Marie của Pháp

(Đổi hướng từ Marie của Valois)

Marie của Pháp (24 tháng 8 năm 1393 - 19 tháng 8 năm 1438) là con gái của Charles VI và vương hậu Isabeau xứ Bavaria. Bà là một thành viên của Nhà Valois, và là một nữ tu.

Marie của Pháp
Thông tin chung
Sinh24 tháng 8 năm 1393
Bois de Vincennes, Paris
Mất19 tháng 8 năm 1438(1438-08-19) (44 tuổi)
Palais-Royal, Paris
Hoàng tộcValois
Thân phụCharles VI của Pháp
Thân mẫuIsabeau xứ Bavaria
Tôn giáoGiáo hội Công giáo

Cuộc sống sửa

Marie sinh ra tại Bois de Vincennes và là con thứ sáu trong số mười hai người con của vua và vương hậu. Trong số đó, Marie là người con thứ tám còn sống đến tuổi trưởng thành.

Cha của Marie được biết là mắc chứng bệnh tâm thần di truyền. Vương hậu Isabeau đã xác định sẵn sẽ đưa con gái mình cho nhà thờ, có thể vì mẹ bà đã coi chứng bệnh tâm thần của chồng mình như một sự trừng phạt từ Chúa.[1]

Marie được gửi vào tu viện Poissy ngày 8 tháng 9 năm 1397, và bà tuyên thệ làm nữ tu vào ngày 26 tháng 5 năm 1408. Bà là người duy nhất trong số những anh chị em có đời sống tu tâm, vì những người còn lại hầu hết đều lập gia đình.

Vào thời điểm bà vào tu viện, nữ tu sĩ chính là Marie xứ Bourbon, em gái bà nội của bà, Jeanne xứ Bourbon. Bước vào tu viện, Marie lại làm bạn đồng hành với một Marie khác, con gái của Christine xứ Pizan. Christine mô tả chuyến thăm Poissy vào năm 1400 trong tác phẩm "Le Livre du Dit de Poissy"[2] rằng đến nơi bà được chào đón một cách "vui vẻ và dịu dàng" cùng với Nữ viện trưởng. Christine cũng mô tả chỗ ở của Marie giống như một công chúa hoàng gia.[3]

Năm 1405, mẹ bà, vương hậu Isabeau, và chú ruôt của bà là Louis I xứ Orléans đã đến thăm bà và cố gắng thuyết phục bà từ bỏ đời sống tôn giáo để kết hôn với Edward, con trai của Robert, Công tước xứ Bar, một đồng minh của Louis với một lý do chính trị. Tuy vậy bà đã kiên quyết từ chối, đồng thời nhấn mạnh rằng chỉ có nhà vua là cha bà (lúc này tâm thần của ông không ổn định) mới có quyền ép bà lấy một người chồng, nên bà vẫn tiếp tục ở lại tu viện.[4] Trong những năm sau đó, bà trở thành Viện trưởng của tu viện và sống phần đời còn lại của mình ở đó. Bà qua đời vì Cái chết đen (tức bệnh dịch hạch) vào ngày 19 tháng 8 năm 1438 tại Palais RoyalParis và được chôn cất ngay tại tu viện.[5] Người duy nhất trong số các anh chị em của bà sống sót cuối cùng là Vua Charles VII, cũng là người thứ 11 trong số 12 các anh chị em của bà.

Tổ tiên sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Kerrebrouck (Valois), p. 125 footnote 40, referring to Françoise Autrand "Charles VI le roi fou" in L'Histoire no 27 Oct 1980 pp 61-62.
  2. ^ “Springtime, Solitude and Society in the Dit de Poissy”.[liên kết hỏng]
  3. ^ Power, Eileen Edna. Medieval English Nunneries.
  4. ^ Jean Juvénal des Ursins (1851). Michaud and Poujoulat (biên tập). Histoire de Charles VI, roy de France. Paris: Guyot Frères. tr. 431.
  5. ^ “Capet”. Chú thích có tham số trống không rõ: |title-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |tiêu đề=|title= (trợ giúp)
  6. ^ a b c d Anselm 1726, tr. 109–110.
  7. ^ a b Anselm 1726, tr. 111–114.
  8. ^ a b c d Anselm 1726, tr. 105–106.
  9. ^ a b Simeoni, Luigi (1937). “Viscónti, Bernabò”. Enciclopedia Italiana.
  10. ^ a b c d Anselm 1726, tr. 297–299.
  11. ^ a b c d Schwertl, Gerhard (2013), “Stephan II.”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 25, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 256–257Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  12. ^ a b Rondinini, Gigliola Soldi (1989). “DELLA SCALA, Beatrice”. Dizionario Biografico degli Italiani (bằng tiếng Ý). 37.
  13. ^ a b Riezler, Sigmund Ritter von (1893), “Stephan III.”, Allgemeine Deutsche Biographie (ADB) (bằng tiếng Đức), 36, Leipzig: Duncker & Humblot, tr. 68–71
  14. ^ a b Tuchman, Barbara W. (1978). A Distant Mirror. New York: Alfred A. Knopf Inc. tr. 145. ISBN 9780394400266.
  15. ^ a b Anselm 1726, tr. 102–104.