Mary Sue là tên chung cho bất kỳ nhân vật hư cấu nào tài giỏi hoặc hoàn hảo đến mức vô lý, ngay cả trong bối cảnh hư cấu. Mary Sue thường là hình ảnh được lý tưởng hóa hoặc hoàn mỹ của chính bản thân tác giả. Họ có thể hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà họ đáng ra không thể thực hiện được,[1] hoặc họ có thể vượt trội hơn nhân vật chính trong bối cảnh hư cấu, chẳng hạn như bằng cách cứu nhân vật chính. Họ có thể bỏ qua các khía cạnh đã được thiết lập trước đó của tiểu thuyết như mô tả đặc điểm và quy luật tự nhiên. Mary Sue là một loại nhân vật kiểu mẫu.

Chỉ trích chính đối với nhân vật Mary Sue với vai trò như một cách hành văn là nó làm suy yếu kịch tính và xung đột của câu chuyện do giới thiệu nhân vật chính là toàn năng và được mọi người chấp nhận. Cấu trúc câu chuyện đòi hỏi nhân vật chính phải có phần truyện diễn biến nhân vật, tức sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, yếu sang mạnh, sợ hãi sang dũng cảm, ngây thơ sang khôn ngoan. Họ đương đầu với một trở ngại mà họ không thể vượt qua, có một sự thay đổi bên trong, và rồi vượt qua trở ngại đó, hoặc trong trường hợp bi kịch thì sẽ không thành công. Một Mary Sue không có điểm yếu nào để đối đầu, không có phần truyện diễn biến nhân vật và do đó không thể có kịch tính.

Các nhân vật Mary Sue lần đầu tiên được xác định trong fan fiction vào năm 1973, nhưng sau đó họ đã được xác định trong tiểu thuyết chuyên nghiệp và trong các bộ phim. Một nhân vật nam có những đặc điểm tương tự có thể được dán nhãn là "Gary Stu" hoặc "Marty Stu". Các nhà phê bình, nhà văn và nhà bình luận đã tranh luận về cách thuật ngữ này được sử dụng, cả nói chung và trong ứng dụng của nó đối với các nhân vật hư cấu cụ thể.

Nguồn gốc và sự phát triển của nghĩa sửa

Thuật ngữ "Mary Sue" bắt nguồn từ tên của một nhân vật do Paula Smith tạo ra năm 1973 cho câu chuyện nhại "A Trekkie's Tale"[2]:15 được xuất bản trong fanzine Menagerie #2 của cô.[3] Câu chuyện có sự tham gia của Trung úy Mary Sue ("Trung úy trẻ nhất trong hạm đội - mới mười lăm tuổi rưỡi"), và châm biếm các nhân vật phi thực tế trong fan fiction của Star Trek.[4]

Mặc dù ban đầu được sử dụng để mô tả nhân vật trong fan fiction,[5] thuật ngữ này cũng đã được áp dụng cho tiểu thuyết được xuất bản chuyên nghiệp, một ví dụ là nhân vật chính của tiểu thuyết Star Trek Dreadnought! (1986) của Diane Carey.[6][7][8]

Thuật ngữ "Mary Sue" đã mang ý nghĩa về sự hoàn thành tâm nguyện và thường được liên kết với việc thêm nhân vật là chính bản thân tác giả, mặc dù đặc điểm của việc ủng hộ vượt trội hơn nhân vật chính đã được thiết lập vẫn là cơ bản. Việc tự thêm chính bản thân tác giả thực sự là sự trình bày theo nghĩa đen và thường không được ngụy trang; hầu hết các nhân vật được mô tả là "Mary Sue" thì không phải như vậy, mặc dù họ thường được tác giả gọi là "người thay mặt" cho tác giả[9]. Hàm ý tiêu cực xuất phát từ hàm ý "hoàn thành tâm nguyện" này: "Mary Sue" bị đánh giá là một nhân vật kém phát triển, quá hoàn hảo và thiếu tính hiện thực để trở nên thú vị.[10]

Sự chỉ trích sửa

Trong chương bốn của cuốn sách Enterprising Women,[11] Camille Bacon-Smith nói rằng nỗi sợ hãi về việc tạo ra một "Mary Sue" có thể hạn chế và thậm chí khiến một số nhà văn im lặng. Smith trích dẫn một số báo của bản lưu trữ fanzine Star Trek [12] là xác định chứng hoang tưởng "Mary Sue" là một trong những nguồn gốc cho sự thiếu "đáng tin cậy, tài giỏi, và có thể nhận dạng với [sic] nhân vật nữ." Trong bài viết này, tác giả Joanna Cantor phỏng vấn chị gái của cô là Edith, cũng là một biên tập viên nghiệp dư, đã nói rằng cô nhận được những câu chuyện với những lá thư xin lỗi về câu chuyện là "Mary Sue", ngay cả khi tác giả thừa nhận cô ấy không biết thế nào là "Mary Sue".

Theo Edith Cantor, mặc dù bản gốc "Trekkie's Tale" của Paula Smith chỉ dài mười đoạn văn, "xét về tác động của chúng đối với những người mà chúng ảnh hưởng, những từ đó [Mary Sue] phải được xếp hạng cao với Đạo luật tuyển quân dịch".[13] Tại ClipperCon 1987 (một hội chợ người hâm mộ Star Trek được tổ chức hàng năm ở Baltimore, Maryland), Smith đã phỏng vấn một nhóm các tác giả nữ, họ nói rằng họ hoàn toàn không đưa nhân vật nữ vào truyện của mình. Cô dẫn lời một người nói rằng "Mỗi khi tôi cố gắng đưa một người phụ nữ vào bất kỳ câu chuyện nào mà tôi từng viết, mọi người ngay lập tức nói, đây là Mary Sue." Smith cũng chỉ ra rằng "Những người tham gia vào một cuộc thảo luận vào tháng 1 năm 1990 đã lưu ý một cách chán nản rằng bất kỳ nhân vật nữ nào được tạo ra trong cộng đồng đều bị nguyền rủa với thuật ngữ Mary Sue."[14]

Tuy nhiên, Bacon-Smith đã ghi lại là người hâm mộ đã tranh cãi rằng trong Star Trek nguyên bản, bản thân James T. Kirk chính là "Marty Stu" và nhãn này dường như được sử dụng một cách bừa bãi hơn đối với các nhân vật nữ vì đã không cư xử phù hợp với hình ảnh và kỳ vọng của nền văn hóa thống trị đối với nữ giới thay vì nam giới.[15] Tác giả Ann C. Crispin được trích dẫn đã nói: "Thuật ngữ 'Mary Sue' tạo thành một sự hạ thấp, ngụ ý rằng nhân vật bị loại bỏ một cách ngắn gọn như vậy không phải là một nhân vật có thật, bất kể được dựng nên tốt như thế nào, giới tính, giống loài hoặc mức độ tính cá nhân nào.[16]

Các biến thể sửa

"Marty Stu", "Gary Sue", hoặc "Larry Stu" là những cái tên thay thế cho phép chuyển nghĩa này, khi các khía cạnh hoàn thành tâm nguyên tương tự được áp dụng cho các nhân vật nam.[17] Nhân vật Wesley Crusher trong Star Trek: The Next Generation (người thực sự được cho là đại diện cho những người hâm mộ Star Trek trong loạt phim) đã được tạp chí văn hóa đại chúng nữ quyền Bitch mô tả bằng thuật ngữ thù địch là "Gary Sue".[18] Có những suy đoán giữa những người hâm mộ và giới học thuật, chủ yếu là những lời tán dương, rằng Wesley là nhân vật của chính bản thân tác giả cho Gene Roddenberry, do tên đệm của Roddenberry là Wesley.[19] Một lý do có thể được trích dẫn đối với sự tiếp nhận chung kém của Wesley là do nhà văn thiếu kỹ năng viết về hoặc viết cho các nhân vật dưới 21 tuổi, như nam diễn viên Wil Wheaton ở thời điểm tuyển chọn vai diễn ban đầu.

Ám chỉ sửa

Năm 2004, David Orr, trong một bài đánh giá trên các trang web trực tuyến về fan fiction là FanFiction.net và Godawful Fan Fiction cho The New York Times Book Review, đã gọi "Mary Sue" là "người thay mặt cho tác giả được trao quyền một cách lố bịch".[20] Tập phim "Superstar" của Buffy the Vampire Slayer đã được phân tích là một sự châm biếm có chủ đích về kiểu truyện Mary Sue/Marty Stu.[21][22]

Một chủ đề tranh luận phổ biến liên quan đến việc liệu bộ ba phần tiếp theo của Chiến tranh giữa các vì sao có Mary Sue là nhân vật chính, Rey. Nhà biên kịch Max Landis đã khẳng định trên Twitter vào năm 2015 rằng nhân vật phù hợp với mô tả này,[23] tuyên bố rằng Rey có năng khiếu vượt trội tại nhiều kỹ năng khác nhau.[24] Ngược lại, Caroline Framke của Vox cho rằng Rey không phù hợp với hồ sơ Mary Sue, nói rằng "Bất kỳ kỹ năng bổ sung nào mà Rey có - kỹ năng cơ khí, chiến đấu tay đôi, leo núi, v.v. - đều được giải thích khi chúng tôi gặp cô ấy lần đầu tiên... Nếu cô ấy không có những kỹ năng đó, cô ấy có lẽ sẽ chết".[25]

Các nhà văn khác, chẳng hạn như Tasha Robinson của The Verge, đã bảo vệ ý tưởng về việc Rey là một Mary Sue, nói rằng "đối với những phụ nữ cảm thấy không được thể hiện qua nhiều thập kỷ, nơi hầu hết các phụ nữ trên màn ảnh là nạn nhân, vật lưu niệm, phần thưởng hoặc người đàn bà đanh đá, thật tự nhiên khi cảm thấy tràn đầy cảm xúc trước những nhân vật [mạnh mẽ] như Katniss EverdeenImperator Furiosa".[26]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Walsh, Ricard (2018). “T&T Clark Companion to the Bible and Film”. Bloomsbury Companions. Bloomsbury Publishing: 77 – qua ISBN 0567666212, 9780567666215.
  2. ^ Verba, Joan Marie (2003). Boldly Writing: A Trekker Fan & Zine History, 1967–1987 (PDF). Minnetonka, Minnesota: FTL Publications. ISBN 978-0965357548. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2005.
  3. ^ “SF Citations for OED: Mary Sue”. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2006.
  4. ^ Walker, Cynthia W. (2011). A Conversation with Paula Smith. Transformative Works and Cultures.
  5. ^ “Hastings Communications and Entertainment Law Journal (Comm/Ent), Volume 33”. Hastings College of the Law. Hastings Communications and Entertainment Law Journal. 33: 168. 2010.
  6. ^ Gardner, David (tháng 3 năm 2004). “Mary Sue Gives Birth, Baby Undergoes Sex Change. The Role of Star Trek Fan Fiction in the Creation of Star Trek: The Next Generation. The Internet Review of Science Fiction. I (3). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ Cheeseman-Meyer, Ellen (ngày 26 tháng 4 năm 2012). “Mary Sue Fights Fascism: Diane Carey's Dreadnought! and Battlestations!. tor.com.
  8. ^ Bacon-Smith, Camille (ngày 1 tháng 12 năm 1991). Enterprising Women: Television Fandom and the Creation of Popular Myth. Philadelphia, Pennsylvania: University of Pennsylvania Press. tr. 98–99. ISBN 978-0-8122-1379-9.
  9. ^ Orr, David (ngày 3 tháng 10 năm 2004). “The Widening Web of Digital Lit”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2006.
  10. ^ Milhorn, Thomas (2006). Writing Genre Fiction: A Guide to the Craft. La Vergne, Tennessee: Lightning Source Incorporated. tr. 55. ISBN 978-1-58112-918-2.
  11. ^ Bacon-Smith, Camille (ngày 1 tháng 12 năm 1991). Enterprising Women: Television Fandom and the Creation of Popular Myth. Philadelphia, Pennsylvania: University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0-8122-1379-9.
  12. ^ Cantor, Joanna (1980). “Mary Sue, a Short Compendium”. Archives. Danvers, Massachusetts: Yeoman Press (5).
  13. ^ Smith, p. 96.
  14. ^ Smith, p. 110. A footnote states this was reported to her by Judy Chien, who attended the panel at MostEastlyCon 1990 in Newark.
  15. ^ Bacon-Smith, p. 97.
  16. ^ Bacon-Smith, p. 98.
  17. ^ Kukkonen, Karin; Klimek, Sonja (2011). “Gary Stu”. Metalepsis in Popular Culture. Berlin, Germany: Walter de Gruyter. tr. 96. ISBN 978-3-11-025278-1. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2012.
  18. ^ “Bitch: Feminist Response to Pop Culture”. 31. Portland, Oregon: Bitch Publications. 2006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  19. ^ Leigh, Megan (ngày 13 tháng 7 năm 2013). “Nostalgic Impulse: In defense of… Wesley Crusher”. Pop Verse. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.
  20. ^ Orr, David (2004). “The Widening Web of Digital Lit”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2006. When you've had your fill of slash, gen, and 'ship fiction (fanfic terms for various character entanglements), when you groan at the arrival of each new "Mary Sue" (a ludicrously empowered author proxy)...
  21. ^ Carroll, Shiloh. “Psychology of a "Superstar": A Psychological Analysis of Jonathan Levinson”. Slayage Online.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2015.
  22. ^ Wilcox, Rhonda V.; Lavery, David (ngày 25 tháng 2 năm 2002). Fighting the Forces: What's at Stake in Buffy the Vampire Slayer?. Lanham, Maryland: Rowman & Littlefield. ISBN 978-0-7425-8001-5 – qua Google Books.
  23. ^ Landis, Max (19 tháng 12 năm 2015). “they finally did it they made a fan fic movie with a Mary Sue as the main character”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2018.
  24. ^ "Screenwriter and vocal Twitter user Max Landis recently drew a lot of heat for describing Rey as a 'Mary Sue', which refers to a trope wherein characters are over-powered and learn intense skills far too quickly, or easily." Woburn, Dan (ngày 25 tháng 12 năm 2015). “Eight Problems Nobody Wants to Admit About Star Wars: The Force Awakens”. What Culture. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018. Rey is too powerful too quickly
  25. ^ Framke, Caroline (ngày 28 tháng 12 năm 2015). “What is a Mary Sue, and does Star Wars: The Force Awakens have one?”. Vox. New York City: Vox Media. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.
  26. ^ Robinson, Tasha (ngày 19 tháng 12 năm 2015). “With Star Wars' Rey, we've reached Peak Strong Female Character -- And There's Nothing Wrong With That”. The Verge. New York City: Vox Media. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.