Mangan(III) fluoride

(Đổi hướng từ Mangan(III) florua)

Mangan(III) fluoride (còn gọi là mangan trifluoride) là một hợp chất vô cơcông thức hóa học MnF3. Chất rắn đỏ tím này rất hữu ích để chuyển đổi hydrocarbon thành fluorocacbon, nghĩa là nó là một chất fluor hóa.[3] Nó cũng tạo thành hydrat.

Mangan(III) fluoride
Mangan(III) fluoride
Danh pháp IUPACMangan(III) fluoride
Tên khácMangan trifluoride, manganic fluoride
Nhận dạng
Số CAS7783-53-1
PubChem82213
Số RTECSOP0882600
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider74193
Thuộc tính
Công thức phân tửMnF3
Khối lượng mol111,9332 g/mol (khan)
165,97904 g/mol (3 nước)
Bề ngoàibột tím hồng hút ẩm (khan)
tinh thể nâu (3 nước)[1]
Khối lượng riêng3,54 g/cm³ (khan)
2,16 g/cm³ (3 nước)[1]
Điểm nóng chảy> 600 °C (873 K; 1.112 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcthủy phân (khan)
tan (3 nước)[2]
MagSus+10,500·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểHệ tinh thể đơn nghiêng, mS48 (khan)
mP28 (2 nước)[1]
Nhóm không gianC2/c, No. 15
Tọa độdistorted octahedral
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhtỏa khói độc
Chỉ dẫn R8-20/21/22-36/37/38
Chỉ dẫn S17-26-36/37/39
Các hợp chất liên quan
Anion khácMangan(III) oxide
Mangan(III) acetat
Cation khácCrom(III) fluoride
Sắt(III) fluoride
Coban(III) fluoride
Hợp chất liên quanMangan(II) fluoride
Mangan(IV) fluoride
Mangan(V) fluoride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế và phản ứng sửa

MnF3 có thể được điều chế bằng cách xử lý dung dịch MnF2 trong hydro fluoride với fluor:[4]

2MnF2 + F2 → 2MnF3

Nó cũng có thể được điều chế bằng phản ứng của nguyên tố fluor với một mangan(II) halide ở nhiệt độ khoảng 250 ℃.[5]

Trihydrat MnF3·3H2O có thể được điều chế bằng cách cho mangan(III) oxide tác dụng với acid fluorhydric và kết tinh; hoặc khử kali pemanganat bằng muối mangan(II) với sự xuất hiện của acid fluorhydric. Nó tan trong nước lạnh mà không bị phân hủy, ổn định kể cả khi trong nước nóng với sự xuất hiện của acid fluorhydric. Trong khi đó, muối khan bị phân hủy trong nước từ từ tạo ra MnF2, MnO2·xH2O và HF ở thể khí.[2]

MnF3 phản ứng với muối fluoride để tạo ra anion hexafluoromanganat(III):[5]

3NaF + MnF3Na3MnF6

Các điều kiện phản ứng khác cho các hợp chất có chứa anion MnF2−
5
hoặc MnF
4
. Các anion này là cấu trúc chuỗi và lớp, tương ứng, với cầu fluorin.

Mangan(III) fluoride hữu cơ bao gồm hydrocarbon thơm[6], cychlorbuten[7]fulleren.[8]

Khi nung, mangan(III) fluoride phân hủy thành mangan(II) fluoride[9][10].

Hợp chất liên quan sửa

Các hợp chất mangan(III) khác gồm có mangan(III) acetat (CAS# 993-02-2), mangan(III) acetylacetonat (CAS# 14284-89-0). Cả hai đều được sử dụng làm chất oxy hóa trong tổng hợp hữu cơ. MnF3acid Lewis và hình thành một loạt các dẫn xuất, ví dụ là K2MnF3SO4[11]K2MnF5.

An toàn sửa

Cũng giống như các hợp chất fluoride vô cơ khác, MnF3 khan nên được lưu trữ trong chai polyetylen và tránh tiếp xúc với da hoặc bất kỳ khu vực ẩm khác do sự hình thành acid fluorhydric khi thủy phân.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 1149. Truy cập 13 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ a b Fluor Chemistry: Biological properties of inorganic fluorides; Chapter 2. Effects of fluorides on bones and teeth (Joseph H. Simons; Academic Press, 1950), trang 62. Truy cập 13 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ Burley, G. A.; Taylor, R. "Manganese(III) fluoride" in encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis (Ed: L. Paquette) 2004, J. Wiley & Sons, New York. doi:10.1002/047084289
  4. ^ Z. Mazej (2002). “Room temperature syntheses of MnF3, MnF4 and hexafluoromanganete(IV) salts of alkali cations”. Journal of Fluor Chemistry. 114 (1): 75–80. doi:10.1016/S0022-1139(01)00566-8.
  5. ^ a b Inorganic chemistry, Catherine E. Housecroft, A.G. Sharpe, trang 711–712, đề mục Manganese(III), liên kết Google Sách
  6. ^ Fluorination of p-chlorobenzotrifluoride by manganese trifluoride Lưu trữ 2011-08-23 tại Wayback Machine A. Kachanov, V. Kornilov, V.Belogay, Fluor Notes:Vol. 1 (1) November–December 1998, via notes.fluor1.ru
  7. ^ Fluorination of fluoro-cychlorbutene with high-valency metal fluoride m Junji Mizukado, Yasuhisa Matsukawa, Heng-dao Quan, Masanori Tamura, Akira Sekiya, Journal of Fluor Chemistry Volume 127, Issue 1, January 2006, Pages 79–84, bản tóm tắt tại www.sciencedirect.com Lưu trữ 2019-02-18 tại Wayback Machine
  8. ^ Fluorination of the cubic and hexagonal C60 modifications by crystalline manganese trifluoride, Physics of the Solid State, Volume 44, Number 4, 4/2002, pp.629–630, V.É. Aleshina, A.Ya. Borshchevskii, E.V. Skokan, I.V. Arkhangel’skii, A.V. Astakhov, N.B. Shustova, bản tóm tắt tại www.springerlink Lưu trữ 2020-03-05 tại Wayback Machine
  9. ^ Manganese; section Manganic Salts Lưu trữ 2009-01-30 tại Wayback Machine via www.1911encyclopedia.org
  10. ^ In situ time-resolved X-ray diffraction study of manganese trifluoride thermal decomposition, J.V. Raua, V. Rossi Albertinib, N.S. Chilingarova, S. Colonnab, U. Anselmi Tamburini, Journal of Fluor Chemistry 4506 (2001) 1–4, online version
  11. ^ Bhattacharjee, M. N; Chaudhuri, M. K. (1990). “Dipotassium Trifluorosulfatomanganate(III)”. Inorg. Synth. 27: 312–313. doi:10.1002/9780470132586.ch61.