Magnus Carlsen Chess Tour hoặc Magnus Carlsen Tour (tiếng Việt: Chuỗi giải đấu cờ vua Magnus Carlsen) là một chuỗi giải đấu cờ nhanh online (trên mạng Internet) diễn ra trong năm 2020. Giải đấu mang tên đương kim vua cờ Magnus Carlsen, do công ty của anh tổ chức. Tổng cộng tiền thưởng của chuỗi giải là 1 triệu đô la Mỹ[1]. Giải đấu mời các kỳ thủ hàng đầu thế giới tham dự[2]. Carlsen vô địch 3 trong 4 giải đấu của tour và vô địch cả giải đấu Finals cuối cùng, sau khi vượt qua Hikaru Nakamura 4–3 tại chung kết.

Bối cảnh sửa

Trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 lan tràn, hàng loạt giải đấu cờ vua truyền thống phải hủy hoặc hoãn. Giải đấu lớn cuối cùng diễn ra trong đợt dịch là Giải đấu Ứng viên 2020 cũng phải ngưng giữa chừng[3]. Cờ vua là một môn thể thao có thể thi đấu qua mạng Internet, vì vậy trong thời gian cách ly vì dịch bệnh, có nhiều giải đấu online được tổ chức.

Trong thời gian cách ly, ban đầu vua cờ Magnus Carlsen cùng công ty của anh đứng ra tổ chức một giải mời online với thể thức cờ nhanh, gồm bản thân Carlsen cùng 7 kỳ thủ mời khác, mang tên Magnus Carlsen Invitational (Giải mời Magnus Carlsen) với quỹ thưởng lập kỷ lục mới của một giải đấu online là 250 ngàn đô la Mỹ[4]. Với thành công của giải đấu này, cùng với việc thu hút được các nhà tài trợ, ban tổ chức giải đã phát triển thành một chuỗi giải, mang tên Magnus Carlsen Tour, thêm 3 giải đấu nữa, cùng một giải Tour Finals chung cuộc, dành cho 4 kỳ thủ vô địch 4 giải đấu[1]. Thể thức này có phần tương tự Grand Chess Tour, một chuỗi giải tổ chức thường niên bị hủy vì dịch bệnh, có các giải đấu thành phần và một giải đấu Final cũng gồm 4 kỳ thủ có điểm tích lũy cao nhất.

Tổng tiền thưởng của cả hệ thống giải lên tới 1 triệu đô la Mỹ, riêng giải Tour Finals là 300 nghìn đô la, đều lập kỷ lục về tiền thưởng của một chuỗi giải online và một giải online riêng biệt[5].

Thể thức sửa

Chuỗi giải đấu này chơi theo thể thức cờ nhanh, mỗi ván đấu 15 phút + 10 giây tích lũy. Giải đấu đầu tiên gồm 8 kỳ thủ, hai giải đấu sau gồm 12 kỳ thủ, giải cuối cùng 10 kỳ thủ. Mỗi giải đều thi đấu vòng bảng chọn ra 4 (giải đầu tiên và giải thứ tư) hoặc 8 kỳ thủ (giải thứ hai và ba) đánh loại trực tiếp. Các giải đấu đều thi đấu trên nền tảng Chess24.com, là một trong những trang web hàng đầu về cờ vua mà công ty của Magnus Carlsen đã sở hữu trước đó.

Ở giải đầu tiên và giải thứ tư, các trận đấu vòng bảng là một trận đấu nhỏ. Mỗi trận đấu nhỏ gồm 4 ván cờ nhanh. Nếu hòa sau 4 ván cờ nhanh đánh một ván Armageddon. Kỳ thủ giành chiến thắng hai trận đấu nhỏ là người thắng chung cuộc[1][6]. Mỗi trận thắng không cần tie-break đạt 3 điểm, thắng bằng tie-break 2 điểm, thua tie-break 1 điểm và thua không tie-break 0 điểm. Vòng bảng nếu hòa các kỳ thủ phân định thứ hạng bằng điểm ván. Ở hai giải thứ hai và ba, các ván đấu vòng bảng là một ván cờ nhanh.

Các trận đấu vòng loại trực tiếp gồm 3 trận đấu nhỏ. Ở hai giải đầu tiên, mỗi trận đấu nhỏ nếu hòa sẽ phân định thắng thua bằng một ván Armageddon. Ở hai giải sau, mỗi trận đấu nhỏ nếu hòa sẽ phân định bằng hai ván cờ chớp, trước khi đánh một ván Armageddon nếu chưa phân thắng bại.

Kết quả các giải đấu sửa

Magnus Carlsen Tour
Giải Ngày Quỹ thưởng
(đô la Mỹ)
Số kỳ thủ Vô địch Á quân
Magnus Carlsen Invitational[7] 10 tháng 4 - 3 tháng 5 250 000 8 Magnus Carlsen Hikaru Nakamura
Lindores Abbey Challenge[8] 19 tháng 5 - 3 tháng 6 150 000 12 Daniil Dubov Hikaru Nakamura
Chessable Online Masters 20 tháng 6 - 5 tháng 7 150 000 12 Magnus Carlsen Anish Giri
Legends of Chess 21 tháng 7 - 5 tháng 8 150 000 10 Magnus Carlsen Ian Nepomniachtchi
Tour Finals 9-20 tháng 8 300 000 4 Magnus Carlsen Hikaru Nakamura

Magnus Carlsen Invitational sửa

8 kỳ thủ tham dự thi đấu vòng tròn một lượt 7 trận đấu. Top 4 đánh loại trực tiếp chọn ra nhà vô địch. Phân hạng ở vòng bảng dựa trên đối đầu, sau đó đến điểm ván.

Mỗi trận đấu vòng bảng, cũng như vòng loại trực tiếp gồm 4 ván cờ nhanh. Nếu hòa thi đấu một ván Armageddon phân định thắng thua.

Carlsen vô địch sau khi thắng Nakamura 2,5–1,5 ở chung kết.

Vòng bảng
TT Kỳ thủ Trận Thắng Thắng A Thua A Thua Điểm Đối đầu Điểm ván
1   Hikaru Nakamura 7 3 2 2 0 15 16,5
2   Đinh Lập Nhân 7 3 2 2 0 15 16
3   Magnus Carlsen 7 3 2 0 2 13 1 14,5
4   Fabiano Caruana 7 3 2 0 2 13 0 14,5
5   Ian Nepomniachtchi 7 1 2 1 3 8 13
6 Alireza Firouzja 7 2 0 1 4 7 1 11,5
7   Anish Giri 7 2 0 1 4 7 0 12,5
8   Maxime Vachier-Lagrave 7 1 0 3 3 6 13,5
Vòng loại trực tiếp
Bán kết Chung kết
      
1   Hikaru Nakamura 4
4   Fabiano Caruana 2
1   Hikaru Nakamura
3   Magnus Carlsen
2   Đinh Lập Nhân
3   Magnus Carlsen

Lindores Abbey Challenge sửa

12 kỳ thủ tham dự thi đấu vòng tròn một lượt 11 ván đấu. Top 8 đánh loại trực tiếp chọn ra nhà vô địch. Phân hạng ở vòng bảng dựa trên đối đầu.

Mỗi trận đấu vòng loại trực tiếp gồm 3 trận đấu nhỏ, mỗi trận đấu 4 ván cờ nhanh. Nếu hòa thi đấu một ván Armageddon phân định thắng thua.

Dubov vô địch sau khi thắng Nakamura 2–1 ở chung kết.

Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1   Hikaru Nakamura 3 3
8   Levon Aronian 2 1
1   Hikaru Nakamura 0 3
5   Magnus Carlsen 3 2
5   Magnus Carlsen
4   Wesley So ½ ½
1   Hikaru Nakamura 2
7   Daniil Dubov 3
3   Dư Ương Y 3
6   Đinh Lập Nhân 2
6   Đinh Lập Nhân ½
7   Daniil Dubov
7   Daniil Dubov 3 2 3
2   Sergey Karjakin 0 3 0

Chessable Masters sửa

12 kỳ thủ tham dự chia làm hai bảng thi đấu vòng tròn hai lượt 10 ván đấu. Mỗi bảng chọn ra top 4, 8 kỳ thủ đánh loại trực tiếp chọn ra nhà vô địch. Phân hạng ở vòng bảng dựa trên đối đầu.

Mỗi trận đấu vòng loại trực tiếp gồm 3 trận đấu nhỏ, mỗi trận đấu 4 ván cờ nhanh. Nếu hòa thi đấu hai ván cờ chớp, nếu hòa tiếp sẽ chơi một ván Armageddon phân định thắng thua. Người xếp hạng cao hơn ở vòng bảng được chọn màu quân ván Armageddon.

Carlsen vô địch sau khi thắng Giri 2–0 ở chung kết.

Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Tứ kết Bán kết Chung kết
               
A1   Magnus Carlsen
B4   Fabiano Caruana ½ ½
A1   Magnus Carlsen
B2   Đinh Lập Nhân ½
A3   Hikaru Nakamura 4 ½
B2   Đinh Lập Nhân 3
A1   Magnus Carlsen
B1   Anish Giri
A2   Vladislav Artemiev ½ ½
B3   Ian Nepomniachtchi
B3   Ian Nepomniachtchi 1
B1   Anish Giri 3
A4   Alexander Grischuk 1
B1   Anish Giri 3

Legends of Chess sửa

Giải đấu này có 10 kỳ thủ tham dự, giảm hai người so với hai giải trước đó. Ngoài 4 kỳ thủ vào bán kết giải Chessable trước đó (Carlsen, Giri, Đinh và Nepomniachtchi), 6 kỳ thủ còn lại là những kỳ thủ trên 40 tuổi, có nhiều thành tích phù hợp với tên giải đấu Legends (các huyền thoại). Đó là Boris Gelfand, Vasyl Ivanchuk, Viswanathan Anand, Vladimir Kramnik, Peter SvidlerPeter Leko.[6] Trong 6 kỳ thủ này có hai vua cờ (Anand và Kramnik), ba á quân thế giới (Gelfand, Ivanchuk và Leko) và một nhà vô địch Cúp thế giới (Svidler).

Thể thức của giải đấu này quay trở lại giống như giải Magnus Carlsen Invitational đầu tiên của tour đấu. 10 kỳ thủ thi đấu vòng tròn một lượt 9 vòng. Mỗi trận đấu gồm 4 ván đấu cờ nhanh, nếu hòa sẽ phân định thắng thua bằng một ván cờ Armageddon. Sau vòng bảng, 4 kỳ thủ dẫn đầu vào thi đấu bán kết và chung kết.[6] Carlsen lần thứ ba lên ngôi vô địch trong tour đấu sau khi thắng Nepomniachtchi 2–0 ở chung kết.

Vòng bảng

Vua cờ Carlsen toàn thắng cả chín trận, giành 25/27 điểm tối đa. Ngoài Carlsen, Nepomniachtchi, Giri và Svidler là những kỳ thủ lọt vào bán kết[9]. Trong số này chỉ mình Svidler thuộc nhóm "huyền thoại". Ba kỳ thủ còn lại đều dự giải bằng thành tích vào bán kết của giải Chessable.

TT Kỳ thủ Trận Thắng Thắng A Thua A Thua Điểm Điểm ván
1   Magnus Carlsen 9 7 2 0 0 25 23
2   Ian Nepomniachtchi 9 4 3 2 0 20 20,5
3   Anish Giri 9 5 1 1 2 18 18
4   Peter Svidler 9 4 1 0 4 14 17,5
5   Vasyl Ivanchuk 9 2 2 3 2 13 18,5
6   Vladimir Kramnik 9 3 1 1 4 12 16,5
7   Boris Gelfand 9 2 2 1 4 11 15
8   Đinh Lập Nhân 9 3 0 0 6 9 14
9   Viswanathan Anand 9 1 0 4 4 7 14,5
10   Peter Leko 9 0 2 2 5 6 15,5
Vòng loại trực tiếp
Bán kết Chung kết
          
1   Magnus Carlsen
4   Peter Svidler ½ ½
1   Magnus Carlsen 4
2   Ian Nepomniachtchi 2 ½
2   Ian Nepomniachtchi 3
3   Anish Giri ½ 4

Tour Finals sửa

Kỳ thủ tham dự

Giải đấu này gồm 4 kỳ thủ vô địch 4 giải đấu trước đó. Carlsen và Dubov đã giành hai vé. Do Carlsen vô địch ba giải đấu nên hai suất còn lại dành cho những kỳ thủ có thành tích xuất sắc nhất ở chuỗi giải. Điểm số được tính: á quân 10 điểm, bán kết 7 điểm và tứ kết 3 điểm[1]. Hai suất này thuộc về Nakamura và Đinh.

Kỳ thủ MC-Invitational Lindores Abbey Chessable Masters Legends of Chess Tổng điểm
Magnus Carlsen Vô địch 7 Vô địch Vô địch Vô địch (3 lần)
Daniil Dubov X Vô địch 0 X Vô địch
Hikaru Nakamura 10 10 3 X 23
Đinh Lập Nhân 7 7 7 0 21
Vòng loại trực tiếp

4 kỳ thủ dự giải chia cặp đấu loại trực tiếp bán kết và chung kết. Mỗi cặp đấu bán kết có thể kéo dài đến 5 trận, chung kết 7 trận, thay vì 3 như những giải trước.[10]

Carlsen thua ngay trận đầu tiên ở bán kết trước Đinh, kết thúc chuỗi 19 trận thắng liên tiếp tại chuỗi giải[11]. Nakamura thắng Dubov 3 trận trắng, giành vé đầu tiên vào chung kết[12]. Carlsen sau đó cũng thắng Đinh 3–1 để gặp Nakamura ở chung kết[12]. Carlsen vô địch sau khi vượt qua Nakamura 4–3 tại chung kết

  Bán kết Chung kết
                                     
  1   Magnus Carlsen  
4   Đinh Lập Nhân ½ ½  
  1   Magnus Carlsen 3 3
  3   Hikaru Nakamura 4 1
2   Daniil Dubov 1
  3   Hikaru Nakamura 3  

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d “The $1m Magnus Carlsen Tour: A new era for chess (Magnus Carlsen Tour một triệu đô la: kỷ nguyên mới của cờ vua)”. chess24. 14 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020. (tiếng Anh)
  2. ^ Article de L'Équipe.
  3. ^ “FIDE stops the Candidates Tournament (FIDE ngừng Giải đấu Ứng viên)”. FIDE. 26 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020. (tiếng Anh)
  4. ^ Colin McGourty (18 tháng 4 năm 2020). “The Magnus Carlsen Invitational starts today (Magnus Carlsen Invitational khai mạc hôm nay)”. chess24. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020. (tiếng Anh)
  5. ^ “Magnus Carlsen Tour: Carlsen set up dream final (Magnus Carlsen Tour: Carlsen tạo nên trận chung kết trong mơ)”. FIDE. 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  6. ^ a b c Colin McGourty (13 tháng 7 năm 2020). “chess24 Legends of Chess line-up revealed (Công bố danh sách tham dự Legends of Chess)”. chess24. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2020. (tiếng Anh)
  7. ^ Site officiel du Magnus Invitationnal.
  8. ^ Daniil Dubov bags Lindores Abbey Rapid Challenge sur le site de Chessbase.
  9. ^ “chess24 Legends of Chess - Prelim (Biên bản vòng bảng Legends of Chess)”. chess24. 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020. (tiếng Anh)
  10. ^ “Magnus Carlsen Chess Tour Finals”. chess24. 9 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  11. ^ “Ding defeats Carlsen in the first set of their Tour Final match (Đinh đánh bại Carlsen tại set đầu tiên của trận đấu ở Tour Final giữa họ)”. The Week in Chess. 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  12. ^ a b “Magnus Carlsen Tour Finals: Nakamura bombs out Dubov (Giải đấu chung kết Magnus Carlsen Tour: Nakamura áp đảo Dubov)”. FIDE. 11 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)