Nước hoa hồng là nước có mùi hương từ cánh hoa hồng được chưng cất, đây là phần hydrosol từ công đoạn chưng cất, sản phẩm phụ của việc sản xuất tinh dầu hoa hồng để sử dụng làm nước hoa. Loại nước này cũng được dùng để tạo hương vị cho món ăn, là thành phần trong một số chế phẩm mỹ phẩm, y tế và các mục đích tôn giáo trên khắp châu Âu và châu Á.

Rose water
Nước hoa hồng sản xuất thủ công tại thành phố Meymand, thủ phủ của Meymand, quận Firuzabad, tỉnh Fars, Iran
LoạiNước có mùi hương
Vùng hoặc bangChâu Âu và châu Á
Thành phần chínhCánh hoa hồng
Thành phần sử dụng phổ biếnNước

Siro hoa hồng (tránh nhầm lẫn với siro tầm xuân) là một loại siro được làm từ nước hoa hồng, có thêm đường và là một loại thực phẩm có thể gây nguy hiểm theo Ark of Taste.[1]

Loại mứt hoa hồng Gulkand từ tiểu lục địa Ấn Độ[2] là hỗn hợp siro hoa hồng Mashhad.

Nguồn gốc sửa

Từ thời xa xưa, hoa hồng đã được sử dụng trong y học, dinh dưỡng và là một nguồn nguyên liệu làm nước hoa. Người Hy Lạp, La Mã và Phoenicia cổ đại coi những vườn hoa hồng công cộng lớn cũng quan trọng như những vùng trồng trọt như vườn cây và cánh đồng lúa mì.[3]

Nước hoa hồng được làm từ dầu hoa hồng, còn được gọi là tinh dầu hoa hồng, là hỗn hợp của các loại tinh dầu dễ bay hơi thu được bằng cách chưng cất hơi nước cánh hoa nghiền nát của hoa hồng. Nước hoa hồng là sản phẩm phụ của quá trình này.[4]

Việc trồng nhiều loại hoa thơm khác nhau để lấy nước hoa, bao gồm cả nước hoa hồng, có thể bắt nguồn từ Đế quốc Sasan Ba Tư.[5] Tại đây, nước hoa hồng được gọi là golāb (Pahlavi: گلاب), từ gul (hoa hồng) và ab (nước). Thuật ngữ này được sử dụng trong tiếng Byzantine Hy Lạp là zoulápin.[6] Quá trình tạo ra nước hoa hồng thông qua quá trình chưng cất hơi nước đã được tinh chỉnh bởi các nhà hóa học Ba Tư và Ả Rập trong thế giới Hồi giáo thời trung cổ, dẫn đến việc sử dụng hiệu quả và kinh tế hơn cho các ngành công nghiệp nước hoa.[7]

Thành phần sửa

Tùy thuộc vào nguồn gốc và loại phương pháp sản xuất nước hoa hồng thu được từ cánh hoalá đài của loài hoa Rosa × damascena từ miền Trung Iran thông qua quá trình chưng cất hơi nước, các thành phần monoterpenoid và ankan sau đây có thể được xác định bằng GC-MS: chủ yếu là citronellol, nonadecane, geraniol và phenethyl alcohol, và cả henicosane, 9-nonadecen, eicosane, linalool, citronellyl acetate, methyleugenol, heptadecane, pentadecane, docosane, nerol, disiloxane, octadecane, pentacosane.

Thông thường, phenylethyl alcohol là thành phần chính tạo mùi đặc trưng của nước hoa hồng nhưng không phải lúc nào cũng có trong các sản phẩm nước hoa hồng.[8]

Công dụng sửa

Mỹ phẩm và dược liệu sửa

Ở châu Âu thời trung cổ, nước hoa hồng được sử dụng để rửa tay tại bàn ăn trong các bữa tiệc.[9] Nước hoa hồng là một thành phần thường thấy của nước hoa.[10] Một loại thuốc mỡ có thành phần nước hoa hồng đôi khi được dùng như một chất làm mềm và còn được sử dụng trong các loại mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, nước cân bằng (toner) và sữa rửa mặt.[10] Đặc tính chống viêm của nước hoa hồng là một thành phần tốt để chống lại các rối loạn về da như Rosacea và eczema.[10]

Ở tiểu lục địa Ấn Độ, mứt hoa hồng Gulkand (Gul là hoa Hồng, Kand là đường) được cho là có tác dụng làm mát cho cơ thể.[2] Một số người ở Ấn Độ cũng sử dụng nước hoa hồng dưới dạng xịt trực tiếp lên mặt để có mùi thơm tự nhiên và dưỡng ẩm, đặc biệt là trong mùa đông; nó cũng được sử dụng làm đồ ngọt tại Ấn Độ và các chế phẩm thực phẩm khác như gulab jamun, và trong các đám cưới của Ấn Độ để chào đón khách, người ta thường té nước hoa hồng.

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ https://www.fondazioneslowfood.com/en/slow-food-presidia/rose-syrup/
  2. ^ a b KRISHNA GOPAL DUBEY. “HE INDIAN CUISINE”.
  3. ^ “The rose in Ancient times”. Rosense.uk.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ Adamson, Melitta Weiss (ngày 1 tháng 1 năm 2004). Thức ăn trong thời trung cổ. tr. 29. ISBN 9780313321474.
  5. ^ Marks, Gil (ngày 17 tháng 11 năm 2010). Encyclopedia of Jewish Food. HMH. ISBN 9780544186316 – qua Google Books.
  6. ^ Shahbazi, S. (1990). MỐI QUAN HỆ BYZANTINE-IRANIAN. Trong Encyclopædia Iranica (Tập IV, trang 588-599).
  7. ^ Ahmad Y Hassan, Chuyển giao công nghệ Hồi giáo sang phương Tây, Phần III: Chuyển giao công nghệ trong các ngành công nghiệp hóa chất, Lịch sử Khoa học và Công nghệ Hồi giáo.
  8. ^ Loghmani-Khouzani H, Fini Sabzi O, Safari J H (2007). "Thành phần tinh dầu hoa hồng Damask". Tạp chí khoa học Scientia Iranica 14 (4), pp 316–319. Đại học Công nghệ Sharif, Ghi chép nghiên cứu Lưu trữ 2012-03-20 tại Wayback Machine
  9. ^ Thức ăn trong thời trung cổ của Melitta Weiss Adamson
  10. ^ a b c “Rose water: Benefits, uses, and side effects”. Medical News Today (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.