Marie của Bourbon hay Marie của Bourbon-Vendôme (tiếng Pháp: Marie de Bourbon-Vendôme; tiếng Anh: Mary of Bourbon; 29 tháng 10 năm 1515 - 28 tháng 9 năm 1538) là con gái của Charles, Công tước xứ Vendôme, và Françoise xứ Alençon. Marie là đối tượng trong thỏa thuận hôn nhân của James V của Scotland theo Hiệp ước Rouen.

Marie xứ Bourbon-Vendôme
Marie de Bourbon-Vendôme
Marie của Bourbon, được phác họa bởi Jean Clouet in 1534. Cùng năm, bản sketch nỳ được gửi tới triều đình Scotland cho Vua James V.
Thông tin chung
Sinh29 tháng 10 năm 1515
Château de la Fère, Picardie
Mất28 tháng 9 năm 1538(1538-09-28) (22 tuổi)
Château de la Fère, Picardie
Gia tộcNhà Bourbon
Thân phụCharles I, Công tước xứ Vendôme
Thân mẫuFrançoise xứ Alençon
Tôn giáoCông giáo La Mã

Tiểu sử sửa

Lần đàm phán hôn nhân đầu tiên sửa

Một cuộc hôn nhân giữa một Vương nữ Pháp và Quốc vương Scotland đã được ký kết thông qua Hiệp ước Rouen năm 1517. Nội dung Hiệp ước chủ yếu là về việc hỗ trợ quân sự lẫn nhau. Khi James V của Scotland đến tuổi trưởng thành, ban đầu Madeleine của Pháp là người được dự tính gả cho James. Tuy nhiên, đến tháng 12 năm 1534, sức khỏe của Madeleine quá yếu để gả đi. François I của Pháp gợi ý rằng James V nên kết hôn với Marie xứ Bourbon để thực hiện Hiệp ước. Cuộc hôn nhân được thúc đẩy bởi John Stewart, Công tước xứ Albany, và vào cuối năm 1534, thư ký của ông là Nicolas Canivet và thư ký của James V là Thomas Erskine của Haltoun đã gặp Vua Scotland và cho ông xem bức chân dung của Marie.[1] Tuy nhiên, Marguerite xứ Angoulême đã thảo luận về kế hoạch kết hôn này với nhà ngoại giao của Henry VIII của Anh, Công tước xứ Norfolk vào tháng 6 năm 1533. Bà chỉ ra rằng Charles I, Công tước xứ Vendôme đã liên minh chặt chẽ với Karl V, Hoàng đế La Mã Thần thánh và tuyên bố rằng Marie xứ Bourbon và em gái của cô "đã rất tồi tệ". Marguerite đề nghị James V có thể kết hôn với Christine của Đan Mạch hay không, và đề nghị em dâu Isabel làm Vương hậu Scotland thay thế.[2]

 
James V của Scotland, tranh của Corneille de Lyon vào khoảng năm 1535

Vào tháng 1 năm 1535, James V của Scotland đã viết thư cho François I của Pháp giải thích rằng bản thân bị truyền đạt thông tin sai trong cuộc đàm phán này, và gửi sứ giả của mình, James Atkinhead đến Pháp. Aikenhead được hướng dẫn giải thích rằng James không thể vi phạm Hiệp ước 1517 bằng cách kết hôn với một nàng dâu không phải là Vương nữ Pháp mà không có sự đồng ý của Quốc hội Scotland.[3]

Lần đàm phán hôn nhân thứ hai sửa

Như François I của Pháp đã một lần nữa chỉ rõ với James V rằng một Vương nữ Pháp không thể kết hôn với James vì vấn đề sức khỏe của Vương nữ Madeleine, việc kết hôn với Marie xứ Bourbon thay cho Madeleine lại được thảo luận một cách nghiêm túc.[4]

 
Huy hiệu Thánh Michael trên trần phòng ngủ của James V tại Lâu đài Stirling

Vào ngày 3 tháng 6 năm 1535, James V đã viết thư từ Lâu đài Stirling cho François I của Pháp về cuộc hôn nhân của mình với Madeleine, hiệp ước, và lời đề nghị thay thế bằng Marie của Bourbon. James viết rằng mình được nghe từ Nicolas Canivet rằng Marie là một nàng dâu khả thi. James đã gửi bức thư cùng với sứ giả James Atkenhead, người được yêu cầu ghi nhận tính cách, ứng xử, cách Marie hành xử trong cuộc trò chuyện. Atkinhead, nếu hài lòng về Marie, sẽ thương lượng về của hồi môn của Marie như thể Marie là con gái François. Nếu cuộc thỏa thuận thành công, Marie sẽ đến Scotland trước mùa đông cùng với các người phu nữ.[5]

Một lần nữa, Công tước xứ Albany đã đề xuất ý tưởng rằng James V có thể kết hôn với Christine của Đan Mạch, hiện là Bà Thái Công tước xứ Milan, và James V đã tạm dừng tiến trình hôn nhân với Marie xứ Bourbon. Bên cạnh đó, cũng có khả năng James sẽ kết hôn với tình nhân cũ của mình, Margaret Erskine. Sau đó, vào ngày 28 tháng 12 năm 1535, Aikenhead được cử đến Pháp để tiếp tục kế hoạch kết hôn với nhà Vendôme và có được thỏa thuận tốt nhất cho James V. James sau đó đã chỉ định người đại diện để hoàn thành kế hoạch hôn nhân.[6]

Vào ngày 29 tháng 3 năm 1536, một hợp đồng hôn nhân được ký kết tại Cremieu, gần Lyon, để Marie kết hôn với James V của Scotland, đã được ký bởi François I của Pháp.[7] James V đã đồng ý cuộc hôn nhân bằng cách chỉ định những người đại diện của mình hoàn thiện các chi tiết vào ngày 29 tháng 12 năm 1535.[8] Trong số các điều khoản của nó, hợp đồng quy định rằng Francis I sẽ chuyển nhượng Lâu đài Dunbar với món quà là tất cả các khẩu súng của lâu đài, được Công tước xứ Albany nắm giữ, cho James V, và nếu James qua đời trước thì Marie sẽ sở hữu Cung điện Falkland cho tới cuối đời.[9]

Vào tháng 4 năm 1536, François I của Pháp đã củng cố thỏa thuận bằng cách gửi cho James V chiếc vòng cổ của Huy hiệu Thánh Michael như một dấu hiệu thể hiện tình cảm của mình và sự kết hợp gia đình của hai bên. Francis đã gửi chiếc vòng cổ có một cận thần, Guillaume d ' Yzernay, cho James Stewart, Bá tước xứ Moray. James Stewart đã được Công tước xứ Vendôme chỉ định là thành viên, có lẽ đã tham gia vào các cuộc đàm phán. Ông được hướng dẫn đưa chiếc vòng cổ cho James V với cùng những nghi lễ mà Công tước đã tuân theo lúc được nhận chức.[10][11] Công tước xứ Albany, người đã xúc tiến kế hoạch kết hôn, qua đời vào tháng 7 năm 1536.

James V quyết định đi đến Pháp và thăm Marie của Bourbon tại St. QuentinPicardy vào tháng 9 năm 1536, nhưng sau đó đi về phía nam để gặp François.[12] Thay vì kết hôn với Marie, James đã kết hôn với con gái của vua Pháp, Madeleine của Pháp. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1536, Rodolfo Pio da Carpi, Giám mục của Faenza, viết rằng François I của Pháp hiện dự tính cho Marie kết hôn với François, Hầu tước xứ Lorraine.[13] Cả Madeleine và Marie đều qua đời ngay sau đó. Nhà biên niên sử người Scotland Robert Lindsay ở Pitscottie đã viết;

"the duik of Vandones dochter, quho tuke sick displeasour at the king of Scotlandis marriage that shoe deceast immediately thaireftir: quhairat the king of Scotland was highlie displeased, thinkand that he was the occasioun of that gentlewoman's death." [14]

Một cuộc gặp gỡ ngụy trang? sửa

Bốn biên niên sử Scotland ghi lại một câu chuyện rằng James V đã cải trang khi đến triều đình của Công tước xứ Vendôme.[15] Anh ta đã đổi quần áo của mình với một người hầu, có lẽ là John Tennent của Listonshiels. Marie đã không bị lừa và nhận ra James nhờ vào mái tóc đỏ của James và bức chân dung mà Marie đã được tặng. Mặc dù câu chuyện này có vẻ đáng nghi ngờ, một sử gia hiện đại đã lưu ý rằng các nhà quan sát người Anh đã báo cáo một số bí mật về chuyến đi của James đến St Quentin từ Dieppe.[16] Biên niên sử đương đại của Adam Abell là nguồn sớm nhất;

"In ane dissimilit vestement he com to the duik of Vendôme fathir of the lady that he suld haif marreit. He wes knawin thare be his picture. " [17]

Sau khi James V kết hôn với Madeleine, lâu đài Dunbar và súng của nó đã được chuyển giao, James Aikenhead, người được gọi là "the King's Great Butler", được phong làm Đội trưởng của lâu đài.[18]

Tổ tiên sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Hay, Denys, ed., Letters of James V (HMSO: Edinburgh, 1954), 280-281: Bapst, E., Les Mariages de Jacques V, 232.
  2. ^ Letters and Papers Henry VIII, vol. 6 (London, 1882), no. 692
  3. ^ Hay, Denys, Letters of James V (HMSO: Edinburgh, 1954), pp. 282-283.
  4. ^ Hay, Denys, Letters of James V (HMSO: Edinburgh, 1954), pp. 51-52, 283.
  5. ^ Hay, Dennis, Letters of James V (HMSO: Edinburgh, 1954), pp. 289-290.
  6. ^ Hay, Denys, ed., The Letters of James V (HMSO: Edinburgh, 1954), pp. 283, 289-290, 302-5.
  7. ^ Decagny, Paul, Notice historique sur le château de Suzanne en Santerre (Somme) et sur la maison d'Estourmel, (1857), 37.
  8. ^ Teulet, Alexandre, Relations Politiques de la France et de l'Espagne avec l'Ecosse, vol. 1, Paris (1862) 94-105, Latin.
  9. ^ Hay, Denys, ed., Letters of James V (HMSO: Edinburgh, 1954), pp. 314-215.
  10. ^ Denys Hay, Letters of James V (Edinburgh, 1954), p. 318.
  11. ^ Hay, Denys, ed., The Letters of James V (HMSO: Edinburgh, 1954), 318: Bapst, E., Les Mariages de Jacques V, 273.
  12. ^ Cameron, Jamie, James V, the personal rule, 1528-1542, Tuckwell, (1998), 131.
  13. ^ Letters & Papers Henry VIII, vol. 11, (1888), no. 711, cited Cameron, Jamie, James V, Tuckwell (1998), 131.
  14. ^ Lindsay of Pitscottie, Robert, Chronicles of Scotland, vol. 2 (Edinburgh, 1814), p. 374.
  15. ^ Adam Abell, George Buchanan, John Lesley, Robert Lindsay of Pitscottie.
  16. ^ Cameron, Jamie, James V, the personal rule, 1528-1542., (1998), 152-153, note 6
  17. ^ Cameron, James V, (1998), 131: Stewart, Alasdair M., in, Hadley Williams, Janet ed., Stewart Style 1513-1542, Tuckwell (1996), 252, quoting National Library of Scotland, Adam Abell, 'The Roit or Quheill of Tyme', Manuscript 1746, folio 125v.
  18. ^ Register of the Great Seal, 1513-1546, Edinburgh (1883), nos. 2286, 2360, 2361.

Liên kết ngoài sửa