Metoprolol, có trên thị trường với nhãn hiệu Lopressor và các tên khác, là một thuốc chẹn chọn lọc thụ thể β1.[1] Thuốc được dùng để điều trị cao huyết áp, đau tức ngực do thiếu máu về tim, và một số các bệnh liên quan đến nhịp tim nhanh bất thường.[1] Thuốc còn dùng để phòng ngừa các vấn đề tim mạch theo sau một cơn nhồi máu cơ tim và để ngừa các cơn đau đầu ở bệnh nhân bị bệnh đau nửa đầu.[1]

Metoprolol
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiLopressor, Toprol-xl
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682864
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: C
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngUống, Tiêm tĩnh mạch
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Thuốc kê toa
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng12%
Chuyển hóa dược phẩmGan thông qua CYP2D6, CYP3A4
Chu kỳ bán rã sinh học3-7 giờ
Bài tiếtThận
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.051.952
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC15H25NO3
Khối lượng phân tử267.364 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy120 °C (248 °F)
  (kiểm chứng)

Thuốc được bào chế thành các dạng có thể sử dụng bằng đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch.[1] Metoprolol thường được dùng hai lần một ngày.[1] Dạng bào chế tác dụng kéo dài có thể được sử dụng một lần mỗi ngày.[1] Metoprolol có thể được phối hợp với hydrochlorothiazide trong cùng một viên thuốc.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp của dược chất là gây mất ngủ, cảm thấy mệt mỏi hay choáng ngất, và khó chịu ở vùng bụng.[1] Dùng với liều lượng lớn có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng.[2][3] Chưa loại trừ được thuốc có nguy hiểm khi sử dụng trong thai kỳ hay không.[1][4] Sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú tương đối ổn định.[5] Cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân có vấn đề về gan hay hen suyễn.[1] Nếu ngừng thuốc cần phải giảm liều từ từ để giảm nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe theo sau.[1]

Metoprolol được bào chế lần đầu vào năm 1969.[6] Thuốc nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, là danh sách các dược phẩm quan trọng nhất cần phải có ở một hệ thống y tế cơ bản.[7] Metoprolol là một thuốc gốc có mặt trên thị trường.[1] Vào năm 2013, metoprolol là thuốc được kê toa nhiều thứ 19 ở Hoa Kỳ.[8]

hóa học lập thể sửa

Metoprolol chứa một trung tâm và bao gồm hai enantiomers. Đây là một hỗn hợp racic, tức là hỗn hợp 1: 1 của (R) - và (S) -form:[9]

Enantiomers của metoprolol
 
CAS-Nummer: 81024-43-3
 
CAS-Nummer: 81024-42-2

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k l “Metoprolol”. The American Society of Health-System Pharmacists. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ Pillay (2012). Modern Medical Toxicology. Jaypee Brothers Publishers. tr. 303. ISBN 9789350259658.
  3. ^ Marx, John A. Marx (2014). “Cardiovascular Drugs”. Rosen's emergency medicine: concepts and clinical practice (ấn bản 8). Philadelphia, PA: Elsevier/Saunders. tr. Chapter 152. ISBN 1455706051.
  4. ^ “Prescribing medicines in pregnancy database”. Australian Government. ngày 3 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  5. ^ Medical Toxicology. Lippincott Williams & Wilkins. 2004. tr. 684. ISBN 9780781728454.
  6. ^ Carlsson, edited by Bo (1997). Technological systems and industrial dynamics. Dordrecht: Kluwer Academic. tr. 106. ISBN 9780792399728.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ “WHO Model List of EssentialMedicines” (PDF). World Health Organization. tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ “Top 100 Drugs for 2013 by Units Sold”. http://www.drugs.com/. tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2015. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  9. ^ Rote Liste Service GmbH (Hrsg.): Rote Liste 2017 – Arzneimittelverzeichnis für Deutschland (einschließlich EU-Zulassungen und bestimmter Medizinprodukte). Rote Liste Service GmbH, Frankfurt/Main, 2017, Aufl. 57, ISBN 978-3-946057-10-9, S. 200.