Đức Maria trong Tin Lành bao gồm các quan điểm thần học của những đại diện lớn như Martin LutherJohn Calvin cũng như một số cá nhân hiện đại. Rất khó để có được một khái quát chung về vị trí của Đức Maria trong Tin Lành vì có rất nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau giữa các hệ phái.

Tin lành cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, sau đó không còn đồng trinh nữa. Một số phái Tin lành cho rằng Kinh thánh nói Bà Maria sau khi sinh Chúa Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con khác như đã trích dẫn trong Kinh thánh (Mt13: 55-56) (Gioan 2:12). Do vậy, Tin lành không tôn sùng Maria như Công giáo. Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy Chúa Giêsu, chứ không phải là mẹ của Thiên Chúa[1].

Một bức tượng Maria trong nhà thờ Lutheran ở Saint-Pierre-le-Jeune, Strasbourg

Các nhà thần học Tin Lành sửa

Martin Luther sửa

Martin Luther dành sự tôn kính cho Đức Maria cũng như niềm tin của ông trong các giáo huấn chính yếu về Đức Mẹ. Trong một bài giảng tại Wittenberg vào tháng 1 năm 1546, ông nói: "Đức Kitô có là người duy nhất được tôn thờ? Hoặc Mẹ Thiên Chúa không được tôn kính? Đây là phụ nữ đã đạp đầu con rắn. Hãy nghe chúng tôi. Vì Chúa Con không từ chối điều gì"[2].

Luther đã viết và tin Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội: "Nhưng quan niệm khác, nghĩa là sự truyền thụ của linh hồn, đó là điều được tin thích hợp và đạo đức, là không có tội, để khi linh hồn được truyền thụ, Đức Mẹ cũng được tẩy sạch khỏi tội nguyên tổ và được trang điểm bằng những Ơn Chúa để nhận linh hồn thánh thiện đã được truyền thụ. Và như vậy, trong chính lúc Đức Mẹ bắt đầu sống thì Đức Mẹ đã không nhiễm tội…"

Trong cuốn "Against the Roman Papacy: An Institution of the Devil" (Chống lại Giáo hoàng Rôma: Tổ chức của Ma quỷ), xuất bản năm 1545, Luther đã nói tới "… Đức Maria đồng trinh, không nhiễm tội và không thể phạm tội mãi mãi". Về thiên chức Mẹ Thiên Chúa, Luther viết: "Đức Mẹ được mời gọi không chỉ là Mẹ của nhân loại, mà còn là Mẹ Thiên Chúa… Chắc chắn Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa thật".

John Calvin sửa

John Calvin cũng cho rằng Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và trọn đời đồng trinh: "Bà Elidabét gọi Maria là mẹ Thiên Chúa, vì sự duy nhất của con người có hai bản tính của Đức Kitô, Đức Mẹ có thể nói rằng con người hay chết được tạo nên trong cung lòng Đức Mẹ cũng là Thiên Chúa vĩnh hằng". Trong một số tác phẩm, ông viết: "Không thể phủ nhận việc Thiên Chúa đã chọn và tiền định Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa Ngôi Con, và được ban cho sự kính trọng cao nhất". "Tới ngày nay, chúng ta không thể hưởng phúc lành nơi Đức Kitô nếu không nghĩ đồng thời Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ sự cao trọng, theo ý của Đức Mẹ chấp nhận là Mẹ của Con Một Thiên Chúa".

Khi giải thích về những người con khác của Đức Maria, ông viết: "Có một số người nào đó đã muốn đề cập đến đoạn Tin mừng của Thánh Matthêu (Matthêu 1,25) rằng đức Nữ Trinh Maria, ngoài Đức Giêsu Con Thiên Chúa, còn có những người con khác, và rằng Thánh Giuse sau đó đã ăn ở với bà, nhưng thật là ngu muội! Vì tác giả Phúc âm chẳng muốn ghi lại điều gì xảy ra sau đó. Tác giả chỉ đơn thuần muốn xác minh đức vâng lời của Thánh Giuse, và chỉ cho ta thấyThánh Giuse rất tỉnh táo, và để xác thực rằng chính Chúa đã sai sứ thần của Người đến với Đức Maria. Vì thế, Thánh Giuse chẳng khi nào ăn ở với bà, và cũng chẳng chung sống cùng bà... Ngoài điều này ra, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta được gọi là con đầu lòng. Đó chẳng phải vì còn đứa con thứ hai, thứ ba; đó chẳng qua vì tác giả Tin mừng chú trọng đến quyền ưu tiên. Do Thánh kinh chỉ đếm xỉa đứa con đầu lòng, bất luận đứa thứ hai có hay không cũng chẳng hỏi tới."(Calvin: Sermon on Matthew 1: 22-25, published in 1562).

Huldrych Zwingli sửa

Huldrych Zwingli, nhà cải cách Thụy Sĩ cũng cho rằng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh và vô nhiễm nguyên tội. Loài người càng tôn thờ và yêu mến Chúa Kitô thì càng nên tôn kính và yêu mến Đức Mẹ. "Tôi vững tin rằng Đức Maria, theo lời Phúc âm, với tư cách một trinh nữ, đã sinh hạ cho chúng ta người Con Của Thiên Chúa, và trong khi sinh con, sau khi sinh con vẫn còn đồng trinh không vương tì ố đến muôn đời." (Zwingli Opera, vol. 1, page 424)

Tác giả hiện đại sửa

Tiến sĩ Ross Mackenzie, đã phát biểu rằng: "Dù bất cứ thực tại nào đang có trong các giáo phái Tin Lành hôm nay, không một nhà cải cách nào kể cả những người kế vị họ đã đặt vấn đề về nền tảng Kinh Thánh của hai câu trong kinh Tin Kính, rằng Đức Chúa Giêsu "bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria." Calvin, Luther và Swingli đều đã dạy về sự trinh khiết muôn đời của Đức Mẹ. Những nhà cải cách tiên khởi còn gọi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), bởi vì…"Mẹ đã mang thai Ngài, mà Ngài là Thiên Chúa." (Trích lời phát biểu của tiến sĩ ở Washington, 4/1976, ibid. p. 162)[3].

Trong thần học Tin Lành sửa

Mặc dù, các nhà cải cách đầu tiên của Tin Lành không bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc không được tôn kính Đức Maria. Nhưng trên thực tế, việc tôn kính Maria trong nhiều hệ phái tin lành bị coi như một sự tôn thờ ngẫu tượng. Các tín đồ Tin lành cho rằng bất cứ điều gì liên quan Đức Mẹ đều làm giảm việc tôn thờ Đức Kitô.

Tin lành cho rằng Đức Maria không thể tạo ra Thiên tính của Chúa Giêsu, vậy Đức Mẹ không thể được gọi là Mẹ Thiên Chúa nhưng chỉ là Mẹ Chúa Giêsu[4].

Tin lành chủ trương lý thuyết duy Kinh thánh. Theo đó "Đức tin chỉ căn cứ vào Kinh thánh là đầy đủ", không cần dựa vào Huấn quyền của Giáo hội và không cần thánh truyền. Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên trời và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội không được mạc khải trong Kinh thánh, vì vậy không thể chấp nhận được.

Chú thích sửa

  1. ^ “Khái quát về đạo Tin Lành”. Vụ Tin Lành, Ban Tuyên giáo Chính phủ. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “Đức Maria trong các tôn giáo khác”. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ “Đức Mẹ Maria trong các hệ phái Tin Lành và Hồi Giáo”. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ “Các giáo phụ và những nhà Cải Cách của Tin lành đã nói gì về Đức Mẹ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.