Mỹ Thành Nam là một thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Mỹ Thành Nam
Xã Mỹ Thành Nam
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCai Lậy
Trụ sở UBNDẤp 7[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°26′20″B 106°2′9″Đ / 10,43889°B 106,03583°Đ / 10.43889; 106.03583
MapBản đồ xã Mỹ Thành Nam
Mỹ Thành Nam trên bản đồ Việt Nam
Mỹ Thành Nam
Mỹ Thành Nam
Vị trí xã Mỹ Thành Nam trên bản đồ Việt Nam
Diện tích21,79 km²[2]
Dân số (2013)
Tổng cộng12.652 người[2]
Mật độ581 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28456[3]
Số điện thoại0273.3.775.253

Địa lý sửa

Xã Mỹ Thành Nam tiếp giáp xã Mỹ Thành Bắc ở phía tây bắc, tiếp giáp xã Thạnh Lộc ở phía đông bắc, tiếp giáp xã Phú Nhuận ở phía đông, tiếp giáp các xã Phú AnAn Cư ở phía nam, tiếp giáp xã Hậu Mỹ Trinh của huyện Cái Bè ở phía tây.[4]

Các sông, kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: Kênh 9, Kênh 10, kênh Cấp 2, kênh Bà Rằng, kênh Bảy Thường, sông Bà Tồn, rạch Bưng Thôn Trang, kênh Cả Gáo,, kênh Cầu Ngang, rạch Cây Trăm, rạch Chùa, kênh Chà Là, rạch Đập Đìa Dứa, kênh Đất Làng, kênh Đường Nước, kênh Giữa, kênh Kháng Chiến, kênh Mới, kênh Một Thước, kênh Ngang, kênh Phong Trào, kênh Ranh Cái, rạch Thôn Trác, kênh 500, kênh 1 Tháng 5, kênh Ba Thước, kênh Cà Nhíp, kênh Chùa, kênh Đầu Ngàn, kênh Đìa Muồng, kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh Thầy Nô.[5]

Hành chính sửa

Xã Mỹ Thành Nam có diện tích 21,79 km², dân số năm 2013 là 12.652 người,[2] mật độ dân số đạt 581 người/km².

Xã Mỹ Thành Nam được chia thành 8 ấp: 5, 6, 7, 8, 9A, 9B, 10, 11.[5]

Lịch sử sửa

Ngày 27 tháng 6 năm 1949, địa bàn xã diễn ra trận đánh của 500 quân Phápđồng minh với Tiểu đoàn 307 và quân du kích địa phương của Quân đội nhân dân Việt Nam. Kết quả, phía Quân đội nhân dân Việt Nam rút lui.[6]

Di tích sửa

  • Chùa Phước Sơn tại ấp 5, có từ thế kỷ 19, là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.[6]
  • Đình Giai Phú tại ấp 5, có từ năm 1866 là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.[7]

Kinh tế – Xã hội sửa

Hầu hết dân cư sống bằng nông nghiệp, canh tác trồng lúa nước, diện tích đồng lúa là 1.429 ha (hơn 14 km²).[8] Xã đã được chứng nhận sản xuất và chế biến gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) vào năm 2009.[9] Đây là chứng nhận GlobalGAP đầu tiên của Việt Nam và các nước sản xuất lúa gạo ở Đông Nam Á.[9][10][11] Các giống lúa chất lượng cao được trồng là OM 4900 và OM 5451 trong 3 vụ Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu, năng suất 70 tạ/ha (7 tấn/ha),[12] cao nhất là 9 tấn/ha.[13]

Xã có 2 hợp tác xã là Hợp tác xã Mỹ Thành[14][15] và Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam.[14] Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam đi đầu trong việc trồng lúa đạt tiêu chí GlobalGAP và liên kết doanh nghiệp bao tiêu theo mô hình "Cánh đồng lớn" hằng trăm ha ruộng lúa.[14] Gạo chất lượng cao của xã đã được đặt Thương hiệu "gạo Mỹ Thành", được xuất khẩu sang nhiều nước.[10] Khó khăn của sản xuất lúa là đầu ra thị trường không phải lúc nào cũng ổn định, giá cả bấp bênh, thậm chí không bán được trong một số giai đoạn.[16]

Mỹ Thành Nam cũng được chọn làm thí điểm nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, như: Chương trình "Sức khỏe hạt giống", Chương trình "Quản lý chuột cộng đồng", Chương trình "Cánh đồng lúa sạch", Chương trình "3 giảm, 3 tăng" và chương trình "Xây dựng quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn" (CLC, AT).[8] Từ năm 2017, Trạm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) triển khai thí điểm cho nông dân trên địa bàn xã "Nuôi lươn thương phẩm không bùn an toàn sinh học" và đã đạt hiệu quả kinh tế.[17] Nông dân địa phương chuyển dần sang hướng đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh trồng lúa còn kết hợp nhiều mô hình, như: mô hình trồng lúa chất lượng cao kết hợp trồng cây ăn trái, mô hình nuôi ếch kết hợp cá nước ngọt, mô hình trồng lúa chất lượng cao kết hợp chăn nuôi gia súc.[18]

Xã có hai trung tâm mua bán lớn là chợ Bà Tồn nằm trên Quốc lộ 1, con đường là ranh giới phía nam của xã Mỹ Thành Nam với xã Phú An, chợ thứ hai là chợ Ngã Năm nằm ở phía đông,[a] thuộc khu vực ngã năm của 5 con sông, tiếp giáp với xã Phú Nhuận. Thu nhập bình quân đầu người của xã là 50 triệu đồng (VND)/năm.[19]

Ảnh sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Không liên quan chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng.

Chú thích sửa

  1. ^ “Ủy ban nhân dân các xã”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. (CẦN CẬP NHẬT)
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Bản đồ huyện Cai Lậy”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021. (nguồn yếu)
  5. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ a b Nguyễn Mạnh Thắng (ngày 12 tháng 7 năm 2019). “Chùa Phước Sơn - Dấu ấn lịch sử cách mạng”. tiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “Di tích lịch sử - văn hóa Đình Giai Phú (ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy)”. cailay.tiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ a b Tấn Vũ (ngày 24 tháng 1 năm 2011). “Sản xuất lúa Global GAP ở Tiền Giang”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ a b “Gạo Mỹ Thành Nam (Tiền Giang) đạt chứng nhận GlobalGAP”. báo Nhân Dân. ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ a b Hoàng Anh (ngày 12 tháng 2 năm 2009). “Tiền Giang: Thương hiệu gạo Mỹ Thành sẽ xuất sang châu Âu”. báo Pháp Luật. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ “HTX kiên trì 7 năm trồng lúa theo tiêu chuẩn Global GAP”. hoinongdan.org.vn. ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ “Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam liên kết trồng lúa theo tiêu chuẩn Global GAP”. vnanet.vn. ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ Mễ Hà (ngày 11 tháng 12 năm 2017). “Nông dân Tiền Giang trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP”. vnexpress.net. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ a b c “Xã Mỹ Thành Nam liên kết sản xuất theo mô hình Cánh đồng lớn”. tiengiang.gov.vn. ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ Minh Trí (ngày 11 tháng 2 năm 2009). “Điển hình hợp tác xã Mỹ Thành”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ “Chất lượng cao vẫn ế”. báo Người lao động. ngày 23 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ Trường Giang (ngày 11 tháng 2 năm 2019). “Nuôi lươn đẻ ở chuồng heo cũ, lời mỗi tháng gần 10 triệu đồng”. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  18. ^ Minh Trí (ngày 1 tháng 4 năm 2021). “Nông dân xã Mỹ Thành Nam đẩy mạnh phong trào sản xuất - kinh doanh giỏi”. tiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ Thanh Tùng (ngày 30 tháng 6 năm 2020). “Xã Mỹ Thanh Nam đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. tiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài sửa