Mặt trận phía Tây (Thế chiến thứ nhất)

Mặt trận phía tây
(Mặt trận Pháp - Đức)
Một phần của Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Một hầm hào của quân đội Anh gần con đường Albert-Bapaume tại Ovillers-La Boisselle, vào tháng 7 năm 1916 trong trận sông Somme. Những binh sĩ này thuộc Đại đội A, Tiểu đoàn số 11, Trung đoàn Cheshire. Ảnh chụp bởi Ernest Brooks.
Trong phần lớn cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân đội Đức và phe Hiệp Ước chiến đấu trong tình trạng chiến tranh chiến hào dọc theo suốt Mặt trận phía tây. Ảnh chụp bởi Ernest Brooks.
Thời gian4 tháng 8 năm 191411 tháng 11 năm 1918
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng kiểu Pyrros của phe Hiệp Ước[1]; phe Hiệp Ước ký kết thỏa ước với Đức[2]. Đế quốc Đức bị sụp đổ[3]
Tham chiến

Pháp
 Liên hiệp Anh

 Hoa Kỳ
 Ý (hạn chế)[10]
Đế quốc Nga Nga[11]
[12]
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha[13]

Brasil Brazil [14]
 Thái Lan (hạn chế)

 Đức

 Áo-Hung (hạn chế)[15]
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng
13,250,000[17]
Thương vong và tổn thất
  • Thương vong trong quân đội:

  • Thường dân chết:
  • 534,500
  • Thương vong trong quân đội:

  • Thường dân chết:
  • 424,000[c]

Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, Quân đội Đế quốc Đức đã mở ra Mặt trận phía tây, khi họ tràn qua LuxembourgBỉ, rồi giành quyền kiểm soát quân sự tại những vùng công nghiệp quan trọng tại Pháp. Cuộc tấn công của quân Pháp vào nước Đức đã bị Thái tử Rupprecht xứ Bayern bẻ gãy,[25] và quân Đức giành chiến thắng lớn trong trận Biên giới Bắc Pháp.[26] Sau một vài thắng lợi nữa,[27] quân Đức tiến sát đến thủ đô Paris, song liên quân Anh - Pháp giành thắng lợi chiến lược trong trận sông Marne lần thứ nhất,[28] đập tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của người Đức.[29] Song, quân đội Đức đã chiếm lĩnh được đủ vùng công nghiệp lớn của Pháp để tiếp tục nỗ lực chiến tranh của mình.[30] Sau cuộc "Chạy đua ra biển", hai bên lui xuống một tuyến chiến hào vững chắc quanh co, kéo dài từ Biển Bắc cho tới biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ trong phần lớn cuộc chiến.

Quân đội Đức đã chiếm được hầu hết nước Bỉ trong năm 1914.[31] Giữa các năm 19151917, có nhiều cuộc chiến dịch tấn công quy mô lớn xuyên suốt Mặt trận này. Các đợt tiến công thường triển khai pháo binh công pháoBộ binh công kích đối phương. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hầm hào vững chắc, các ổ súng máy, dây thép gaiPháo binh đã gây tổn thất cực nặng cho những kẻ tiến công cũng như những người phòng thủ tổ chức phản công. Thành thử, không có bước tiến lớn nào được làm nên. Tỷ dụ, cuộc tấn công của quân Pháp trong trận Champagne lần thứ hai kết thúc với thất bại.[3][32][33]

Trong nỗ lực phá tan sự ràng buộc này, Mặt trận phía tây đã chứng kiến sự ra đời của kỹ nghệ quân sự mới, trong đó có hơi độc, máy bay chiến đấuxe tăng. Như trong trận Ypres lần thứ hai hồi năm 1915, quân Đức đã dùng hơi độc để tấn công quân Pháp và quân Canada.[34] Nhưng chỉ sau khi áp dụng những chiến thuật tiến bộ hơn thì sự cơ động của các đoàn quân mới nhỉnh lên được ít nhiều. Cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918 của quân đội Đức năm 1918 đã nổ ra sau khi Hiệp ước Brest-Litovsk chấm dứt cuộc chiến trên Mặt trận phía đông. Sử dụng chiến thuật thẩm thấu mới được đưa ra, các đạo quân Đức đã tiến được gần 60 dặm (97 kilômét) về phía tây – bước tiến xa nhất của cả hai phe kể từ năm 1914 – và đã gần chọc thủng được chiến tuyến của đối phương

Bất chấp bản chất bế tắc của Mặt trận này, đây trở thành chiến trường quyết định cho cuộc chiến. Thực chất, trong khi quân Đức giành nhiều thắng lợi thì thành công của phe Hiệp Ước đã lệ thuộc vào Mặt trận phía đông. Bước tiến mạnh mẽ của phe Hiệp Ước trong nửa sau năm 1918 đã chứng tỏ với các chỉ huy quân Đức rằng thất bại là khó tránh khỏi, và chính phủ Đức buộc phải chấp nhận các điều kiện của một thỏa ước. Những điều khoản của nền hòa bình đã được chấp thuận với việc ký kết Hòa ước Versailles năm 1919.

1914—Đức tràn quân vào Pháp và Bỉ sửa

 
Bản đồ Mặt trận phía tây và cuộc Chạy đua ra biển, 1914
Cuộc tấn công bằng lưỡi lê của quân Pháp
Quân Bộ binh Đức xông pha trận mạc, trong ngày 7 tháng 8 năm 1914

Vào tháng 8 năm 1914, tình hình căng thẳng diễn ra giữa các đế quốc tại châu Âu. Thấy Sa hoàng Nga đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Hoàng đế Đức, Chính phủ Pháp phát lệnh tổng động viên vào ngày 31 tháng 8 năm 1914. Cùng hôm ấy, Đức liền ban lệnh tổng động viên. Ít lâu sau, nước Đức tuyên chiến với Nga, rồi tuyên chiến với Pháp.[35]

Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, nhiều người Đức cho rằng cuộc chiến tranh sẽ kết thúc chóng vánh và chẳng đổ máu gì.[35] Lực lượng Quân đội Đức (trong đó có bảy Tập đoàn quân ở phương Tây) sẽ thực hiện theo bản được chỉnh sửa của kế hoạch Schlieffen, qua đó họ quyết định nhanh chóng tấn công Pháp thông qua nước Bỉ trung lập trước khi vòng về phướng Nam và bủa vây quân Pháp ở biên giới Pháp - Đức.[36] Nền trung lập của Bỉ được Đế quốc Anh chứng nhận theo Hiệp định Luân Đôn vào năm 1839; do đó cuộc tiến công này đã lôi kéo người Anh vào cuộc chiến. Các Tập đoàn quân Đức dưới quyền Tướng Alexander von Kluck và Tướng Karl von Bülow tiến đánh Bỉ vào ngày 4 tháng 8 năm 1914. Vào ngày 2 tháng 8 năm 1914, quân Đức chiếm cứ được xứ Luxembourg mà không vấp phải sự kháng cự gì cả. Trận đánh đầu tiên ở Bỉ là trận công kích Liège, kéo dài từ ngày 5 cho đến ngày 16 tháng 8 năm 1914. Liège được phòng vệ rất kiên cố và sự chống trả ngoan cường của quân Bỉ ở đây đã gây bất ngờ cho Tập đoàn quân Đức dưới quyền von Bülow. Tuy nhiên, trọng pháo của Đức đã san bằng các pháo đài chủ chốt thành một đống đổ nát chỉ trong vòng có vài ngày mà thôi.[37] Sau khi Liège thất thủ, quân chủ lực Bỉ triệt binh về AntwerpNamur. Mặc dù Quân đội Đức tiến thẳng qua Antwerp, đây vẫn là mối đe dọa bên sườn của họ. Một trận tấn công khác nhằm vào Namur, kéo dài từ ngày 20 cho tới ngày 23 tháng 8.[38] Với những chiến thắng của các chiến sĩ Đức, nỗ lực phòng thủ của quân Bỉ đã thất bại.[39]

Về phần mình, Pháp triển khai năm Tập đoàn quân tại miền biên cương. Theo kế hoạch tiến công của Pháp trước chiến tranh, Kế hoạch XVII, quân Pháp sẽ chiếm lĩnh Alsace-Lorraine sau khi chiến sự bùng nổ.[40] Vào ngày 7 tháng 8 năm 1914, Binh đoàn VII của Pháp xâm lăng Alsace, nhằm mục đích chiếm đoạt Mulhouse và Colmar. Cuộc Tổng tiến công quy mô lớn được phát động vào ngày 14 tháng 8 năm 1914, và Tập đoàn quân thứ nhất cùng với Tập đoàn quân thứ hai của Pháp tiến tràn qua Sarrebourg-Morhange ở Lorraine.[41] Tuân thủ theo Kế hoạch Schlieffen, quân đội Đức đã rút lui thật chậm trong khi tiêu diệt rất nhiều sinh lực quân Pháp. Pháp cử Tập đoàn quân thứ ba và thứ tư vượt qua sông Saar hòng cướp đoạt Saarburg, công kích Briey và Neufchateau, nhưng bị quân Đức đánh lui một cách không thương tiếc.[42] Binh đoàn VII chiếm được Mulhouse sau một cuộc giao chiến ngắn ngủi vào ngày 7 tháng 8 năm 1914. Tổng tư lệnh quân Pháp là Đại tướng Joseph Joffre thấy vậy, liền tuyên bố:[43]

Hí hửng, quân Pháp đã nhầm to. Viện binh Đức kéo rốc đến và tiến hành phản công ngay lập tức,[43] buộc quân Pháp phải rút lui trong trận Mulhouse.[44] Chiến thắng của quân Đức đã đập tan giấc mộng "giải phóng Alsace" của quân Pháp.[43] Quân đội Đức ngập tràn qua Bỉ, gây thiệt hại nặng nề cho dân chúng Bỉ.[45] Quân Đồng Minh liền chớp ngay cơ hội này để rêu rao tuyên truyền, tố cáo cuộc xâm lăng của Quân đội Đức là "vụ cướp đoạt nước Bỉ", và thậm chí họ còn ví von quân Đức với những chiến binh Hung man rợ xưa.[46] (một tác giả hiện đại dùng thuật ngữ này chỉ khi miêu tả những tội ác chiến tranh của Quân đội Đức trong thời kỳ đó bằng cách nhìn nhận hẹp hòi hơn.[45]) Sau khi tiến binh qua Bỉ, Luxembourg và dãy Ardennes, Quân đội Đức thẳng tiến, trong nửa cuối tháng 8 năm ấy, vào miền Bắc nước Pháp - nơi đây họ giáp mặt với Quân đội Pháp, dưới quyền Joffre, và cả sáu Sư đoàn đầu tiên của Lực lượng Viễn chinh Anh, dưới quyền Thống chế Ngài John French. Một loạt các trận giao chiến, gọi là Trận Biên giới Bắc Pháp diễn ra. Những trận đánh chủ chốt bao gồm Trận CharleroiTrận Mons. Trong trận đánh Charleroi, Tập đoàn quân thứ năm của Pháp gần như bị các Tập đoàn quân thứ hai và thứ ba của Đức tiêu diệt, trong khi ở trận chiến Mons thì quân Đức đánh cho quân Anh tan tác.[47] Sự thất bại ngay từ trận đầu khiến cho quân lực Anh phải thoái binh.[48] Quân Đồng Minh thất bại thảm hại[49], họ bèn tổ chức một cuộc triệt binh, dẫn đến thêm vài trận giao chiến nữa như Trận Le Cateau, cuộc vây hãm MaubeugeTrận St. Quentin (Guise).[50]. Manbeuge đã thất thủ trong trận công kích của quân Đức.[51] Trong trận Le Cateau, quân Đức của Tướng Alexander von Kluck một lần nữa đánh thắng quân Anh, tuy nhiên quân Anh rút quân thành công, khiến cho quân Đức không thể nào vây bọc họ.[52][53] Tuy quân Pháp thua trận St. Quentin, cuộc phản công của Binh đoàn I do Tướng Louis Franchet d'Esperey chỉ huy đã mang lại tổn thất lớn cho quân Đức, khiến cho quân Đức phải tạm dừng chân để lấy lại sức sau chiến thắng này.[54]

Quân đội Đức tiến sát đến cách Paris 70 km (43 mi).[55] Nước Pháp đại bại trong tình trạng hết sức nguy kịch. Do đó, Chính phủ Pháp tuyên bố hoàn toàn từ bỏ thủ đô Paris và dời về Bordeaux vào ngày 2 tháng 9 năm 1914.[56] Tướng Joseph Gallieni được lệnh bảo vệ thủ đô, và ông ta cương quyết chiến đấu chống "bọn xâm lược" Đức.[28] Thế rồi, trong trận sông Marne lần thứ nhất từ ngày 6 cho đến ngày 12 tháng 9 năm ấy, cho dầu quân Đồng minh Anh - Pháp không thắng nổi quân Đức về chiến thuật,[57] họ đã tận dụng ngay cái lỗ hổng giữa Tập đoàn quân thứ nhất và Tập đoàn quân thứ hai của Đức, buộc quân Đức phải thoái binh và chấm dứt sự tiến công của họ vào đất Pháp.[55] Theo thượng lệnh của Tổng Tham mưu trưởng Helmuth Johann Ludwig von Moltke, quân Đức triệt binh với trật tự tốt[57] về hướng Bắc con sông Aisne và lập căn cứ tại đây, đưa Mặt trận phía tây rơi vào thế cù cưa trong suốt ba năm tới. Trong khi ấy, quân Đồng Minh đã kiệt lực nên không thể làm gì được các chiến sĩ Đức.[57] Hai phe đế quốc lại tìm cách đánh tạt sườn nhau trong cuộc Chạy đua ra biển, và nhanh chóng mở rộng hệ thống hầm hào của mình từ Biển Bắc cho đến biên cương Pháp - Thụy Sĩ.[58]

Chú dẫn sửa

Ghi chú
  1. ^ Robert Tombs, Isabelle Tombs, That sweet enemy: the French and the British from the Sun King to the present, trang 494
  2. ^ Elizabeth Greenhalgh, Foch in Command: The Forging of a First World War General, trang 479
  3. ^ a b John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History of World War I, trang 335
  4. ^ “First World War 1914–1918”. Australian War Memorial. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2006.
  5. ^ “Canada in the First World War and the Road to Vimy Ridge”. Veteran Affairs Canada. 1992. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2006.
  6. ^ Corrigan 1999, tr. 57.
  7. ^ Nicholson 2007, tr. 237.
  8. ^ “New Zealand and the First World War - Overview”. New Zealand's History Online. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007.
  9. ^ Uys, I.S. “The South Africans at Delville Wood”. The South African Military History Society. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007.
  10. ^ “2nd Battle of the Marne”. Spartacus Educational. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  11. ^ Cockfield 1999, tr. ix.
  12. ^ Elizabeth Greenhalgh, Foch in Command: The Forging of a First World War General, trang 294
  13. ^ Rodrigues, Hugo. “Portugal in World War I”. The First World War. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007. See also Portugal in World War I
  14. ^ Xem bài Brazil trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
  15. ^ “Austria-Hungary Goes to War”. The Great War in a Different Light. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2009.
  16. ^ a b Maurel 2001, §1.
  17. ^ a b ILO 1925, tr. 29.
  18. ^ War Office 1922, tr. 742.
  19. ^ Ayres 1919, tr. 105.
  20. ^ Hosch 2010, tr. 219.
  21. ^ Tucker, Wood & Murphy 1999.
  22. ^ Massimiliano 2015, tr. Bản mẫu:Pn.
  23. ^ Jones 2019, tr. Bản mẫu:Pn.
  24. ^ Grebler & Winkler 1940, tr. 78.
  25. ^ Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 1128
  26. ^ John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History of World War I , trang 68
  27. ^ Spencer Tucker, Laura Matysek Wood, The European powers in the First World War: an encyclopedia, trang 279
  28. ^ a b Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 740
  29. ^ George H. Cassar, Kitchener's war: British strategy from 1914 to 1916, trang 194
  30. ^ Hew Strachan, The First World War, Tập 1, trang 163
  31. ^ Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 313
  32. ^ Brian Crozier, Political victory: the elusive prize of military wars, các trang 3-6. Modris Eksteins, Rites of spring: the Great War and the birth of the Modern Age, trang 108.
  33. ^ John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History of World War I, các trang 240-242.
  34. ^ George H. Cassar, Kitchener's war: British strategy from 1914 to 1916, trang 333
  35. ^ a b Ruth Tenzer Feldman, [books.google.com.vn/books?id=wv9-NVwFWpQC&pg=PT5&dq="Germany" World War I], Twenty-First Century Books, 2004. ISBN 0822501481.
  36. ^ Various 2003, tr. 159.
  37. ^ Griffith 2004, tr. 9.
  38. ^ Griess 1986, tr. 22–24, 25–26.
  39. ^ John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History of World War I, trang 21
  40. ^ Various 2003, tr. 254.
  41. ^ Griffiths 2003, tr. 30.
  42. ^ Griess 1986, tr. 29–30.
  43. ^ a b c Leonard V. Smith, Stéphane Audoin-Rouzeau, Annette Becker, France and the Great War, 1914-1918, trang 33
  44. ^ Smith, Audoin-Rouzeau & Becker 2003, tr. 33.
  45. ^ a b Zuckerman 2004, tr. 23.
  46. ^ Described as such in the following books:
  47. ^ John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History of World War I, trang 75
  48. ^ Geoffrey Parker, The Cambridge history of warfare, trang 282
  49. ^ Leonard V. Smith, Stéphane Audoin-Rouzeau, Annette Becker, France and the Great War, 1914-1918, trang 21
  50. ^ Terraine 2002, tr. 78–175.
  51. ^ Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 103
  52. ^ World War I: A - D., Tập 1, trang 564
  53. ^ Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 1080
  54. ^ World War I: A - D., Tập 1, trang 526
  55. ^ a b Mombauer, Annika (2006). “The Battle of the Marne: Myths and Reality of Germany's "Fateful Battle". The Historian. 68 (4): 747–769. doi:10.1111/j.1540-6563.2006.00166.x. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2008.
  56. ^ John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History of World War I, trang 91
  57. ^ a b c Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, The encyclopedia of military history from 3500 B.C. to the present, trang 939
  58. ^ Griess 1986, tr. 31–37.
Tư liệu tham khảo

Liên kết ngoài sửa


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu