Minh bột di ngư
Minh bột di ngư (hay Minh bột di ngư thi thảo), có nghĩa: ông chài còn sót lại ở đất Minh Bột[1] hoặc: con cá còn sót lại của biển Bột,[2] là một thi phẩm bằng chữ Hán của Mạc Thiên Tứ, gồm một bài phú hơn trăm câu: Phú Lư Khê nhàn điếu và 32 bài thơ Đường luật, có tên chung là Ngư Khê nhàn điếu. Tất cả đều mượn cảnh Lư Khê (Rạch Vược), một trong mười cảnh đẹp ở trấn Hà Tiên xưa (nay thuộc thuộc phường Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam) để làm đề tài sáng tác.
Minh bột di ngư | |
---|---|
thơ, phú | |
![]() | |
Thông tin tác phẩm | |
Tác giả | Mạc Thiên Tứ |
Triều đại sáng tác | triều Nguyễn |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | chữ Hán |
Thể loại | thơ, phú |
Chủ đề | Rạch Vược, Kiên Giang |
Wikisource | Minh bột di ngư |
Giới thiệu
sửaTrịnh Hoài Đức giới thiệu về tập Minh bột di ngư trong bài Tân tự (bản in 1821) như sau:
- Lư Khê chính là một trong mười cảnh Hà Tiên. Về cảnh này có bài phú trăm lời, thi 32 vận, đều là của ngài làm ra, tồi hiệp cả lại cho nhan đề là Minh bột di ngư, gọi là ngụ mối u hoài cảm khái tự chốn thâm tâm, chớ nào phải vì chén rượu câu thi mà xướng họa hão đâu...Từ Hà Tiên gặp cơn binh hỏa (1771), bản phiến sách xưa đều bị ngọn lửa cay nghiệt cháy thiêu, sách lưu hành cũng vì đó mà lần lần thất lạc. Đến lúc ra giúp nước, tôi cố tìm sách ấy mà không được gặp. Thường trằn trọc thâu đêm, trí mãi vẩn vơ lo nghĩ về việc sưu tầm sách mất...
- ...Năm Canh Thìn (1820) mùa hạ, vâng mạng về kinh (Huế), thọ lãnh nội vụ, tôi may gặp được tập Lư Khê nhàn điếu (tức Minh Bột di ngư) của ngài (Mạc Thiên Tứ), rất khoan khoái đọc suốt cả đầu đuôi...Nguyên bản có đoạn khuyết mất, không thể so sánh đâu được, tôi bèn lập ý bổ khuyết vào, rồi giao cho nhà in khắc bản khác (Tân Tỵ, 1821).[3]
Năm 1820, Trịnh Hoài Đức dâng sách Minh bột di ngư lên vua Minh Mạng. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, chép:
- Vua Thánh Tổ (Minh Mạng) mới lên ngôi, đã lo việc làm sách vở; ngài đặt Quốc Sử Quán để góp nhặt những chuyện làm quốc sử. Ngài lại lưu ý về việc tưởng lệ cho những người làm ra sách vở. Bởi vậy, ngài xuống chiếu: hễ ai tìm được sách cũ, hay làm ra sách mới, thì được ban thưởng. Tự đó ông Trịnh Hoài Đức dâng sách: Gia Định Thành Thông Chí và sách Minh Bột Di Hoán Văn Thảo…...[4]
Ở Sài Gòn, lần đầu tiên sách Minh bột di ngư được Ngạc Xuyên (Ca Văn Thỉnh) giới thiệu trong Đại Việt tạp chí số 12, ra ngày 1 tháng 4 năm 1943. Bản Minh bột di ngư năm 1821 mà Ngạc Xuyên Ca dùng để viết bài, vốn thuộc thư viện riêng của nhà sử học Lê Thọ Xuân, nhưng không may là thư viện này, trong đó có tập sách trên, đã bị lửa chiến tranh thiêu hủy sau ngày Nam Bộ kháng chiến năm 1945.
Hiện nay (tháng 6 năm 2009), giới nghiên cứu văn học Việt vẫn chưa tìm được quyển nào khác.
Thơ chữ Hán
sửaSách Minh bột di ngư với 32 bài thơ chữ Hán, có tên chung là Lư Khê nhàn điếu, hiện nay chỉ còn lại 7 bài. Lâu nay, có người cho rằng bài thơ Lư Khê ngư bạc còn có tên Lư Khê nhàn điếu là không đúng; vì nội dung của chúng hoàn toàn khác nhau.
Sau đây là hai bài Lư Khê nhàn điếu đã được chép lên vách Mạc Công Miếu, Hà Tiên.
|
|
Tháng 11 năm 1986, trong buổi lễ 250 năm Tao đàn Chiêu Anh Các (1736-1986) do tỉnh Kiên Giang tổ chức; trong một thuyết trình, nữ sĩ Mộng Tuyết công bố thêm một bài Lư Khê nhàn điếu nữa như sau:
|
|
Năm 1985, Cao Tự Thanh đọc được trong một hợp tập thơ văn chữ Hán chép tay tại Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thêm bốn bài nữa. Bốn bài này có nhan đề là Lư Khê nhàn điếu (tứ thủ) chép lẫn giữa một số thơ văn khác về Hà Tiên, cuối hợp tập có dòng chữ "Nam triều Bảo Đại Giáp Tuất niên tam nguyệt sơ nhất nhật, An Trường Hải Nhi thư vu Hà Tiên chi lữ thứ" (ngày 1 tháng 3 năm Giáp Tuất niên hiệu Bảo Đại Nam triều - 14.4.1934, An Trường Hải Nhi (?) chép ở đất khách Hà Tiên). Sau đây là bản phiên âm và bản dịch bốn bài thơ nói trên:
|
|
Phú Lư Khê nhàn điếu
sửaBài Phú Lư Khê nhàn điếu, tên đầy đủ là Lư Khê nhàn điếu tam thập nhị phú' là một bài phú dài hơn trăm câu do Mạc Thiên Tứ sáng tác, được xếp chung với 32 bài thơ Đường luật, để hình thành ra tập thơ Minh Bột di ngư.
Bài phú này sở dĩ còn tồn tại là nhờ nó được Phạm Nguyễn Du[7] ghi lại trong Nam hành ký đắc tờ 27a-29a, mang ký hiệu A. 2939 hiện lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tài liệu này chỉ có ở miền Bắc nên trong Văn học Hà Tiên (bản in năm 1970), thi sĩ Đông Hồ chỉ giới thiệu được một đoạn của bài phú Lư Khê nhàn điếu còn sót trên tường Mạc Công Miếu ở Hà Tiên.
Năm 1980, Cao Tự Thanh thông báo tài liệu này với nữ sĩ Mộng Tuyết để bà liên hệ với Viện nghiên cứu trên nhờ sao lại. Năm 1986, Mộng Tuyết đã trao bản sao ấy cho học giả Giản Chi phiên dịch và rồi cho công bố trong tập Kỷ yếu 250 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736-1986), do Sở Văn hoá và Thông tin Kiên Giang xuất bản năm 1987; và sau nữa cho in lại trong Văn học Hà Tiên (Đông Hồ biên soạn, bản in lại năm 1999), nhưng có vài chỗ chưa thật đúng về văn bản. Trích:
|
|
Giá trị
sửaTheo Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh, người cuối cùng đọc được đầy đủ Minh Bột di ngư (bản in năm 1821), thì đây là một tập thi họa rất quý, chẳng những quý về phương diện sử liệu, văn học; còn quý về mỹ thuật, về bút tích của tiền nhân. Ông viết:
- Sách này in lối nhất thi nhất họa, mỗi bài thơ có kèm một bức vẽ, do các tay danh họa, các tay đại bút bấy giờ đua nhau trình bày...
Đến khi nghe tin bản sách trên bị cháy rụi, thi sĩ Đông Hồ có ý nuối tiếc:
- Sách này, người tàn trữ nó là nhà sử học Lê Thọ Xuân không còn giữ được. Mà muốn tìm được quyển thứ hai thì biết tìm ở đâu. Sách này mà còn thì vô giá bảo. Ước rằng vật quý văn hóa chẳng lẽ trầm mai, độc giả tri kỷ bốn phương xin đặc biệt lưu ý giúp cho, may mà có ngày tao ngộ.[8]
Và Cao Tự Thanh cũng đã than rằng:
- Đây là một điều đáng tiếc đã gây nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu thơ văn Chiêu Anh Các nói chung và thơ văn Mạc Thiên Tích nói riêng trong nhiều năm qua. Bởi vì nếu những Hà Tiên tập vịnh, Thụ đức hiên tứ cảnh... là tiếng nói chung của cộng đồng Việt Nam ở trấn Hà Tiên thế kỷ 18, thì Minh bột di ngư lại là tiếng lòng riêng tư của bộ phận người Hoa phản Thanh phục Minh ở Hà Tiên và cả Đàng Trong buổi ấy, những người yêu nước phải đào vong tị nạn và trong quá trình đấu tranh để hoà nhập vào một không gian sống mới cũng chủ động và vĩnh viễn vùi chôn tâm sự di thần...
Khía cạnh ấy sẽ ít nhiều được Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) sau này khái quát qua bài Đề bột di ngư tập hậu (Đề sau tập Minh bột di ngư) với niềm hoài cổ của một ông quan thời vong quốc:
|
|
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Theo cách dịch của Nguyễn Huệ Chi, Từ điển Văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 935
- ^ Theo cách dịch của Ngạc Xuyên (Ca Văn Thỉnh), Hào khí Đồng Nai (Nhà xuất bản TP. HCM, 1983, tr. 64). Theo cách dịch của ông Chi và ông Thỉnh, lẽ ra phải viết hoa chữ bột, nhưng không hiểu sao trong nhiều sách đều viết như trên.
- ^ Theo Ngạc Xuyên (Ca Văn Thỉnh), Đại Việt tạp chí số 12, ra ngày 1 tháng 4 năm 1943. Trịnh Hoài Đức nói đề tài Lư Khê có 32 vận, nhưng căn cứ câu chua chép kèm theo một đoạn phú trong Minh bột di ngư được viết lên vách phải nơi chánh điện Mạc Công Miếu, thì chỉ có 30 bài (tam thập vận). Những từ và con số trong ngoặc, đều do người soạn bài thêm vào.
- ^ Xem Việt Nam sử lược: [1][liên kết hỏng]. Theo Đông Hồ, sở dĩ ông Trần Trọng Kim ghi là Minh Bột Di Hoán Văn Thảo là vì trong chữ Hán, chữ "ngư" và chữ "hoán" khá giống nhau. Sau, khi soạn sách Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên cũng căn cứ theo Việt Nam sử lược mà chép là Minh Bột Di Hoán Văn Thảo (quyển ba, Nhà xuất bản Nam Ký thư quán, Hà Nội, 1934, tr. 6). Năm 1949, khi Nhà xuất bản Tân Việt ở Sài Gòn cho tái bản lần thứ ba sách Việt Nam sử lược, thì thợ sắp chữ sắp lầm chữ "di" thành chữ "khiển" (theo nghĩa điều khiển, sai khiến), nên tập thơ có thêm một tên nữa là "Minh bột khiến hoán". (trang 436, dòng thứ năm). Và cũng theo Đông Hồ, đoạn sử trên rất dễ làm người đọc hiểu lầm là sách Minh bột di ngư do Trịnh Hoài Đức sáng tác.(Văn học Hà Tiên, tr. 47-48).
- ^ Xem bản chữ Hán hai bài thơ trên trong sách Văn học Hà Tiên, tr. 55, 57 và 74. Bài thứ 2, Đông Hồ chưa dịch nghĩa và dịch thơ.
- ^ Mộng Tuyết, Núi mộng gương hồ tập 3 (hồi ký), Nhà xuất bản Trẻ, 1998, tr. 148.
- ^ Phạm Nguyễn Du (1739 - 1786), tên thật: Phạm Vĩ Khiêm; hiệu: Thạch Động; người huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An, nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông đỗ Hoàng giáp năm 1779, tác giả Nam hành ký đắc tập.
- ^ Văn học Hà Tiên, tr. 129.
- ^ Theo Cao Tự Thanh, Thêm bốn bài thơ Lư Khê nhàn điếu của Mạc Thiên Tích [2] Lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2009 tại Wayback Machine