mèo và trang trại Newchurch, nơi gây giống chuột lang, tất cả đã bị đóng cửa sau khi trở thành mục tiêu của các chiến dịch bảo vệ quyền động vật, được cho có liên quan đến ALF.

Tại Vương quốc Anh, trong năm tài chính 1991–1992, khoảng 100 xe tải thịt đông lạnh đã bị phá hủy bởi các thiết bị gây cháy, gây nên con số thiệt hại lên đến 5 triệu bảng Anh. Các ổ khóa của những người bán thịt bị lấp đầy bằng keo, các loại thịt bọc nhựa bị đâm thủng trong các siêu thị, cơ sở lò mổ và các xe tải thịt đông lạnh bị đốt cháy.[68]

Vào năm 1999, các nhà hoạt động của ALF tham gia vào chiến dịch quốc tế ngăn chặn tàn ác với động vật Huntingdon (SHAC) để đóng cửa Huntingdon Life Sciences (HLS), một cơ sở nghiên cứu hợp đồng thử nghiệm động vật lớn nhất châu Âu. Trung tâm nghiên cứu Luật người nghèo miền Nam Hoa Kỳ, nơi theo dõi chủ nghĩa cực đoan trong nước của Hoa Kỳ, đã mô tả modus operandi của SHAC là "chiến thuật khủng bố trắng trợn tương tự như các phần tử cực đoan chống phá thai".[4] Nhà hoạt động ALF Donald Currie đã bị bỏ tù 12 năm và bị quản chế suốt đời vào tháng 12 năm 2006 sau khi bị kết tội đặt bom tự chế trước cửa nhà của các doanh nhân có liên kết với HLS.[69] Giám đốc của HLS, Brian Cass, đã bị tấn công bởi những người đàn ông cầm rìu vào tháng 2 năm 2001, cuộc tấn công nghiêm trọng đến nỗi Chánh thanh tra thám tử Tom Hobbs của cảnh sát Cambridgeshire nói rằng nó hoàn toàn may mắn, chúng tôi không bắt đầu một cuộc điều tra về một vụ giết người.[70] David Blenkinsop là một trong những người bị kết án về vụ tấn công, người trong quá khứ đã thực hiện các hành động nhân danh ALF.[71]

Cũng trong năm 1999, một phóng viên tự do, Graham Hall, cho biết ông đã bị tấn công sau khi sản xuất một bộ phim tài liệu bình luận về ALF, được phát sóng trên Channel 4. Bộ phim tài liệu cho thấy nhân viên báo chí của ALF, Robin Webb, "dường như" đang tư vấn cho ông (người đang quay phim bí mật khi đang cố gắng trở thành một nhà hoạt động) về cách chế tạo một thiết bị nổ ngẫu hứng, Webb cho biết những bình luận của ông đã được sử dụng ngoài ngữ cảnh. Graham Hall nói do kết quả của bộ phim tài liệu, ông ta bị bắt cóc, trói vào ghế có chữ "ALF" sau lưng, trước khi được thả ra 12 giờ sau đó với cảnh báo không báo cho cảnh sát.[72]

Vào tháng 6 năm 2006, ALF đã nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom gây cháy nổ vào nhà nghiên cứu của UCLA, Lynn Fairbanks, sau khi một quả bom gây cháy được đặt ở trước cửa ngôi nhà do một người thuê 70 tuổi của bà Lynn chiếm đóng. Theo FBI, nó đủ mạnh để giết chết người cư ngụ, nhưng không thể bốc cháy.[73][74][75] Kể từ năm 2008, các nhà hoạt động đã tiến hành ngày càng nhiều các cuộc biểu tình đến nhà của các nhà nghiên cứu, dàn dựng "các cuộc biểu tình tự chế", chẳng hạn việc gây ồn ào vào ban đêm, viết khẩu hiệu lên tài sản của các nhà nghiên cứu, đập vỡ cửa sổ và lan truyền tin đồn cho hàng xóm.[76]

Chiến dịch Backfire sửa

Ngày 20 tháng 1 năm 2006, như một phần của chiến dịch Backfire, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tuyên bố buộc tội mười một nhà hoạt động ALF bao gồm chín người Mỹ và hai người Canada. 9 trong số 11 người đã nhận tội âm mưu và đốt phá trong chuỗi 20 vụ án từ năm 1996 đến năm 2001, thiệt hại tổng cộng 40 triệu USD.[77] Trước đó, vào tháng 12 năm 2005 với sự hỗ trợ của Cục rượu, thuốc lá, súng và chất nổ (ATF). FBI đã truy tố các nhà hoạt động tư cách thành viên ALF và Earth Liberation Front (ELF) gồm sáu phụ nữ và bảy người đàn ông với tổng số 65 cáo buộc, bao gồm các cuộc tấn công gây cháy nổ đối với các nhà máy chế biến thịt, các công ty khai thác gỗ, đường dây điện cao thế, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Oregon, Wyoming, Washington, California, Colorado và sự phá hủy một cài đặt năng lượng năm 1996 đến 2001. Bộ Tư pháp đã gọi các hành vi này là "khủng bố trong nước". Trong khi các nhà hoạt động vì quyền động vật và môi trường đã gọi hành động pháp lý này là sự "Green Scare".[78]

Theo báo cáo và trang web riêng của chiến dịch, hầu hết những người bị buộc tội ban đầu tuyên bố là vô tội. Các công tố viên cho biết 11 người bị buộc tội vào năm 2006 đã tự gọi mình là "gia đình" và tuyên thệ bảo vệ lẫn nhau. FBI cũng cho biết về một khoản phí liên quan đến vụ đốt phá năm 1998 của ELF, tuyên bố chỉ riêng khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Vail ở Colorado và các khoản phí khác liên quan đến cuộc tấn công vào phòng thí nghiệm Thực vật học tại Đại học Washington năm 2001, tổng chi phí thiệt hại do vụ đánh bom ước tính lên tới gần 80 triệu USD.

Chiến dịch Backfire là một cuộc điều tra đa cơ quan do Cục Điều tra Liên bang (FBI) thực hiện về các hành vi hủy hoại nhân danh quyền động vật và nguyên nhân môi trường ở Hoa Kỳ được xem xét như khủng bố. Năm 2004, FBI đã hợp nhất 7 cuộc điều tra độc lập từ văn phòng hiện trường ở Portland, Oregon và gọi chúng là chiến dịch Backfire. Theo tuyên bố của cơ quan này, mục tiêu hoạt động là điều tra các hành vi khủng bố trong nước, được thực hiện trên hai nhóm các nhà hoạt động, ELF và ALF.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Best, Steven & Nocella, Anthony J. (eds), Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do?,Lantern Books, 2004, p. 8.
  2. ^ Đối với tuyên bố sứ mệnh của họ, xem tuyên bố sứ mệnh của ALF, truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2010. Để biết thêm thông tin về mục tiêu của họ và quan điểm của họ như là Đường sắt ngầm, xem:
  3. ^ a b c Blejwas, Andrew; Griggs, Anthony; và Potok, Mark. "Khủng bố từ bên phải", Trung tâm Luật Nghèo miền Nam, Mùa hè năm 2005, truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  4. ^ a b c "Từ đẩy tới xô đẩy" Lưu trữ 2003-10-19 tại Wayback Machine, Báo cáo tình báo của Trung tâm luật nghèo đói miền Nam, mùa thu năm 2002.
  5. ^ a b "Về NETCU""Chủ nghĩa cực đoan trong nước là gì?", Đơn vị phối hợp chiến thuật cực đoan quốc gia, truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  6. ^ “Global Terrorism Database Search Result for "Animal Liberation Front" Graph of incident types per year”. The Global Terrorism Database. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2019.
  7. ^ *For the list of countries, see "Diary of Actions" Lưu trữ 2017-11-29 tại Wayback Machine, Bite Back, accessed ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ Đối với mã ALF, xem Best, Steven & Nocella, Anthony J. (chủ biên), Khủng bố hay Chiến binh Tự do?, Sách lồng đèn, 2004, tr. số 8.
  9. ^ "Điều tra sau khi tìm thấy bom uni", BBC News, ngày 27 tháng 2 năm 2007.
  10. ^ Tốt nhất, Steven trong Best & Nocella (chủ biên), Những kẻ khủng bố hoặc những người đấu tranh tự do, Lantern Books, 2004, tr. 19.
  11. ^ Molland, Noel. "Ba mươi năm hành động trực tiếp" trong Best & Nocella (chủ biên), Những kẻ khủng bố hoặc Chiến binh tự do, Lantern Books, 2004, tr. 67ff.
  12. ^ a b Molland, Neil. "Ba mươi năm hành động trực tiếp" trong Best & Nocella (chủ biên), Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do, Lantern Books, 2004, trang 70
  13. ^ a b c Monaghan, Rachael. "Terrorism in the Name of Animal Rights", in Taylor, Maxwell and Horgan, John. The Future of Terrorism. Routledge 2000, pp. 160–161 ISBN 0714650366.
  14. ^
  15. ^ Đối với Arkangel, xem Arkangel [1], truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.
  16. ^ Regan, Tom. Trường hợp cho quyền động vật. Nhà xuất bản Đại học California, 1983.
  17. ^ Tốt nhất, Steven. "Giới thiệu," trong Best và Nocella. (eds.) Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do?. Lantern Books, 2004, trang 24 Mây26.
  18. ^ Mann, Keith. From Dusk Till Dawn. Puppy Pincher Press, 2007, p. 55.
  19. ^ Bernstein, Mark. "Giải phóng hợp pháp", trong Best và Nocella. Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do?. Sách lồng đèn, 2004, tr. 91.
  20. ^ McClain, Carla. "ALF: Một cuộc phỏng vấn bí mật với một người bạn đồng hành từ bi", Không thỏa hiệp, tháng 3 năm 1996, tr. 12, được trích dẫn trong Schnker, Maxwell. "Ở cánh cổng địa ngục", trong Best and Nocella, những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do?, 2004, tr 115 1151616.
  21. ^ "Bên trong ALF", Công văn, Truyền hình Kênh 4, 1998.
  22. ^ "Báo cáo trước Quốc hội về mức độ và ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố trong nước và quốc tế đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, Phụ lục 1" Lưu trữ 2017-06-30 tại Wayback Machine, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ
  23. ^ Rood, Justin. "Các nhóm bảo vệ quyền động vật và các chiến binh sinh thái lập danh sách khủng bố của DHS, cảnh giác cánh hữu được bỏ qua" Lưu trữ 2008-11-29 tại Wayback Machine, Tạp chí Quốc hội, ngày 25 tháng 3 năm 2005.
  24. ^ "Bài phát biểu của John E. Lewis, Phó Trợ lý Giám đốc, Phòng Chống khủng bố của FBI". Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 4 về an toàn công cộng: Công nghệ và chống khủng bố Các sáng kiến và quan hệ đối tác chống khủng bố, San Francisco, California. Ngày 14 tháng 3 năm 2005.
  25. ^ Terry Frieden, "FBI, ATF giải quyết khủng bố trong nước", CNN, ngày 19 tháng 5 năm 2005.
  26. ^ FBI định nghĩa "khủng bố trong nước" là "các hoạt động liên quan đến các hành vi nguy hiểm đến tính mạng con người là vi phạm luật hình sự của Hoa Kỳ hoặc của bất kỳ tiểu bang nào; dường như có ý định đe dọa hoặc ép buộc dân chúng; của một chính phủ bằng cách phá hủy hàng loạt, ám sát hoặc bắt cóc và xảy ra chủ yếu trong phạm vi quyền tài phán lãnh thổ của Hoa Kỳ ". (18 USC § 2331 (5)) [2]
  27. ^ Để biết thông tin về việc cấm Best và Vlasak, xem MacLeod, Donald. "Anh sử dụng luật thù hận để cấm các nhà vận động bảo vệ quyền động vật", The Guardian, ngày 31 tháng 8 năm 2005.
  28. ^ Tốt nhất, Steven. "Những lỗ hổng trong logic, lỗ hổng trong chính trị: Quyền và chủ nghĩa bãi bỏ trong Chủ nghĩa đặc quyền của Joan Dunay" Lưu trữ 2011-10-03 tại Wayback Machine, drstevebest.org, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.
  29. ^ Bradley, Ed. "Phỏng vấn thành viên ALF Cell", 60 phút, CBS News, ngày 13 tháng 11 năm 2005.
  30. ^ Xương đòn, Larry. Những gì động vật muốn: Chuyên môn và vận động trong chính sách phúc lợi động vật trong phòng thí nghiệm. Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2004, tr. 90, và Mitchans, F. Barbara. Việc sử dụng động vật của con người: Nghiên cứu trường hợp trong lựa chọn đạo đức. Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1998, trang 71.
  31. ^ Ca sĩ, Peter. Giải phóng động vật, được trích dẫn trong Best và Nocella. (eds.) Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do?. Lantern Books, 2004, trang 28 trận29.
  32. ^ "Animal rights man dies on hunger strike"[liên kết hỏng], Lancashire Evening Telegraph, ngày 8 tháng 11 năm 2001; "Barry's life", Arkangel, accessed ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  33. ^ Hughes, Peter. "Động vật, giá trị và du lịch - sự thay đổi cấu trúc trong việc cung cấp du lịch cá heo ở Anh", Quản lý du lịch, Tập 22, Số 4, Tháng 8 năm 2001, trang 321
  34. ^ Đối với trích dẫn "sự tôn kính của cuộc sống", xem Lee, Ronnie. Hòa bình, 1974, và phần còn lại thấy Lee và Gary Treadwell trong Freedom, 1979, cả hai được trích dẫn ở Stallwood, Kim. "Tổng quan cá nhân về hành động trực tiếp" trong Best và Nocella. (eds.) Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do? Sách lồng đèn, 2004, tr. 83.
  35. ^ a b Gỗ cây, Kim. "Tổng quan cá nhân về hành động trực tiếp" trong Best và Nocella (chủ biên.). Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do? Sách lồng đèn, 2004, tr. 83.
  36. ^ "The man who hounds the huntsmen" Lưu trữ 2008-02-01 tại Wayback Machine, St Neots Advertiser, ngày 24 tháng 12 năm 1975.
  37. ^ Webb, Robin. "Giải phóng động vật - Bằng 'Bất cứ điều gì có nghĩa là cần thiết", trong Best và Nocella. (eds.) Những kẻ khủng bố hoặc những người đấu tranh tự do, Lantern Books, 2004, tr. 77.
  38. ^ Vàng, M. Thế kỷ động vật: Kỷ niệm thay đổi thái độ đối với động vật. Thợ mộc, 1998, tr. 158.
  39. ^ Gỗ cây, Kim. "Tổng quan cá nhân về hành động trực tiếp" trong Best và Nocella (chủ biên.). Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do? Lantern Books, 2004, trang 85.
  40. ^ Xương đòn, Larry. '"Điều mà động vật muốn: Chuyên môn và vận động trong chính sách phúc lợi động vật trong phòng thí nghiệm . Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2004, trang 76, xem hình 4.2.
  41. ^ a b Guillermo, tuyết tuyết. Kinh doanh khỉ, Sách báo quốc gia, trang 69 Công72.
  42. ^ Xu hướng về quyền động vật và chủ nghĩa cực đoan môi trường ", Chủ nghĩa khủng bố 2000/2001", Cục điều tra liên bang.
  43. ^ a b Tốt nhất, Steven trong Best & Nocella (chủ biên), Những kẻ khủng bố hoặc những người đấu tranh tự do, Lantern Books, 2004, tr. 21; Vorsino, Mary. "Cá heo cuối cùng chết tại phòng thí nghiệm biển" Lưu trữ 2007-10-30 tại Wayback Machine, Bản tin Star Star , ngày 26 tháng 2 năm 2004. Cũng xem Tiểu sử của Ken LeVasseur ", Cá voi trên mạng, truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.
  44. ^ "Lịch sử phong trào giải phóng động vật", Văn phòng báo chí giải phóng động vật Bắc Mỹ; "Các hoạt động Mặt trận Giải phóng Động vật - Hoa Kỳ", Mặt trận Giải phóng Động vật, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.
  45. ^ Newkirk, Ingrid. Giải phóng các loài động vật: Câu chuyện có thật về Mặt trận Giải phóng Động vật, 2000; Lowe, Brian M. Những từ vựng đạo đức mới nổi. Sách Lexington, 2006, tr. 92.
  46. ^ Rudacille, Deborah. Con dao mổ và con bướm: Xung đột giữa nghiên cứu động vật và bảo vệ động vật. Nhà xuất bản Đại học California, 2001, tr. 136.
  47. ^ Mitchans, F. Barbara. Việc sử dụng động vật của con người: Nghiên cứu trường hợp trong lựa chọn đạo đức. Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1998, tr 71 7176; Tốt nhất, Steven trong Best & Nocella (chủ biên), Những kẻ khủng bố hoặc những người đấu tranh tự do, Lantern Books, 2004, tr. 22.
  48. ^ McCarthy, Charles R. Bối cảnh lịch sử của OPRRs Trách nhiệm chăm sóc nhân đạo và sử dụng động vật thí nghiệm", 'phản ánh về việc Locus tổ chức của Văn phòng Bảo vệ khỏi nghiên cứu rủi ro', Trung tâm Đạo đức trực tuyến cho Kỹ thuật và Khoa học, 28 Tháng 10 2004; truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  49. ^ United States House Energy Subcommittee on Health and the Environment (1991). NIH Reauthorization and Protection of Health Facilities: Hearings Before the Subcommittee on Health and the Environment of the Committee on Energy and Commerce, House of Representatives, One Hundred First Congress, Second Session, ngày 8 tháng 2 năm 1990 – Health Facilities Protection and Primate Center Rehabilitation Act (H.R. 3349). Washington, D.C.: U.S. Government Printing Office.
  50. ^ "Pro-Animal ALF Flouts Law in Name of Compassion", Sacramento Bee, ngày 15 tháng 2 năm 1998.
  51. ^ Siegel, Lee (ngày 25 tháng 4 năm 1985). “NIH Director Denounces Lab Animals Thefts as 'Acts of Terrorism'. Associated Press.
  52. ^ Để biết thông tin về Britches, xem Best, Steven trong Best & Nocella (chủ biên), Những kẻ khủng bố hoặc Chiến binh tự do, Lantern Books, 2004, tr. 22.
  53. ^ Franklin, Ben A. "Đi đến cực đoan vì 'Quyền động vật'", Thời báo New York, ngày 30 tháng 8 năm 1987.
  54. ^ "Trang web của chiến dịch của PETA chống lại sao Hỏa" Lưu trữ 2018-02-04 tại Wayback Machine, truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  55. ^ "Bánh kẹo (Ngộ độc)" Lưu trữ 2015-01-12 tại Wayback Machine, Hansard, ngày 19 tháng 11 năm 1984; Schweitzer, Glenn E. và Dorsch Schweitzer, Carole. Một kẻ thù vô diện: Nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Báo chí Da Capo, 2002, tr. 90.
  56. ^ The Guardian, ngày 14 tháng 4 năm 1990 và ngày 14 tháng 11 năm 1991, được trích dẫn tại Garner, Robert. Động vật, Chính trị và Đạo đức. Nhà xuất bản Đại học Manchester, 2004, tr. 235.
  57. ^ Đối với yêu cầu trách nhiệm của ARM, xem Mann, Keith. Từ Dusk 'til Dawn: Quan điểm của người trong cuộc về sự phát triển của Phong trào Giải phóng Động vật. Puppy Pincher Press, 2007, tr. 497. Đối với tuyên bố của Mellor, xem "Bánh kẹo (Ngộ độc)" Lưu trữ 2015-01-12 tại Wayback Machine, Hansard, ngày 19 tháng 11 năm 1984.
  58. ^ Gỗ cây, Kim. "Tổng quan cá nhân về hành động trực tiếp" trong Best và Nocella (chủ biên.). Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do? Sách lồng đèn, 2004, tr. 84.
  59. ^ Hansard, ngày 14 tháng 12 năm 1992, cột 223.
  60. ^ "Staying on Target and Going the Distance: An Interview with U.K. A.L.F. Press Officer Robin Webb" Lưu trữ 2006-06-23 tại Wayback Machine, No Compromise, ngày 23 tháng 5 năm 2006, accessed ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  61. ^ Thời báo, ngày 21 tháng 12 năm 1988 và ngày 24 tháng 2 năm 1989 và Henshaw, David. Chiến tranh động vật: Câu chuyện về Mặt trận Giải phóng Động vật. HarperCollins, 1989, tr 102 102113113, được trích dẫn tại Garner, Robert. Động vật, Chính trị và Đạo đức. Nhà xuất bản Đại học Manchester, 2004, tr. 235.
  62. ^ Mann, Keith. Từ Dusk Till Dawn. Puppy Pincher Press, 2007, tr. 497.
  63. ^ “Violent Extremism”. Animal Rights Extremism. Understanding Animal Research (UAR). Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  64. ^ Tốt nhất, Steven. "Giới thiệu," trong Best & Nocella. (eds.) Những kẻ khủng bố hay những người đấu tranh tự do?, Sách lồng đèn, 2004, tr. 25.
  65. ^ Garner, Robert. Động vật, Chính trị và Đạo đức. Nhà xuất bản Đại học Manchester, 2004, tr. 235.
  66. ^ Mann, Keith. Từ Dusk Till Dawn. Puppy Pincher Press, 2007, trang 157 Từ158.
  67. ^ Gặp cảnh sát xin lỗi sau khi cảnh sát Hampshire điều tra tội phạm một nhân viên bí mật
  68. ^ Webb, Robin. "Giải phóng động vật - Bằng" Bất cứ điều gì cần thiết ", trong Best & Nocella (chủ biên), Những kẻ khủng bố hoặc những người đấu tranh tự do, Sách lồng, 2004, trang 78.
  69. ^ Addley, Esther. "Máy bay ném bom Mặt trận Giải phóng Động vật bị bỏ tù 12 năm", The Guardian, ngày 8 tháng 12 năm 2006.
  70. ^ Goodwin, Jo-Ann. "The Animals of Hatred" Lưu trữ 2006-06-29 tại Wayback Machine, The Daily Mail, ngày 15 tháng 10 năm 2003.
  71. ^ "Từ đẩy đến xô đẩy" Lưu trữ 2003-10-19 tại Wayback Machine, Trung tâm Luật Nghèo miền Nam, nhấp nhô, lấy lại ngày 2 tháng 10 năm 2006.
  72. ^ "Điều tra viên truyền hình bị bắt cóc và mang nhãn hiệu 'ALF'", The Independent, ngày 7 tháng 11 năm 1999, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2009.
  73. ^ "Thủ tướng thực hiện các bước để bảo vệ UCLA", Seattle Times, Rebecca Trounson và Joe Mozingo. 27 tháng 8 năm 2006
  74. ^ Trounson, Rebecca & Mozingo, Joe. "UCLA để bảo vệ nghiên cứu động vật", Los Angeles Times, ngày 26 tháng 8 năm 2006.
  75. ^ Đối với tuyên bố của Vlasak, xem "Khủng bố tại UCLA", Thánh lễ quan trọng, ngày 22 tháng 8 năm 2006.
  76. ^ Associated Press (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Animal Activists Attacking Scientists' Homes”. NBC News.
  77. ^ “Man sentenced to seven years for ecoterrorism fires”. Komonews. ngày 4 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  78. ^ "Mười một bị cáo bị truy tố về tội khủng bố trong nước", Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2006

Đọc thêm sửa