Mai Lộc

NSND nhà quay phim, đạo diễn phim Việt Nam

Mai Lộc (tháng 3 năm 1923 – 17 tháng 12 năm 2011) là một đạo diễn, nhà quay phim điện ảnh người Việt Nam, được biết đến với các bộ phim truyện như Vợ chồng A Phủ, Tình đất Củ Chi và bộ phim tài liệu Chiến trận Mộc Hóa. Ông là người đặt ý tưởng thành lập điện ảnh kháng chiến chống Pháp ở Khu 8 và cũng là người đặt nền móng cho điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng, trở thành một đơn vị làm phim mạnh ở phía Nam.[1]

Nghệ sĩ Nhân dân
Mai Lộc
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
Tháng 3 năm 1923
Nơi sinh
Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Mất
Ngày mất
17 tháng 12, 2011(2011-12-17) (88 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2011)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1947 – 1979
Thể loại
Chủ đềChiến tranh
Quản lýXí nghiệp Phim truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Tác phẩmVợ chồng A Phủ
Chiến trận Mộc Hóa
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2007
Văn học Nghệ thuật

Tiểu sử

sửa

Mai Lộc sinh vào tháng 3 năm 1923 tại thôn Đốc Sơ, xã Hương Sơ, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông qua đời ngày 17 tháng 12 năm 2011[2] tại nhà riêng ở khu Báo chí Bàu Cát, phường 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.[3]

Sự nghiệp

sửa

Trước 1945 ông từ Huế vào Sài Gòn học nghề nhiếp ảnh từ một người anh họ -người có một tiệm ảnh trong thành phố.[4] Tại đây ông quen biết với Khương Mễ, Văn Sỹ, Amtonine Giàu, những nghệ sĩ điện ảnh sau này. Năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông gia nhập Vệ quốc đoàn khu 8.[5] Rồi ông triển lãm ảnh tại chiến trường Đồng Tháp Mười. Tháng 9 năm 1947, tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Khu 8, ra quyết định thành lập Bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh Khu 8. Mai Lộc bắt đầu với công việc quay phim, lần đầu tiên ông tác nghiệp là quay một trận đánh trên tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, cách ga Tân Hiệp khoảng 600 mét. Trong khi rút lui, Mai Lộc dính mảnh đạn vào đùi, rớt xuống dòng mương cùng túi đồ nghề và máy quay phim khiến các thước phim quay được bị hỏng hết.[5]

Ra viện, ông đi quay tại Tiểu đoàn 307 khi đánh trận Mộc Hoá, cùng nhà quay phim Khương Mễ.[5]Chiến trận Mộc Hoá” là bộ phim tài liệu đầu tiên của ông, bộ phim được nhìn nhận là mẫu mực về chiến tranh của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.[6] Đây cũng là là bộ phim thời sự tài liệu đầu tiên của cách mạng, đánh dấu sự ra đời của ngành nghệ thuật điện ảnh cách mạng dân tộc tại Nam bộ.[3]

Năm 1952, Mai Lộc được điều ra chiến khu Việt Bắc, tại đây ông đã đạo diễn bộ phim tài liệu “Chiến thắng Tây Bắc”. Tiếp đó ông về đường 5 - Hải Phòng thực hiện bộ phim tài liệu "Giữ làng giữ nước". Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông cùng Đạo diễn Phạm Văn Khoa và nhà văn Nguyễn Đình Thi được phái hợp tác với Đạo diễn Karmen thực hiện bộ phim tài liệu màu đầu tiên: “Việt Nam trên đường thắng lợi”. Năm 1963, ông lại nhận lệnh vào miền Nam để xây dựng điện ảnh Nam Bộ, thành lập và từng làm giám đốc Xưởng phim Giải phóng trong 10 năm.[7] Ông đã cùng các nghệ sĩ Nguyễn Hiền, Cao Thành Nhơn, Vũ Sơn… gây dựng nên nền điện ảnh cách mạng tại miền Nam.[5] Trong thời gian này, ông đã thực hiện bộ phim tài liệu “Quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược” được trao giải vàng Liên hoan phim Lepzig - Đông Đức.[6]

Tháng 2 năm 1964, Mỹ mở trận càn với 45 ngàn quân, hàng trăm máy bay, xe tăng, xe quân sự nhằm tìm diệt cơ quan đầu não TƯ Cục miền Nam. Trong đó, có cánh quân khoảng 50 chiếc xe tăng đánh thẳng vào Xưởng phim Giải Phóng. Mai Lộc đã tổ chức chỉ huy một tiểu đội gồm 13 người chiến đấu chống trả quyết liệt hàng chục xe tăng địch.[8]

Mùa thu năm 1974, ông được ra Hà Nội. Gặp lại vợ con sau 12 năm xa cách, đầu năm 1975, ông lại được cử vào Nam để tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm 1978 và 1979, ông chỉ đạo sản xuất cho hai bộ phim Mùa gió chướngCánh đồng hoang của đạo diễn Hồng Sến.[5]

Mai Lộc từng giữ các chức vụ:[3]

Tác phẩm

sửa

Phim tài liệu

sửa
Năm Tựa đề Sản xuất Vai trò Ghi chú Nguồn
1948 Chiến trận Mộc Hóa Điện ảnh khu 8 Đạo diễn [a][b] [10]
1953 Chiến thắng Tây Bắc Xưởng phim Việt Nam [3]
Giữ làng giữ nước Xưởng phim Việt Nam [3]
1955 Việt Nam trên đường thắng lợi Xưởng phim Tài liệu Trung ương Liên Xô Quay phim
1965 Quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược Đạo diễn [3]

Phim truyện

sửa
Năm Phim Vai trò Hãng sản xuất Ghi chú Nguồn
Đạo diễn Biên kịch
1958 Biển động Không [c][d] [11]
1961 Vợ chồng A Phủ Không Xưởng phim truyện Việt Nam [12]
1963 Đi bước nữa Không [e] [13]
1977 Địa Chỉ Để Lại Xí nghiệp phim Giải Phóng [14]
1978 Tình đất Củ Chi Không [14]

Sách

sửa
  • Sáng tác: Điện ảnh Việt Nam thuở ban đầu - Cuốn sách gồm hai hồi ký:[11][15]
    • Mai Lộc: Từ Bưng Biền Việt Bắc tới Điện ảnh
    • Đinh Quang An: Từ chiếu bóng và chụp ảnh đến Điện ảnh
  • Viết Lời giới thiệu cho “Hồi ký điện ảnh” của Đặng Nhật Minh.[16]

Thành tựu

sửa

Khen thưởng

sửa

Giải thưởng điện ảnh

sửa
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1965 Liên hoan phim tài liệu và hoạt hình quốc tế Leipzig Quyết thắng giặc Mỹ xâm lược Bồ câu vàng [20]
1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Phim truyện điện ảnh Vợ chồng A Phủ Bông sen bạc [21][22]
Phim tài liệu Chiến thắng Tây Bắc Bông sen vàng [23][24]
Giữ làng giữ nước Bông sen vàng [25]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng.
  2. ^ Quay phim cùng Khương Mễ, Vũ Sơn.
  3. ^ Kịch bản: soạn giả cải lương Ngọc Cung.
  4. ^ Phim không được duyệt.
  5. ^ Phó đạo diễn: Trần Vũ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c “Đạo diễn - NSƯT MAI LỘC - HỘI ĐIỆN ẢNH TP.HCM”. hoidienanhtphcm.vn. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Ngay trong đêm bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17
  3. ^ a b c d e f “Đạo diễn Vợ chồng A Phủ từ trần”. Tuổi Trẻ Online. 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ “Đạo diễn Mai Lộc - Nhà khai sáng điện ảnh cách mạng miền Nam”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ a b c d e cand.com.vn. “Đạo diễn Mai Lộc: Những trường đoạn hành động trong cuộc đời”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ a b “Những đạo diễn Huế tài ba”. Tạp chí Sông Hương. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ a b “Nhớ Mai Lộc”. Báo Thanh Niên. 20 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ a b “Đạo diễn Mai Lộc - người góp phần đặt nền móng cho điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Báo Thừa Thiên Huế. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ Thegioidienanh.vn (6 tháng 11 năm 2022). “Hoạt động triển lãm: Dòng chảy tiêu biểu qua các thời kỳ làm phim của Điện ảnh TP.HCM”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ “Điện ảnh Bưng biền không thể 'nằm ngoài lịch sử'. Tuổi Trẻ Online. 10 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ a b “Điện Ảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Blog: CD Nhạc Việt. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ “Những bộ phim kinh điển của Hãng phim truyện Việt Nam”. ZingNews.vn. 28 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  13. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 218.
  14. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 165.
  15. ^ “Điện Ảnh Việt Nam Thuở Ban Đầu - Mai Lộc, Đinh Quang An”. Sách Cũ ABC. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ “Đặng Nhật Minh với "Hồi ký điện ảnh" - Tạp chí Sông Hương”. tapchisonghuong.com.vn. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  17. ^ “Danh sách phong NSND, NSƯT năm 2011”. VietNamNet. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  18. ^ Thegioidienanh.vn (17 tháng 10 năm 2017). “Điện ảnh Cách mạng Bưng Biền - Nam bộ: 70 năm một chặng đường”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ “Cánh diều vàng 2009: Sáu giải thưởng dành cho phim "Đừng đốt". Báo Nhân Dân điện tử. 14 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  20. ^ “Những đạo diễn Huế tài ba”. Thư viện tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế. 11 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 198–204.
  22. ^ “LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ II- NĂM 1973”. Liên hoan phim Việt Nam. 18 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  23. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 60 & 499.
  24. ^ Phan Phú Yên (31 tháng 8 năm 2019). "Vợ chồng A Phủ" và duyên nợ Tô Hoài – Mai Lộc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  25. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 427.

Nguồn

sửa