Maseru

thủ đô và là thành phố lớn nhất của Lesotho

Maseruthủ đô và thành phố lớn nhất của Lesotho. Đây cũng là thủ phủ của huyện Maseru. Maseru tọa lạc bên sông Caledon, ngay cạnh biên giới Lesotho-Nam Phi. Maseru có dân số 330.760 (2016). Thành phố được thành lập như một trại cảnh sát và được chọn làm thủ đô khi Lesotho trở thành một sứ bảo hộ của Anh năm 1869. Từ khi Lesotho giành được độc lập vào năm 1966 đến nay, Maseru giữ vai trò thủ đô. Tên thành phố có nghĩa là "sa thạch đỏ" trong tiếng Sotho.[1][2]

Maseru
Maseru nhìn từ đồi Nghị Viện
Maseru nhìn từ đồi Nghị Viện
Vị trí của Maseru trong Lesotho
Vị trí của Maseru trong Lesotho
Maseru trên bản đồ Lesotho
Maseru
Maseru
Vị trí trong Lesotho
Tọa độ: 29°19′N 27°29′Đ / 29,31°N 27,48°Đ / -29.31; 27.48
Quốc giaLesotho
HuyệnMaseru
Thành lập1869
Diện tích
 • Tổng cộng138 km2 (53 mi2)
Độ cao1.600 m (5,200 ft)
Dân số (2016)
 • Tổng cộng330.760
 • Mật độ2.397/km2 (6,210/mi2)
Múi giờSAST (UTC+2)
Thành phố kết nghĩaAustin, Koblenz sửa dữ liệu
Khí hậuCwb

Lịch sử sửa

Maseru được thành lập như một trại cảnh sát nhỏ vào năm 1869, sau khi chiến tranh Orange–Basotho kết thúc với kết quả Basutoland trở thành sứ bảo hộ Anh.[3][4] Maseru nằm cạnh "những lãnh thổ chiếm được" bị cắt cho Đất nước tự do Orange (nay là tỉnh Free State của Nam Phi). Nó cách "cựu thành trì" Thaba Bosiu của Vua Moshoeshoe I 24 kilômét (15 mi) về phía tây.[5]

Maseru ban đầu có chức năng là trung tâm hành chính từ năm 1869 đến 1871, trước khi việc quản lý Basutoland được chuyển giao cho Thuộc địa Cape. Trong thời gian 1871 đến 1884, cư dân Basutoland bị đối xử tương tự như ở những thuộc địa khác, khiến người Sotho tại đây chán ghét.[6] Điều này đã dẫn đến Chiến tranh súng Basuto năm 1881, phá hủy nhiều tòa nhà tại Maseru.[1] Năm 1884, Basutoland trở thành thuộc địa Vương thất lần nữa, và Maseru lại là thủ đô. Khi Basutoland giành được độc lập và trở thành Vương quốc Lesotho năm 1966, Maseru tiếp tục đóng vai trò thủ đô quốc gia.[4]

Trước thời kỳ độc lập, Maseru là một đô thị tương đối nhỏ, nằm trọn trong lãnh thổ do thực dân vẽ ra; người Anh cũng không chú tâm phát triển thành phố. Sau năm 1966, Maseru phát triển nhánh chóng: diện tích của nó tăng khoảng bảy lần, từ 20 kilômét vuông (7,7 dặm vuông Anh) đến 138 kilômét vuông (53 dặm vuông Anh) hiện tại, một phần do sự sáp nhập những ngôi làng lân cận vào lãnh thổ thành phố.[1][4] Tỉ lệ tăng dân số duy trì ở mức 7% trong vài thập niên, trước khi giảm xuống 3.5% trong thập niên 1986-1996.[4]

Khí hậu sửa

Maseru có khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới (phân loại khí hậu Köppen Cfb).

Dữ liệu khí hậu của Maseru
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình cao °C (°F) 28
(82)
27
(81)
25
(77)
21
(70)
18
(64)
15
(59)
16
(61)
19
(66)
23
(73)
24
(75)
26
(79)
28
(82)
22,5
Trung bình thấp, °C (°F) 14
(57)
14
(57)
12
(54)
8
(46)
3
(37)
0
(32)
−1
(30)
2
(36)
6
(43)
9
(48)
12
(54)
13
(55)
7,7
Giáng thủy mm (inch) 114
(4.49)
89
(3.5)
96
(3.78)
67
(2.64)
29
(1.14)
12
(0.47)
14
(0.55)
15
(0.59)
19
(0.75)
63
(2.48)
80
(3.15)
93
(3.66)
691
(27,2)
Độ ẩm 37 42 43 42 38 35 32 27 24 30 34 35 34,9
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.1 mm) 13 10 11 8 6 3 3 3 3 8 10 10 88
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 287 263 259 241 247 232 254 279 278 276 279 307 3.202
Nguồn: Viện Khí tượng Đan Mạch[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Sam Romaya; Alison Brown (tháng 4 năm 1999). “City profile: Maseru, Lesotho”. Cities. 16 (2): 123–133. doi:10.1016/S0264-2751(98)00046-8.
  2. ^ A. Mabille; H. Dieterlen (1993). Southern Sotho English Dictionary . Morija: Morija Sesuto Book Depot. tr. 349.
  3. ^ Baffour Ankomah; Khalid Bazid (tháng 5 năm 2003). “Lesotho: Africa's Best Kept Secret”. New African.
  4. ^ a b c d Karen Tranberg Hansen; Mariken Vaa (2004). Reconsidering Informality: Perspectives from Urban Africa. Nordic African Institute. tr. 180. ISBN 91-7106-518-0.
  5. ^ Willie Olivier; Sandra Olivier (2005). Touring in South Africa: The Great SA Road Trip Guide. Struik. tr. 116. ISBN 1-77007-142-3.
  6. ^ James S. Olson, Robert S. Shadle (ed.) (1996). Historical Dictionary of the British Empire. Greenwood Press. tr. 118. ISBN 0-313-27917-9.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Cappelen, John; Jensen, Jens. “Lesotho - Maseru” (PDF). Climate Data for Selected Stations (1931-1960) (bằng tiếng Đan Mạch). Danish Meteorological Institute. tr. 166. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017.

Thư mục sửa