Ma Cốc Bảo Triệt (zh: 麻谷寳徹, ja: Mayoku Hōtetsu, ?-?) là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất. Sư có đệ tử ngoại quốc hiệu là Vô Nhiễm đã có công sáng lập phái Thánh Trụ Sơn trong hệ thống Cửu Sơn Thiền ở Triều Tiên.

Thiền sư
ma cốc bảo triệt
麻谷寳徹
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Sư phụMã Tổ Đạo Nhất
Đệ tửVô Nhiễm
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Giới tínhnam
Quốc giaTrung Quốc
 Cổng thông tin Phật giáo

Cơ duyên và hành trạng sửa

Không biết sư quê quán ở đâu. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục thì sư đến tham vấn với Thiền sư Mã Tổ và được đại ngộ. Cơ duyên được ghi lại như sau:

Một hôm sư hỏi Mã Tổ: "Thế nào là Đại Niết-bàn?", Mã Tổ nói: "Gấp". Sư nói: "Gấp cái gì?", Mã Tổ nói: "Xem nước". Ngay đó sư liền bừng tỉnh.

Ngoài ra sư cũng rất thân thiết với đệ tử của Thạch Đầu Hi ThiênĐan Hà Thiên Nhiên. Ngày nọ, sư cùng Đan Hà đang dạo núi, thấy cá lội trong nước bèn lấy tay chỉ. Đan Hà nói:" Thiên Nhiên! Thiên Nhiên!". Qua ngày hôm sau sư hỏi Đan Hà: "Ngày hôm qua ý ấy thế nào?". Đan Hà bèn rướn người làm dạng như nằm, Sư nói: "Ối trời ôi!".

Lại lần khác sư cùng Đan Hà đi đến núi Ma Cốc. Sư nói: "Mỗ đây sẽ trụ trong này đấy". Đan Hà nói: "Trụ thì đồng ý thôi, nhưng có còn cái kia không?". Sư nói: "Tạm biệt". Sư ở tại núi Ma Cốc, Bồ Châu khai hóa thuyết pháp cho đến khi viên tịch

Pháp ngữ sửa

Đệ tử của Quốc sư Huệ Trung là Thiền sư Đam Nguyên từng đến thăm và có thực hiện Pháp chiến (ja. hossen) với sư. Đam Nguyên hỏi: "Quan Âm mười hai mặt là phàm hay là Thánh?". Sư đáp: "Là Thánh". Đam Nguyên liền tát sư một bạt tai. Sư nói: "Biết ông không tới cảnh giới đó".

Có tăng hỏi: "Mười hai phần giáo mỗ đây không nghi, nhưng thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?". Sư bèn đứng lên, dùng gậy quơ một vòng quanh mình, kiểng một chân lên hỏi: "Lãnh hội không?". Tăng không lời đối đáp, sư bèn đánh.

Tham khảo sửa

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |

pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán