Macrolides là nhóm hợp chất tự nhiên chứa vòng macrocyclic lacton lớn gắn nhiều gốc deoxy đường, thường là cladinose và desosamine. Các vòng lacton thường có 14, 15 hoặc 16-gốc. Macrolides thuộc nhóm polyketide tự nhiên. Một số macrolides là thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm đang sử dụng như dược phẩm.

Erythromycin. Vòng macrolide là lactone (vòng ester) phía trên bên trái
Clarithromycin
Roxithromycin

Ví dụ sửa

Kháng sinh macrolides sửa

Được FDA chấp thuận :

Azithromycin không ức chế CYP3A4

Clarithromycin

Erythromycin

Fidaxomicin

Telithromycin

Không được FDA chấp thuận:

Carbomycin A

Josamycin

Kitasamycin

Midecamycin/midecamycin acetate

Oleandomycin

Solithromycin

Spiramycin - chấp thuận ở EU và một số quốc gia khác

Troleandomycin được sử dụng ở Ý và Thổ Nhĩ Kỳ

Tylosin/tylocine sử dụng trên động vật

Roxithromycin

Ketolides sửa

Telithromycin - ketolide đầu tiên và duy nhất được chấp thuận

Cethromycin

Solithromycin

Fluoroketolides sửa

Solithromycin - nhóm fluoroketolide đầu tiên và duy nhất cho đến nay (chưa được phê duyệt)

Thuốc kháng nấm sửa

Thuốc kháng nấm polyene như amphotericin B, nystatin v.v., là dưới nhóm của macrolides.[1] Cruentaren là một ví dụ khác của thuốc kháng nấm macrolide.[2]

Tác dụng sửa

Kháng sinh macrolides được sử dụng để điều trị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Gram dương (ví dụ như, Streptococcus pneumoniae) và một số vi khuẩn Gram âm (ví dụ như, Bordetella pertussis, Haemophilus influenzae), và một số nhiễm khuẩn đường hô hấp và mô mềm.[3] Phổ kháng khuẩn của macrolides hơi rộng hơn penicillin, nên macrolides thường được thay thế cho bệnh nhân dị ứng penicillin. Liên cầu tan huyết nhóm beta, phế cầu, tụ cầu, và vi khuẩn đường ruột thường nhạy cảm với macrolides. Không giống như penicillin, macrolides đã được chứng minh có hiệu quả chống lại Legionella pneumophila, mycoplasma, một số rickettsia, mycobacteria, và chlamydia.

Macrolides là không được sử dụng trên động vật ăn cỏ không nhai lại, như ngựa và thỏ. Chúng có thể gây một phản ứng dẫn đến tử vong do rối loạn tiêu hóa.[4] Nó có thể được sử dụng trong ngựa nhỏ hơn một năm tuổi, nhưng phải thận trọng không để cho con ngựa khác ăn phải (như ngựa mẹ).

Cơ chế hoạt động sửa

Kháng sinh sửa

Macrolides là một chất ức chế tổng hợp protein. Cơ chế tác dụng của macrolides là ức chế vi khuẩn tổng hợp protein bằng cách ngăn peptidyltransferase khỏi tạo liên kết peptide của tRNA với amino acid tiếp theo[5] (tương tự như chloramphenicol[5] (similarly to chloramphenicol[6]) cũng như ức chế  ribosome dịch mã. Một cơ chế tiềm năng nữa là phân ly quá sớm của peptidyl-tRNA từ ribosome.[7]

Macrolid gắn có hồi phụ với vị trí P trên tiểu đơn vị 50S của ribosome vi khuẩn có tác dụng kìm khuẩn. Macrolides có thể tập trung trong bạch cầu giúp kháng sinh đi vùng nhiễm trùng.[8]

Tương tác sửa

Macrolides không nên dùng với colchicine do có thể dẫn đến ngộ độc colchicine. Triệu chứng ngộ độc colchicine bao gồm bụng khó chịu, sốt, đau cơ, giảm ba dòng, và sụy tạng.[9]

Tham khảo sửa

  1. ^ Hamilton-Miller, JM (1973). “Chemistry and Biology of the Polyene Macrolide Antibiotics”. Bacteriological Reviews. American Society for Microbiology. 37 (2): 166–196. PMC 413810. PMID 4578757.
  2. ^ Kunze, Brigitte; Sasse, Florenz; Wieczorek, Helmut; Huss, Markus (2007). “Cruentaren A, a highly cytotoxic benzolactone from Myxobacteria is a novel selective inhibitor of mitochondrial F1-ATPases”. FEBS Letters. ScienceDirect. 581: 3523–3527. doi:10.1016/j.febslet.2007.06.069. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
  3. ^ “Macrolide Antibiotics Comparison: Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin”. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ Giguere, S.; Prescott, J. F.; Baggot, J. D.; Walker, R. D.; Dowling, P. M. biên tập (2006). Antimicrobial Therapy in Veterinary Medicine (ấn bản 4). Wiley-Blackwell. ISBN 978-0-8138-0656-3.
  5. ^ a b Protein synthesis inhibitors: macrolides mechanism of action animation. Classification of agents Pharmamotion. Author: Gary Kaiser. The Community College of Baltimore County. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009
  6. ^ Drainas, D; Kalpaxis, DL; Coutsogeorgopoulos, C (1987). “Inhibition of ribosomal peptidyltransferase by chloramphenicol. Kinetic studies”. European Journal of Biochemistry / FEBS. 164 (1): 53–8. doi:10.1111/j.1432-1033.1987.tb10991.x. PMID 3549307.
  7. ^ Tenson, T.; Lovmar, M.; Ehrenberg, M. (2003). “The Mechanism of Action of Macrolides, Lincosamides and Streptogramin B Reveals the Nascent Peptide Exit Path in the Ribosome”. Journal of Molecular Biology. 330 (5): 1005–1014. doi:10.1016/S0022-2836(03)00662-4. PMID 12860123.
  8. ^ Bailly, S; Pocidalo, J J; Fay, M; Gougerot-Pocidalo, M A (1991). “Differential modulation of cytokine production by macrolides: Interleukin-6 production is increased by spiramycin and erythromycin”. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 35 (10): 2016–9. doi:10.1128/AAC.35.10.2016. PMC 245317. PMID 1759822.
  9. ^ John R. Horn & Philip D. Hansten (2006). “Life Threatening Colchicine Drug Interactions. Drug Interactions: Insights and Observations” (PDF).

Đọc thêm sửa