Masanobu Fukuoka (Nhật: 福岡 正信 Hepburn: Fukuoka Masanobu?, âm Hán Việt: Phúc Cương Chánh Tín) (ngày 2 tháng 2 năm 1913 – ngày 16 tháng 8 năm 2008) là một nông dân và triết gia người Nhật nổi tiếng ở lĩnh vực nông nghiệp tự nhiên và việc "phủ xanh đồi trọc" (hay đất đai đã bị hoang mạc hóa). Ông là người đề xướng phương pháp trồng trọt không cày đất, không sử dụng thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu và từ đó hình thành một phương pháp nông nghiệp đặc trưng, thường được gọi là "nông nghiệp tự nhiên" hoặc là "nông nghiệp không làm gì cả".[1][2][3][4][5][6]

Masanobu Fukuoka
Masanobu Fukuoka, năm 2002.
Sinh(1913-02-02)2 tháng 2 năm 1913
Iyo, Nhật Bản
Mất16 tháng 8 năm 2008(2008-08-16) (95 tuổi)
Iyo, Nhật Bản
Quốc tịchNhật bản
Nghề nghiệpNhà khoa học nông nghiệp, nông dân, tác giả
Nổi tiếng vìTriết học, canh tác tự nhiên
Tác phẩm nổi bậtCuộc cách mạng một cọng rơm
Giải thưởngRamon Magsaysay Award, Desikottam Award, Earth Council Award

Tiểu sử sửa

Fukuoka, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1913 tại Iyo, Ehime, Nhật Bản, là con trai thứ hai của Kameichi Fukuoka, một chủ đất và một lãnh đạo địa phương có học thức và giàu có. Fukuoka theo học Đại học Nông nghiệp tỉnh Gifu và được đào tạo thành một nhà vi sinh vật họcnhà khoa học nông nghiệp. Ông khởi đầu sự nghiệp khoa học nghiên cứu chuyên về bệnh học thực vật. Ông làm việc tại Bộ phận Kiểm tra Thực vật của Cục Hải quan Yokohama vào năm 1934 ở vị trí thanh tra hải quan nông nghiệp. Năm 1937, ông phải nhập viện vì bệnh viêm phổi, và trong khi hồi phục, ông kể rằng mình đã có một trải nghiệm tâm linh sâu sắc làm thay đổi thế giới quan của ông[7][8][9] và khiến cho ông hoài nghi các phương pháp khoa học nông nghiệp hiện đại của "phương Tây". Sau đó, ông ngay lập tức từ chức và trở về trang trại của gia đình trên đảo Shikoku ở miền nam Nhật Bản.

Từ năm 1938, Fukuoka bắt đầu thực hành và thử nghiệm các kỹ thuật mới cho những vườn cây ăn quả hữu cơ và hình thành ý tưởng "nông nghiệp tự nhiên" từ những quan sát thu được. Bên cạnh những hoạt động khác, ông cũng ngừng việc cắt tỉa một diện tích cây có múi khiến những cây ở đó bị sâu bọ phá hoại, cành cây bị rối vào nhau. Ông cho rằng trải nghiệm đó đã dạy cho ông sự khác biệt giữa cái tự nhiên và việc không can thiệp.[10][11] Những nỗ lực của ông đã bị gián đoạn bởi Thế chiến thế giới thứ hai, là khoảng thời gian ông công tác tại trạm thí nghiệm nông nghiệp tỉnh Kōchi, với các hoạt động bao gồm nghiên cứu nông nghiệp và sản xuất thực phẩm.

 
Ngọn đồi của Fukuoka ở Iyo, Ehime

Năm 1940, Fukuoka kết hôn với vợ là Ayako và họ có với nhau 5 người con. Sau Thế chiến thứ hai, cha của ông đã mất phần lớn đất đai của gia đình trong cuộc cải cách ruộng đất thời hậu chiến và chỉ còn lại 3/8 mẫu đất trồng lúa và những vườn cây ăn quả có múi trên sườn đồi mà ông ông đã tiếp quản trước chiến tranh. Bất chấp những hoàn cảnh đó, vào năm 1947, ông đã thành công trở lại với canh tác tự nhiên, sử dụng các phương pháp canh tác không làm đất để trồng lúa và lúa mạch. Ông đã viết cuốn sách đầu tiên của mình "Không làm gì - cuộc cách mạng của thần (無〈1〉神の革命?) bằng tiếng Nhật, trong cùng năm ông đã làm việc để truyền bá lợi ích của các phương pháp và triết lý của mình. Cuốn sách sau này của ông, "Cuộc cách mạng một cọng rơm", được xuất bản năm 1975 và được dịch sang tiếng Anh năm 1978.

 
Cảnh quan nông trại gia đình của Fukuoka ở Ehime

Từ năm 1979, Fukuoka đã đi khắp thế giới, thuyết trình, làm việc trực tiếp để gieo hạt và tái tạo các khu vực thực vật, đồng thời nhận được một số giải thưởng ở nhiều quốc gia khác nhau để ghi nhận công việc và thành tích của ông. Đến những năm 1980, Fukuoka ghi nhận rằng ông và gia đình đã vận chuyển khoảng 6.000 thùng cam quýt đến Tokyo mỗi năm, tổng cộng khoảng 90 tấn.[9]

Trong chuyến hành trình đầu tiên ra nước ngoài, Fukuoka đã đi cùng vợ là bà Ayako, gặp gỡ các nhà lãnh đạo của chế độ ăn thực dưỡng Michio Kushi và Herman Aihara[12]. Họ đã gieo hạt trên vùng đất sa mạc hóa, đến thăm Đại học California ở Berkeley và Los Angeles, Trung tâm Thiền Green Gulch Farm, Trang trại Gia đình Lundberg và gặp gỡ các đại diện UNCCD của Liên Hợp Quốc bao gồm Maurice Strong, người đã khuyến khích sự tham gia thiết thực của Fukuoka vào "Kế hoạch hành động chống sa mạc hóa". Ông cũng đã đến thành phố New York và các khu vực lân cận như Boston và Amherst College ở Massachusetts.

Năm 1983, ông đến Châu Âu trong 50 ngày để tổ chức hội thảo, hướng dẫn nông dân và gieo hạt. Năm 1985, ông đã dành 40 ngày ở Somalia và Ethiopia, gieo hạt giống để tái tạo thảm thực vật cho các vùng sa mạc, làm việc ở những ngôi làng hẻo lánh và một trại tị nạn. Năm sau ông trở lại Hoa Kỳ, phát biểu tại ba hội nghị quốc tế về canh tác tự nhiên[12] ở bang Washington, San Francisco và tại Khoa Nông nghiệp của Đại học California, Santa Cruz. Fukuoka cũng nhân cơ hội đến thăm các trang trại, khu rừng và thành phố để thuyết trình và gặp gỡ mọi người. Năm 1988, ông thuyết trình tại Đại hội Khoa học Ấn Độ, các trường đại học nông nghiệp của bang và các địa điểm khác.

Fukuoka đến Thái Lan vào năm 1990 và 1991, thăm các trang trại và thu thập hạt giống để tái tạo thảm thực vật ở các sa mạc ở Ấn Độ, và ông đã quay trở lại Ấn Độ vào tháng 11 và tháng 12 năm đó với nỗ lực tái tạo thực vật. Năm tiếp theo, ông tham gia các cuộc họp chính thức tại Nhật Bản liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio, Brazil, và vào năm 1996, ông quay trở lại Châu Phi, gieo hạt ở các vùng sa mạc của Tanzania, quan sát cây bao báp và nước rừng rậm. Ông đã dạy làm và gieo viên hạt giống tại Việt Nam từ năm 1995.

Ông đến Philippines vào năm 1998, thực hiện nghiên cứu Canh tác tự nhiên và đến thăm Hy Lạp vào cuối năm đó để hỗ trợ các kế hoạch trồng lại 10.000 ha xung quanh khu vực Hồ Vegoritida và sản xuất một phim. Năm sau, ông trở lại châu Âu, thăm Mallorca.

Ông đã đến thăm Trung Quốc vào năm 2001, và vào năm 2002, quay trở lại Ấn Độ một lần nữa để phát biểu tại hội thảo "Nature as Teacher" tại Trang trại Navdanya và tại Đại học Trái đất Bija Vidyapeeth ở Dehra Dun, Uttarakhand ở miền bắc Ấn Độ. Vào Ngày Gandhi, ông có bài thuyết trình lần thứ ba tại Lễ tưởng niệm Albert Howard thường niên cho những người tham dự từ khắp sáu châu lục. Mùa thu năm đó, ông dự định đến thăm Afghanistan cùng với Yuko Honma nhưng không thể tham dự, thay vào đó tám tấn hạt giống đã được chuyển đi. Năm 2005, ông có một bài thuyết trình ngắn tại World Expo ở tỉnh Aichi, Nhật Bản[13], và vào tháng 5 năm 2006, ông xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ trên kênh truyền hình Nhật Bản NHK.[14]

Masanobu Fukuoka qua đời vào ngày 16 tháng 8 năm 2008 ở tuổi 95, sau một thời gian nằm liệt trên giường và ngồi trên xe lăn.[15]

Giải thưởng sửa

Năm 1988, Fukuoka nhận Giải thưởng Desikottam của Đại học Visva-Bharat[16] i, Giải thưởng Ramon Magsaysay cho Dịch vụ Công tại Philippines[17], thường được coi là "Giải Nobel của Châu Á".[18]

Vào tháng 3 năm 1997, diễn đàn Earth Summit+5 ở Rio de Janeiro đã trao cho ông Giải thưởng của Hội đồng Trái đất, được đích thân ông nhận tại một buổi lễ ở Tokyo vào ngày 26 tháng 5 năm đó[19], vinh danh ông vì những đóng góp của ông cho sự phát triển bền vững.[16]

Năm 1998, Fukuoka nhận được khoản trợ cấp 10.000 đô la Mỹ từ Quỹ Rockefeller Brothers, nhưng khoản trợ cấp này đã bị trả lại do tuổi cao khiến ông không thể hoàn thành dự án.[20]

Tham khảo sửa

  1. ^ Sustainable Agriculture: Definition and Terms. Special Reference Briefs Series no. SRB 99-02, September 1999. Compiled by: Mary V. Gold, Alternative Farming Systems Information Center, US Department of Agriculture
  2. ^ Setboonsarng, S. and Gilman, J. 1999. Alternative Agriculture in Thailand and Japan. HORIZON Communications, Yale University, New Haven, Connecticut. Online review version (Retrieved ngày 25 tháng 3 năm 2014).
  3. ^ Toyoda, Natsuko (September–October 2008). “Farmer Philosopher Masanobu Fukuoka: Humans must Strive to Know the Unknown (1)” (PDF). Japan Spotlight. Tokyo: Japan Economic Foundation. 161. ISSN 1348-9216.
  4. ^ Toyoda, Natsuko (November–December 2008). “Farmer Philosopher Masanobu Fukuoka Humans Must Strive to Know the Unknown (2): What Does Natural Farming Mean?” (PDF). Japan Spotlight. Tokyo: Japan Economic Foundation. 162. ISSN 1348-9216.
  5. ^ Toyoda, Natsuko (January–February 2009). “Farmer Philosopher Masanobu Fukuoka: Humans Must Strive to Know the Unknown (3) Greening Desserts by Clay-Ball Seeding” (PDF). Japan Spotlight. Tokyo: Japan Economic Foundation. 162. ISSN 1348-9216.
  6. ^ Toyoda, Natsuko (January–February 2010). “The Key to Success” (PDF). Japan Spotlight. Tokyo: Japan Economic Foundation. 169. ISSN 1348-9216.
  7. ^ 1992 (tiếng Nhật) わら一本の革命・総括編「神と自然と人の革命」 1996 translation The Ultimatum of God Nature The One-Straw Revolution A Recapitulation -page 2. "In an instant I had become a different person. I sensed that, with the clearing of the dawn mist, I had been transformed completely, body and soul."
  8. ^ 2001 (tiếng Nhật) わら一本の革命 総括編 —粘土団子の旅— [(a title translate:) The One Straw Revolution: Recapitulation -Journeying [around Earth] with clay seed balls-] -biographical notes on page 271. ngày 15 tháng 5 năm 1937 Awakening in Yokohama city (昭和12年 5月 15日 横浜に於て開悟 自然農法の道一筋?)
  9. ^ a b “The 1988 Ramon Magsaysay Award for Public Service - "BIOGRAPHY of Masanobu Fukuoka". Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
  10. ^ 1975 (tiếng Nhật) 自然農法-緑の哲学の理論と実践 1985 translation -updated 1987 The Natural Way Of Farming-The Theory and Practice of Green Philosophy -pages 132 and 190-216 - page 132 "There is a fundamental difference between nature and the doctrine of laissez-faire or non-intervention. Laissez-faire is the abandoning of nature by man after he has altered it, such as leaving a pine tree untended after it has been transplanted in a garden and pruned, or suddenly letting a calf out to pasture in a mountain meadow after raising it on formula milk."
  11. ^ 1992 (tiếng Nhật) わら一本の革命・総括編「神と自然と人の革命」 1996 translation The Ultimatum of God Nature The One-Straw Revolution A Recapitulation -pages 5, 50, 97-8, 206-208 - page 98. "To put it very briefly, my theory is that human knowledge and actions have destroyed nature, and thus, if we abandon them and leave nature to nature, nature will recover on its own. This does not, however, mean nonintervention."
  12. ^ a b 1984 (tiếng Nhật) 自然に還る 1987 translation The Road Back to Nature: Regaining the Paradise Lost
  13. ^ (tiếng Nhật) World Expo Aichi Japan 2005 appearance - official web page for his session in 2005 Aug 4. (Japanese only; Retrieved ngày 30 tháng 11 năm 2010)
  14. ^ (tiếng Nhật) Spiritual Era ~ Religion・Life (こころの時代~宗教・人生?)[liên kết hỏng]?) May 2006 NHK television interview between Fukuoka Masanobu and Kanamitsu Toshio (金光寿郎?) on the topic: Journey around the world with Clay seed balls
  15. ^ “Masanobu Fukuoka, 'natural' farming pioneer, dies”. ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  16. ^ a b "Japanese Farmer-Philosopher Masanobu Fukuoka: Natural Farming Greening the Deserts" Japan for Sustainability Newsletter 2006 May. (English) –Japanese page. (Retrieved ngày 5 tháng 1 năm 2011)
  17. ^ "The 1988 Ramon Magsaysay Award for Public Service - CITATION for Masanobu Fukuoka”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2010.
  18. ^ The 1988 Ramon Magsaysay Award for Public Service. "RESPONSE of Masanobu Fukuoka ngày 31 tháng 8 năm 1988". Lưu trữ 2011-05-07 tại Wayback Machine The Ramon Magsaysay Award Foundation website. (Retrieved ngày 15 tháng 12 năm 2010)."In electing Masanobu Fukuoka to receive the 1988 Ramon Magsaysay Award for Public Service, the Board of Trustees recognizes his demonstration to small farmers everywhere that natural farming offers a practical, environmentally safe, and bountiful alternative to modern commercial practices and their harmful consequences".
  19. ^ (tiếng Nhật) Earth Council Awards 1997 Japan - Japanese Government Environment department website press release (Japanese only; Retrieved ngày 30 tháng 11 năm 2010)
  20. ^ “Rockefeller Brothers Fund - 1998 Grants made in 1998”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết). "As a contribution toward the publication of a textbook, 'Natural Farming - How to Make Clayballs'."