MP 40

mẫu súng tiểu liên của Đức Quốc Xã

MP-40 (MP là 2 chữ viết tắt của cụm từ "Maschinenpistole", nghĩa là súng tiểu liên) là loại súng tiểu liên được quân đội Đức Quốc xã sử dụng rộng rãi trong suốt Thế chiến thứ Hai. Sau này, nó còn được rất nhiều các lực lượng vũ trang khác sử dụng trong suốt Chiến tranh Lạnh dưới dạng viện trợ quân sự.

Tiểu liên MP-40
LoạiSúng tiểu liên
Nơi chế tạo Đức Quốc xã
Lược sử hoạt động
Phục vụ1939–nay
Sử dụng bởi
  •  Đức Quốc Xã
  •  Đế quốc Nhật Bản
  •  Thụy Sĩ
  •  Tây Đức
  •  Đông Đức
  •  Tiệp Khắc
  •  Guatemala
  •  Liên Xô
  •  România
  •  Na Uy
  •  Tây Ban Nha thời Franco
  •  Tây Ban Nha
  •  Áo
  •  Bulgaria
  •  Israel
  •  Hy Lạp
  •  Syria
  •  Ba Lan
  •  Thổ Nhĩ Kỳ
  •  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  •  Việt Nam
  • Trận
  • Chiến tranh thế giới thứ hai
  • Chiến tranh lạnh
  • Nội chiến Hy Lạp
  • Xung đột Ả Rập-Israel
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Nội chiến Syria (giới hạn)
  • Lược sử chế tạo
    Người thiết kếHeinrich Vollmer
    Năm thiết kế1938
    Nhà sản xuấtErma Werke
    Steyr-Daimler-Puch (Steyr Motors)
    Giá thành57 RM (1940)
    Tương đương 210 EUR năm 2018
    Giai đoạn sản xuất19401945
    Số lượng chế tạoKhoảng 1.025.191 khẩu
    Các biến thểMP-38


    MP-41
    Thông số
    Khối lượngkg (8,82 lb)
    Chiều dài833 mm (32,8 in) báng mở / 630 mm (24,8 in) báng gấp
    Độ dài nòng251 mm (9,9 in)

    Đạn9x19mm Parabellum
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng phản lực bắn
    Tốc độ bắn550 viên/phút
    Sơ tốc đầu nòngKhoảng 380 m/s (1.247 ft/s)
    Tầm bắn hiệu quả100 - 150 m
    Tầm bắn xa nhất200 m
    Chế độ nạpBăng đạn 32 viên
    Ngắm bắnĐiểm ruồi

    Được thiết kế vào năm 1938 bởi Heinrich Vollmer, MP-40 được sử dụng rộng rãi bởi bộ binh, lính dù, lính thiết giáp, sơn cước,... của Đức Quốc xã ở cả 2 mặt trận là Mặt trận phía ĐôngMặt trận phía Tây trong Thế chiến 2. Nó thường được phe Đồng minh gọi là "Schmeisser", theo tên của Hugo Schmeisser, người thiết kế MP-18, mặc dù ông không tham gia vào việc thiết kế hoặc sản xuất MP-40.

    Phát triển sửa

    Maschinenpistole 40 ("Súng lục liên thanh 40") có nguồn gốc từ người tiền nhiệm MP-38, lần lượt dựa trên MP-36, một nguyên mẫu được làm bằng thép gia công. MP-36 được phát triển độc lập bởi Berthold Geipel của Erma Werke, với sự tài trợ của Quân đội Đức. Súng lấy các yếu tố thiết kế từ VPM 1930 và EMP của Heinrich Vollmer. Sau đó, Vollmer làm việc trên khẩu MP 36 của Berthold Geipel và vào năm 1938 đã gửi một mẫu thử nghiệm để trả lời yêu cầu từ Heereswaffenamt (Văn phòng Vũ khí Quân đội) về một khẩu súng tiểu liên mới, được thông qua là MP-38. MP-38 là phiên bản đơn giản hóa của MP-36, còn MP-40 là phiên bản đơn giản hóa của MP-38, với những thay đổi trong sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí và đẩy mạnh sản lượng, đáng chú ý nhất là việc chuyển từ sử dụng thép gia công sang sử dụng thép dập và hàn điểm.

    MP-40 thường được phe Đồng minh gọi là "Schmeisser", theo tên của nhà thiết kế vũ khí Hugo Schmeisser. Schmeisser đã thiết kế khẩu MP-18. Đây là khẩu súng tiểu liên đầu tiên được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, ông không liên quan gì đến việc thiết kế hoặc phát triển MP-40, mặc dù ông đã có bằng sáng chế trên tạp chí.

    Thiết kế sửa

    MP-40 là loại súng tiểu liên hoàn toàn tự động, hoạt động theo nguyên tắc nạp đạn bằng phản lực bắn, với thiết kế được làm hoàn toàn bằng kim loại cùng báng gấp khá đẹp và gọn gàng.

    Tuy vậy, khẩu MP-40 vẫn có những điểm yếu ở băng đạn 32 viên của nó. Nó có kiểu thiết kế lò xo đẩy đạn theo hàng một chứ không phải đẩy 2 hàng so le từ hộp tiếp đạn lên nòng súng (như khẩu Thompson của Mỹ), điều này gây ra ma sát khá lớn giữa các viên đạn trong băng, khiến băng đạn dễ bị kẹt hơn, đặc biệt là khi bị ngâm bùn hoặc bị đất cát lọt vào. Một nhược điểm thường thấy nữa là khóa giữ hộp đạn của súng khá yếu, nên khi bắn thì băng đạn dễ bị tuột ra khỏi súng, hoặc súng bị kẹt đạn do mấu hộp đạn dịch chuyển ra khỏi đường tiếp đạn của khóa nòng. Trong chiến đấu thì cả 2 nhược điểm này đều đặc biệt nguy hiểm. Lính Đức phải được huấn luyện giữ hộp tiếp đạn của súng khi đang bắn một cách rất tỉ mỉ và cẩn thận.

    Vào mùa đông, khi nhiệt độ tụt xuống rất thấp (dưới 0 độ C) hoặc gặp băng tuyết sương giá, MP-40 dễ bị kẹt đạn. Trong thực tế chiến đấu, nhiều binh sĩ Đức đã bỏ khẩu MP-40 của họ để chuyển sang sử dụng những khẩu PPSh-41 của Liên Xô bị bắt được, do PPSh-41 vẫn hoạt động ổn định kể cả trong mùa đông khắc nghiệt[1]

    Nó cũng chỉ có duy nhất chế độ bắn là bắn liên thanh nên nhiều lính Đức cảm thấy khó để kiểm soát được tốc độ bắn súng ngay từ lần đầu tiên. Nhưng bù lại, lực giật của đạn 9mm là khá yếu nên tính chính xác của súng vẫn giữ ở mức độ khá cao mặc dù ở chế độ bắn hoàn toàn tự động. Trong khi đó, Thompson (Mỹ), Sten (Anh) hay PPSh-41 (Liên Xô) có nút chọn chế độ bắn với 2 chế độ bắn là tự động và bán tự động.

    Sau chiến tranh sửa

    Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai thì những khẩu MP-40 còn lại trong các kho vũ khí của Đức Quốc Xã đều được được mang ra chiến đấu tiếp dưới dạng "chiến lợi phẩm". Nó được tương đối nhiều các lực lượng khác nhau trên thế giới sử dụng trong các trận chiến lớn sau Thế chiến thứ hai. Quân PhápĐông Dương sử dụng khẩu tiểu liên này với số lượng tới hàng trăm nghìn khẩu (nhất là những lính đặc kích của Hải quân Pháp và rất nhiều lính dù Pháp) trong giai đoạn đầu cuộc chiến (từ 1946 đến 1951) này. Từ sau năm 1951, quân Pháp thay thế nó bằng MAT-49.

    Những phiên bản khác sửa

    • MP-40, M1929 Silencer


    Sử dụng sửa

    Trong Thế chiến II, quân kháng chiến và quân Đồng minh đôi khi tịch thu được những khẩu súng tiểu liên MP 40 để thay thế hoặc bổ sung vũ khí cho chính mình. MP 40 đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng trong vài thập kỷ sau Thế chiến II trong các cuộc xung đột vũ trang. Một số tìm được đường vào các nhóm du kích như Việt Cộng hay du kích Châu Phi.

    Liên kết ngoài sửa