Núi Potalaka (tiếng Trung: 補陀落山 - Phổ Đà lạc sơn, tiếng Nhật: Fudaraku-san), nghĩa là "quang minh, sáng chói",[1] theo truyền thuyết là nơi cư ngụ của Bồ Tát Quán Thế Âm, ở vùng biển phía Nam Ấn Độ.

Tập tin:Pothigai Hills Range.jpg
Ngọn núi Pothigai Malai tại bang Tamil Nadu, nơi được xem là nguyên mẫu cho ngọn núi truyền thuyết Potalaka ở Ấn Độ.

Nguồn gốc sửa

Ngọn núi này được nhắc đến lần đầu tiên trong chương cuối cùng của Avataṃsaka Sūtra, thuộc bộ kinh Gaṇḍavyūha Sūtra, nơi mà những chương của nhân vật chính có chuyến đi để tìm lời khuyên của Quán thế âm.

Học giả người Nhật Bản là Shu Hikosaka, trên cơ sở nghiên cứu Phật giáo, văn học Tamil cổ, cũng như các khảo sát khác, đã đề xuất giả thuyết rằng, núi Potalaka cổ, nơi cư trú của Quán thế âm mô tả trong sách Gaṇḍavyūha Sūtra và sách "大唐西域記 - Đại Đường Tây vực kí" của sư Huyền trang, thật sự chính là núi Potikai hoặc Potiyil nằm ở Ambasamudram thuộc quận Tirunelveli, Tamil Nadu.[2] Shu cũng cho rằng núi Potiyil / Potalaka được xem như một nơi thiêng liêng đối với người dân miền Nam Ấn Độ từ thời xa xưa.

Với sự lan tỏa của Phật giáo trong khu vực, bắt đầu từ thời của vị vua vĩ đại Aśoka, trong thế kỷ thứ ba trước công nguyên, ngọn núi đã trở thành một nơi linh thiêng với Phật tử, những người dần dần trở thành đa số khi một số ẩn sĩ của họ định cư ở đây. Người dân địa phương, mặc dù vậy, chủ yếu vẫn còn theo Ấn Độ Giáo. Sự hỗn hợp Hindu-Phật giáo hình thành nên hình tượng Quán thế âm.[3]

Truyền thống địa phương sửa

 
Mô hình của đảo núi Phổ Đà ở Trung Quốc

Sau đó, các nhà sư Nhật Bản, như Yogacara Jōkei, công nhận rằng tái sinh trên Núi Potalaka là một cách dễ dàng hơn để đạt được bước tiến trên con đường Phật giáo, Tịnh độ của A-di-đà.[4]

Những nơi đặt tên dựa theo núi Potalaka:

Ghi chú sửa

  1. ^ Lokesh CHANDRA, The Thousand-Armed Avalokiteśvara, New Delhi: Abdhinav Publications/ Indira Gandhi National Center for the Arts, 1988, p. 35;
  2. ^ Hikosaka, Shu. "The Potiyil Mountain in Tamil Nadu and the Origin of the Avalokiteśvara Cult." Buddhism in Tamil Nadu: Collected Papers. Chennai, India: Institute of Asian Studies, 1998. 119-41.
  3. ^ Läänemets, Märt (2006). “Bodhisattva Avalokiteśvara in the Gandavyuha Sutra”. Chung-Hwa Buddhist Studies. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2009.
  4. ^ Ford, James L. (2006). Jokei and Buddhist Devotion in Early Medieval Japan. Oxford University Press, USA. tr. 47–50, 101–138. ISBN 0-19-518814-4.