Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng

Messier 49 (còn được gọi là M 49 hoặc NGC 4472) là một thiên hà hình elip nằm cách xa khoảng 56 triệu năm ánh sáng, trong chòm sao xích đạo Xử Nữ. Thiên hà này được nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier phát hiện vào ngày 16 tháng 2 năm 1777.

Messier 49
Messier 49
Dữ liệu Quan sát
Kỷ nguyên J2000
Chòm sao Xử Nữ
Xích kinh 12h 29m 46,7s[1]
Xích vĩ +08° 00′ 02″[1]
Không gian biểu kiến (V) 10,2 × 8,3 moa[1]
Cấp sao biểu kiến (V)9,4[1]
Đặc điểm
LoạiE2,[1] LINER[1]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm 997 ± 7[1] km/s
Dịch chuyển đỏ 0,003326 ± 0,000022[1]
Vận tốc xuyên tâm thiên hà 929 ± 7[1] km/s
Tên gọi khác
NGC 4472,[1] UGC 7629,[1] PGC 41220,[1] Arp 134[1]
Tham khảo cơ sở dữ liệu
SIMBAD dữ liệu M49
Xem thêm: Thiên hà, Danh sách thiên hà

Là một thiên hà hình elip, Messier 49 có dạng vật lý của một thiên hà vô tuyến, nhưng nó chỉ có sự phát xạ vô tuyến của một thiên hà bình thường. Từ phát xạ vô tuyến được phát hiện, vùng lõi có khoảng 1053 erg (1046 J hoặc 1022 YJ) năng lượng bức xạ đồng bộ.[2] Phần nhân của thiên hà này phát ra tia X, cho thấy khả năng có một lỗ đen siêu lớn với khối lượng ước tính 5,65 × 108 khối lượng Mặt Trời, hay 565 triệu lần khối lượng Mặt Trời.[3] Phát xạ tia X cho thấy một cấu trúc ở phía bắc của Messier 49 giống như sóng xung kích hình cung. Ở phía tây nam của phần lõi, đường viền phát sáng của thiên hà có thể được phát hiện ở khoảng cách tới 260 kpc.[4] Sự kiện siêu tân tinh duy nhất được quan sát trong thiên hà này là SN 1969Q,[5] được phát hiện vào tháng 6 năm 1969.[6]

Thiên hà này có một lượng lớn các cụm sao cầu, ước tính khoảng 5.900. Để so sánh, con số này ở Ngân Hà là khoảng 150-200 cụm,[7][8][9][10][11] nhưng tới 12.000-15.000 cụm quay quanh thiên hà hình elip siêu khổng lồ Messier 87.[10][11] Tính trung bình thì các cụm sao cầu của M 49 khoảng 10 tỷ năm tuổi.[12] Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009, bằng chứng mạnh mẽ cho một lỗ đen khối lượng cỡ sao đã được phát hiện trong M 49. Một ứng cử viên thứ hai đã được công bố vào năm 2011.[13]

Messier 49 là thành viên được phát hiện đầu tiên của cụm thiên hà Xử Nữ (Virgo).[14] Nó là thành viên sáng nhất của cụm đó và sáng hơn bất kỳ thiên hà nào gần hơn với Trái Đất. Thiên hà này tạo thành một phần của quần tụ thiên hà Xử Nữ B (Virgo B) nằm cách 4,5° từ tâm động lực của cụm Xử Nữ, với trung tâm là Messier 87.[12][15] Messier 49 tương tác hấp dẫn với thiên hà bất thường lùn UGC 7636.[4] Thiên hà lùn này cho thấy một vệt mảnh vụn kéo dài khoảng 1 × 5 phút cung, tương ứng với kích thước vật lý 6 × 30 kpc.[16]

Hình ảnh Sửa đổi

Tham khảo Sửa đổi

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “NASA/IPAC Extragalactic Database”, Results for NGC 4472, truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
  2. ^ Ekers, R. D.; Kotanyi, C. G. (tháng 6 năm 1978), “NGC 4472 – A very weak radio galaxy”, Astronomy and Astrophysics, 67 (1): 47–50, Bibcode:1978A&A....67...47E.
  3. ^ Loewenstein, Michael; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2001), “Chandra Limits on X-Ray Emission Associated with the Supermassive Black Holes in Three Giant Elliptical Galaxies” (PDF), The Astrophysical Journal, 555 (1): L21–L24, arXiv:astro-ph/0106326, Bibcode:2001ApJ...555L..21L, doi:10.1086/323157.
  4. ^ a b Irwin, Jimmy A.; Sarazin, Craig L. (tháng 11 năm 1996), “X-Ray Evidence for the Interaction of the Giant Elliptical Galaxy NGC 4472 with Its Virgo Cluster Environment”, The Astrophysical Journal, 471 (2): 683, Bibcode:1996ApJ...471..683I, doi:10.1086/177998.
  5. ^ “NASA/IPAC Extragalactic Database”, Results for supernova search near name "NGC 4472", truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007.
  6. ^ Barbon, R.; và đồng nghiệp (1984), “A revised supernova catalogue”, Astronomy & Astrophysics Supplement Series, 58: 735–750, Bibcode:1984A&AS...58..735B.
  7. ^ Harris, William E. (tháng 2 năm 2003). “Catalog of parameters for Milky Way Globular Clusters: The Database”. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  8. ^ Frommert, Hartmut (tháng 8 năm 2007). “Milky Way Globular Clusters”. SEDS. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ Ashman Keith M.; Zepf Stephen E. (1992). “The formation of globular clusters in merging and interacting galaxies”. Astrophysical Journal, Part 1. 384: 50–61. Bibcode:1992ApJ...384...50A. doi:10.1086/170850.
  10. ^ a b Messier 87 Captured by ESO’s Very Large Telescope trên website của Đài thiên văn phía Nam của Châu Âu
  11. ^ a b Messier 87 trên website của NASA.
  12. ^ a b Cohen, Judith G.; Blakeslee, J. P.; Côté, P. (tháng 8 năm 2003), “The Ages and Abundances of a Sample of Globular Clusters in M49 (NGC 4472)”, The Astrophysical Journal, 592 (2): 866–883, arXiv:astro-ph/0304333, Bibcode:2003ApJ...592..866C, doi:10.1086/375865.
  13. ^ Maccarone, Thomas J.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2011), “A new globular cluster black hole in NGC 4472”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 410 (3): 1655–1659, arXiv:1008.2896, Bibcode:2011MNRAS.410.1655M, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17547.x.
  14. ^ Thompson, Robert Bruce; Thompson, Barbara Fritchman (2007), Illustrated guide to astronomical wonders, DIY science, O'Reilly Media, Inc., tr. 492, ISBN 978-0-596-52685-6.
  15. ^ Sandage, A.; Bedke, J. (1994), Carnegie Atlas of Galaxies, Carnegie Institution of Washington, ISBN 978-0-87279-667-6.
  16. ^ McNamara, Brian R.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 1994), “A violent interaction between the dwarf galaxy UGC 7636 and the giant elliptical galaxy NGC 4472”, The Astronomical Journal, 108 (3): 844–850, Bibcode:1994AJ....108..844M, doi:10.1086/117116.

Liên kết ngoài Sửa đổi