Miền Nam nước Ý hay Nam Ý (tiếng Ý: Mezzogiorno phát âm tiếng Ý: [ˌmɛddzoˈdʒorno],[1] hoặc Meridione) là một vùng lớn của Ý, theo truyền thống bao gồm các lãnh thổ của Vương quốc Hai Sicilia trước đây (phần phía nam của bán đảo ÝSicilia), và thường xuyên được tính gồm cả đảo Sardegna.[2][3][4] Nó thường trùng khớp với các vùng hành chính: Abruzzo, Apulia, Basilicata, Campania, Calabria, Molise, Sicilia, và thường là cả Sardegna.[5][6][7] Một số nguồn tính cả các phần cực nam và cực đông của Lazio vào Nam Ý, do chúng từng thuộc Vương quốc Hai Sicilia. Đảo Sardegna vì các nguyên nhân văn hoá và lịch sử nên có ít điểm chung với các vùng kể trên, song thường xuyên được tính thuộc Nam Ý, thường là trong các mục đích thống kê và kinh tế.[7][8]

Nam Ý có màu đậm

Nam Ý có diện tích 123.024 km², dân số vào năm 2013 đạt 20.610.490[9] Viện Thống kê Quốc gia Ý (ISTAT) dùng thuật ngữ "Nam Ý" để xác định một trong năm vùng thống kê trong các báo cáo của họ, song không gồm hai đảo Sicilia và Sardegna, hai đảo này hợp thành một vùng thống kê riêng biệt được gọi là "Ý hải đảo". Ranh giới này được sử dụng để chia vùng hành chính cấp một Liên minh châu Âu và các khu vực bầu cử của Ý trong Nghị viện châu Âu.

Bắt đầu từ khi nước Ý thống nhất vào năm 1861–1870, phân chia kinh tế phát triển giữa các tỉnh miền bắc và miền nam trở nên rõ rệt.[10] Hiện nay vẫn tồn tại chênh lệch lớn giữa các khu vực, các vấn đề của Nam Ý bao gồm tội phạm có tổ chức lan tràn và tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Do ít có tiến bộ trong khu vực, một lượng rất lớn người dân Nam Ý đã di cư, họ cảm thấy di cư có lợi hơn là ở tại khu vực và cố gắng thúc đẩy cải cách. Từ năm 2007 đến năm 2014, có 943.000 người Ý thất nghiệp, 70% trong số này là tại miền Nam.[11] Tỷ lệ việc làm tại Nam Ý xếp vào hạng thấp nhất so với các quốc gia trong Liên minh châu Âu.[11] Các công việc phổ biến nhất tại Nam Ý là về du lịch, phân phối, công nghiệp thực phẩm, nội thất gỗ, bán buôn, bán xe, bán quặng và thợ thủ công.[12]

Nam Ý có di sản văn hoá độc đáo, có nhiều địa điểm du lịch lớn như Cung điện Caserta, Bờ biển Amalfi, Pompeii và các điểm khảo cổ học khác (nhiều điểm được UNESCO bảo vệ). Ngoài ra, còn có các thành phố Hy Lạp cổ đại tại Nam Ý, như SybarisPaestum, chúng được thành lập vài thế kỷ trước khi bắt đầu Cộng hoà La Mã. Một số bãi biển, đất rừng và núi tại đây được bảo vệ trong khuôn khổ các công viên quốc gia.

Vùng hành chính

sửa
Vùng Thủ phủ Dân số
Abruzzo L'Aquila 1 323 077[13]
Basilicata Potenza 571 774[13]
Calabria Catanzaro 1.966.032[13]
Campania Napoli 5.842.303[13]
Molise Campobasso 311.004[13]
Puglia Bari 4.068.544[13]
Sardegna Cagliari 1.655.331[13]
Sicilia Palermo 5.059.917[13]

Đô thị

sửa

Các đô thị có trên 50.000 dân[14].

# Comune Vùng Tỉnh Dân số Ghi chú
1 Napoli Campania Napoli 972.212[13] (30/06/2016)
2 Palermo Sicilia Palermo 671.531[13] (30/06/2016)
3 Bari Puglia Bari 325.183[13] (30/06/2016)
4 Catania Sicilia Catania 314.318[13] (30/06/2016)
5 Messina Sicilia Messina 237.603[13] (30/06/2016)
6 Taranto Puglia Taranto 200.385[13] (30/06/2016)
7 Reggio Calabria Calabria Reggio Calabria 182.703[13] (30/06/2016)
8 Foggia Puglia Foggia 151.975[13] (30/06/2016)
9 Cagliari Sardegna Cagliari 154.411[13] (30/06/2016)
10 Salerno Campania Salerno 135.066[13] (30/06/2016)
11 Sassari Sardegna Sassari 127.745[13] (30/06/2016)
12 Siracusa Sicilia Siracusa 122.086[13] (30/06/2016)
13 Pescara Abruzzo Pescara 120.565[13] (30/06/2016)
14 Giugliano in Campania Campania Napoli 123.276[13] (30/06/2016)
15 Andria Puglia Barletta-Andria-Trani 100.365[13] (30/06/2016)
16 Barletta Puglia Barletta-Andria-Trani 94.660[13] (30/06/2016)
17 Lecce Puglia Lecce 94.982[13] (30/06/2016)
18 Catanzaro Calabria Catanzaro 90.435[13] (30/06/2016)
19 Brindisi Puglia Brindisi 88.126[13] (30/06/2016)
20 Torre del Greco Campania Napoli 85.927[13] (30/06/2016)
21 Marsala Sicilia Trapani 83.205[13] (30/06/2016)
22 Pozzuoli Campania Napoli 81.592[13] (30/06/2016)
23 Casoria Campania Napoli 77.433[13] (30/06/2016)
24 Gela Sicilia Caltanissetta 75.522[13] (30/06/2016)
25 Caserta Campania Caserta 76.257[13] (30/06/2016)
26 Ragusa Sicilia Ragusa 73.276[13] (30/06/2016)
27 Altamura Puglia Bari 70.455[13] (30/06/2016)
28 Quartu Sant'Elena Sardegna Cagliari 70.944[13] (30/06/2016)
29 Lamezia Terme Calabria Catanzaro 70.749[13] (30/06/2016)
30 L'Aquila Abruzzo L'Aquila 69.627[13] (30/06/2016)
31 Trapani Sicilia Trapani 68.665[13] (30/06/2016)
32 Cosenza Calabria Cosenza 67.584 (30/09/2014)
33 Potenza Basilicata Potenza 67.367 (5/2014)
34 Afragola Campania Napoli 65.522 (30/04/2014)
35 Castellammare di Stabia Campania Napoli 64.506 (31/12/2010)
36 Caltanissetta Sicilia Caltanissetta 63.034 (30/12/2013)
37 Vittoria Sicilia Ragusa 62.748 (30/08/2013)
38 Crotone Calabria Crotone 60.884 (31/07/2014)
39 Matera Basilicata Matera 60.384[13] (30/06/2016)
40 Benevento Campania Benevento 60.385 (11/2014)
41 Molfetta Puglia Bari 60.338 (31/12/2012)
42 Acerra Campania Napoli 59.567 (30/11/2014)
43 Marano di Napoli Campania Napoli 59.457 (31/01/2014)
44 Agrigento Sicilia Agrigento 59.010 (30/12/2013)
45 Olbia Sardegna Sassari 58.484 (30/9/2014)
46 Cerignola Puglia Foggia 58.213 (30/11/2014)
47 Manfredonia Puglia Foggia 57.299 (30/06/2014)
48 Bitonto Puglia Bari 56.043 (12/2013)
49 Trani Puglia Barletta-Andria-Trani 55.810 (31/07/2013)
50 Portici Campania Napoli 55.513 (30/09/2014)
51 Bisceglie Puglia Barletta-Andria-Trani 55.424 (01/01/2014)
52 Avellino Campania Avellino 55.205 (30/11/2014)
53 Teramo Abruzzo Teramo 54.857[13] (30/06/2016)
54 Modica Sicilia Ragusa 54.854 (31/12/2013)
55 San Severo Puglia Foggia 54.305 (31/08/2014)
56 Bagheria Sicilia Palermo 54.257 (30/09/2012)
57 Cava de' Tirreni Campania Salerno 53.520 (31/12/2010)
58 Montesilvano Abruzzo Pescara 53.734[13] (30/06/2016)
59 Ercolano Campania Napoli 53.057 (31/08/2013)
60 Aversa Campania Caserta 52.813 (01/01/2013)
61 Acireale Sicilia Catania 52.792 (30/12/2013)
62 Chieti Abruzzo Chieti 51.614[13] (30/06/2016)
63 Battipaglia Campania Salerno 50.485 (31/01/2013)
64 Scafati Campania Salerno 50.275 (30/09/2013)
65 Mazara del Vallo Sicilia Trapani 50.096 (31/12/2011)

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Il Nuovo DOP”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ Hospers, Gert J. (2004). Regional Economic Change in Europe. LIT Verlag Münster.
  3. ^ “The Messy Mezzogiorno”. The Economist. 13 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ “Mezzogiorno”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ “Classificazione economica ISTAT” (PDF) (bằng tiếng Ý). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  6. ^ “Classificazione demografica ISTAT” (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  7. ^ a b Apostolopoulos, Yorgos; Leontidou, Lila; Loukissas, Philippos (2014). Mediterranean Tourism: Facets of Socioeconomic Development and Cultural Change. Routledge.
  8. ^ Jepson, Tim; Soriano, Tino (2011). National Geographic Traveler: Naples and Southern Italy (ấn bản 2). National Geographic Books. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ “Dato Istat al 30/04/2013”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ Mignone, Mario B. (2008). Italy today: Facing the Challenges of the New Millennium. New York: Lang Publishing. tr. 181. ISBN 978-1-4331-0187-8.
  11. ^ a b http://www.economist.com/news/finance-and-economics/21651261-north-limps-ahead-south-swoons-tale-two-economies
  12. ^ “Employment in Italy”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  13. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an ao ap aq “Statistiche demografiche ISTAT”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2018. Truy cập 21 tháng 11 năm 2016.
  14. ^ Bilancio demografico Istat 2014