Nội chiến Yemen (2014–nay)

(Đổi hướng từ Nội chiến Yemen (2015))

Nội chiến Yemen là cuộc chiến giữa chính phủ YemenAden (Do tổng thống hiện tại, Hadi lãnh đạo) nhằm chống lại Lực lượng Phiến quân Houthis.[55]

Nội chiến Yemen (2015–nay)
Một phần của Khủng hoảng Yemen
cuộc chiến chống khủng bố[1]

Kiểm soát chính trị và quân sự ở Yemen vào tháng 10 năm 2022
  Cộng hòa Yemen (Chính phủ hợp pháp) được sự hỗ trợ từ Ả Rập Xê Út và đồng minh
  Quân đội miền Nam được sự hỗ trợ từ UAE
  Quân nổi loạn địa phương
  Al-Qaeda (AQAP)
(Bản đồ chi tiết, xem tại đây)
Thời gian19 tháng 3 năm 2015 – nay
(9 năm và 3 tuần)
Địa điểm
Kết quả

Đang diễn ra

Chính bên tham chiến

Hội đồng Chính trị Tối cao

  • Quân đội của Saleh (cho đến năm 2017)
  • Ủy ban Nhân dân Yemen[3]
  • Sana'a (Đại hội đại biểu nhân dân Yemen)[4]

Nội các Yemen

Liên quân
 Ả Rập Xê Út[14]
 UAE[15]
 Senegal[16]
 Sudan[17][18]
 Ma Rốc[19] (2015–19)[20]
 Qatar[17] (2015–17)[21][22][23][24][25][26]


Hội đồng chuyển tiếp miền Nam Yemen (Quân đội miền Nam) (từ 2017)[27][28][29]
Quân của Tareq Saleh (from 2017)[30][31]

Al-Qaeda[36][37][38]


Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant Nhà nước Hồi giáo tự xưng[39][40]
Chỉ huy và lãnh đạo
Yemen Mohammed Ali al-Houthi Bị thương trong chiến trận
Yemen Hussein Khairan
Abdul-Malik al-Houthi
Ali al-Shami
Ali Abdullah Saleh

Yemen Abd Rabbuh Mansur Hadi
Yemen Mahmoud al-Subaihi (POW)


Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Abdullatif bin Rashid Al Zayani
Ả Rập Xê Út King Salman
Nasir al-Wuhayshi
Qasim al-Raymi 
Nasser al-Ansi
Ibrahim al-Rubaish 
Khalid Batarfi
Lực lượng

150.000-200.000 chiến binh Houthis (claim)[41]
Yemen Yemeni Republican Guard: không rõ

Paramilitary Forces of Yemen: 71.000[42] (including about 50.000 SSF)[43]

Yemen 113.500 chiến sĩ và binh sĩ bán quân sự được triển khai [44]
27.000 chiến binh bộ lạc[45]


Ả Rập Xê Út 100 máy bay chiến đấu và 150.000 chiến sĩ (claim)[46]
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 30 warplanes[47]
Bahrain 15 máy bay chiến đấu[47]
Kuwait 15 máy bay chiến đấu[47]
Qatar 10 máy bay chiến đấu[47]
Jordan 6 máy bay chiến đấu[47]
Maroc 6 máy bay chiến đấu[47]
Sudan 4 máy bay chiến đấu và 6.000 binh sĩ [48][49]
Ai Cập 4 tàu chiến[50] không rõ số lượng máy bay chiến đấu[51]

AQAP: 6.000–8.000[52][53]
Al-Shabaab: 500[54]

ISIL-YP:300[52][53]
Al-Shabaab: 500[54]
Thương vong và tổn thất
"Vài chục nghìn" (theo Al Jazeera; tính đến tháng 5 năm 2018)
hơn 11.000 người bị giết (Tuyên bố của Liên minh Ả Rập; tính đến tháng 12 năm 2017)
Không rõ
1,000-3,000 thương vong
10 bị bắt
5 máy bay mất
8 trực thăng mất
9 drone mất
20 M1 Abram bị phá hủy
108 bị giết
2 máy bay mất
3 trực thăng mất
6 drone mất
1 tàu quét mìn bị hư hỏng
1,000-4,000 bị giết
9 binh sĩ bị giết
1 F-16 bị rơi
4 binh sĩ bị giết
10 bị giết
1 F-16 bị bắn hạ
1 F-16 mất
71 lính đánh thuê chết
1 bị giết
4 drone bị bắn hạ
1 máy bay trực thăng mất
1 công cụ chuyển động nghiêng bị mất
Al-Qaeda 1,000 bị giết
1,500 bị bắt
14,500 dân thường bị giết bởi bạo lực từ nội chiến (2015-202) 8,970 do các cuộc không kíchy (2015-2022) (Yemen Data Project)
8,672 dân thường Yemen bị giết, 9,741 bị thương do các cuộc không kích bởi liên quân do Ả Rập Xê Út dẫn đầu từ 2015-2021 (theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền)
10.768 thường dân Yemen bị thương, 49.960 người bị thương nói chung, 2015-2019 (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền)
Hơn 500 người thiệt mạng ở Ả Rập Xê-út bởi các cuộc tấn công của Houthi vào cuối năm 2016 (số liệu Ả Rập Xê-út)
3 Tiểu vương quốc dân thường thiệt mạng
Tổng cộng 150.000 người đã chết do hậu quả của cuộc chiến đang diễn ra, bao gồm hơn 14.500 dân thường thiệt mạng do bạo lực chiến tranh trực tiếp, 2015-2021 (ACLED)
85.000 trẻ em Yemen có thể cóchết vì đói 2015-2018 (Save the Children)
2.556 người chết do dịch tả (tháng 4 năm 2017 - tháng 10 năm 2018)
4 triệu người phải di dời tích lũy giai đoạn 2015-2020 (UNHCR)

Ngày 22 tháng 3 năm 2015, các cuộc tấn công bắt đầu với trận đánh tại Taiz Governorate.[56] Ngày 25 tháng 3 năm 2015, lần lượt Taiz, MochaLahij rơi vào tay của Lực lượng Phiến quân Houthis và họ tiếp tục tấn công xuống vùng ngoại ô Aden, nơi chính phủ của Tổng thống Hadi nắm quyền.[57] Cũng cùng ngày 25 tháng 3 năm 2015, Tổng thống Hadi đã bỏ trốn khỏi đất nước.[58][59] Tính đến ngày 02 tháng 4 năm 2015, có ít nhất 158 người đã thiệt mạng tại Aden[60]. Không lâu sau, vào tháng 4 năm 2015, Lực lượng phong trào nam Yemen đã bắt đầu gia nhập với Chính phủ của Hadi, nhưng hai phe vẫn xung đột với nhau mặc dù đã liên minh.

Bối cảnh sửa

Tháng 1 năm 2015, Lực lượng Phiến quân Houthis cướp chính quyền ở thủ đô Sana'a, khiến tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi và các bộ trưởng của ông phải từ chức.[61] Ngày 21 tháng 2 năm 2015, một tháng sau khi Hadi bị phiến quân Houthi giam lỏng tại Sana'a, ông đã trốn thoát khỏi thủ đô đến đến Aden, thủ đô cũ của Miền nam Yemen. Trong một phát biểu trên truyền hình từ quê hương mình, ông tuyên bố việc phiến quân Houthi tiếp quản là bất hợp pháp và hủy bỏ quyết định từ chức tổng thống của ông tại Yemen.[62][63][64]

Sau Vụ đánh bom nhà thờ Hồi giáo Sana'a diễn ra vào ngày 20 tháng 3 năm 2015, trong một phát biểu trên truyền hình, Abdul-Malik al-Houthi, lãnh đạo của Lực lượng Phiến quân Houthis, cho biết việc nhóm của ông phát động chiến tranh là "bắt buộc" trong hoàn cảnh hiện tại.[65] Tổng thống Hadi đã bỏ trốn đến Aden lần thứ 2 và tuyên bố Aden là thủ đô tạm thời của Yemen, sau khi phiến quân Houthi tuyên bố chiếm được căn cứ không quân al-Annad[66], lúc đó Sana'a vẫn đang nằm trong sự kiểm soát của họ.[67][68] Đài truyền hình quốc gia Yemen, hiện do Houthis kiểm soát, đã tuyên bố treo thưởng gần 100.000 USD cho ai bắt được ông Hadi[69].

Can thiệp quân sự sửa

Ả Rập Xê Út dẫn đầu cho sự can thiệp quân sự của 10 quốc gia chống lại Lực lượng Phiến quân Houthis bắt đầu vào buổi tối ngày 25 tháng 3 và tiếp tục vào đêm ngày 26 tháng 3, ném bom xuyên suốt khắp các vị trí của Sana'a. Trong một tuyên bố chung, các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh cho biết họ đã quyết định can thiệp chống lại Houthis ở Yemen theo yêu cầu của chính phủ Hadi.[70][71] Vua Salman của Saudi Arabia tuyên bố Lực lượng Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út được toàn quyền kiểm soát không phận Yemen trong vòng vài giờ bắt đầu hoạt động[72]. Các cuộc không kích nhằm cản trở Houthis hướng về Tổng thống Hadi ở miền Nam của Yemen.[73]

Theo Reuters, các máy bay từ Ai Cập, Maroc, Jordan, Sudan, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Bahrain cũng tham gia vào các hoạt động này.[17] Iran lên án các cuộc không kích thân Ả Rập Xê Út và kêu gọi ngay lập tức phải chấm dứt các cuộc tấn công Yemen.[74]

Liên đoàn Ả Rập sửa

Tại Ai Cập, Ngoại trưởng Yemeni kêu gọi Liên đoàn Ả Rập can thiệp quân sự để chống lại Houthis. Ý tưởng về một đội quân chung lần đầu tiên được Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đưa ra[75].

Liên đoàn Ả Rập đã công bố thành lập một lực lượng quân sự thống nhất để đối phó với cuộc xung đột ở Yemen và Libya.[76]

Ả Rập Xê Út đã bắt đầu không kích nước láng giềng Yemen vào ngày 25 tháng 3 năm 2015, báo trước sự khởi đầu của sự can thiệp quân sự ở Yemen, có tên mã Operation Decisive Storm[47] (Arabic: عملية عاصفة الحزم) bởi liên minh của một số Quốc gia Ả Rập.

Theo Reuters, các máy bay từ Ai Cập, Maroc, Jordan, Sudan, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, QatarBahrain cũng tham gia vào các hoạt động này. Ngoài ra, Ai Cập, Pakistan, Jordan và Sudan cũng đã sẵn sàng để tham gia vào các cuộc tấn công bằng đường bộ.[77]

Bối cảnh sửa

Trong Mùa xuân Ả Rập, người Yemen đã thành công trong việc lật đổ chính phủ độc tài của cố Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, vào năm 2012. Tuy nhiên Tổng thống mới Hadi không thành công trong công cuộc đoàn kết người dân, trong một nước có nhiều chia rẽ sâu đậm. Houthis (hay Ansar Allah), một phong trào và nhóm quân sự Shia Zaidi ở miền Bắc nước này, mà đã hình thành từ những lực lượng vũ trang vào năm 1994, cảm thấy là trong những quá trình chính trị quyết định bị đẩy ra ngoài lề. Họ, được cho là có hậu thuẫn của Iran, hội nhập với nhóm trong quân đội trung thành với cựu tổng thống Saleh bắt đầu công cuộc giành quyền kiểm soát chính quyền Yemen thông qua một loạt hành động vào năm 2014 và năm 2015, mà Ả Rập Xê Út và nhiều quốc gia khác lên án là coup d'état vi hiến. Đến ngày 25 tháng 3 năm 2015, tổng thống được quốc tế công nhận Abd Rabbuh Mansur Hadi phải trốn ở Aden, Nam Yemen, nơi ông tuyên bố là thủ đô tạm thời của Yemen. Các lực lượng Shia nổi dậy đang di chuyển đến thành phố cảng này, nơi mà hàng ngàn quân đội chính phủ đang phòng thủ. Một phần của phe tấn công được lãnh đạo bởi Ahmed Saleh, con trai của cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh, đã bị hạ bệ năm 2012, mong muốn là sẽ dành lại quyền lực.[78]

Stephen Seche, một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Yemen, cho là các nước vùng vịnh đã phóng đại vai trò của Iran đối với lực lượng Houthis và thêm vào: "Với cuộc can thiệp quân sự này, thế giới Sunni muốn nói với Iran: hãy rời khỏi sân sau của chúng tôi". Các viên chức Ả Rập Xê Út cho rằng Iran đã đứng đằng sau các cuộc tấn công về quân sự của nhóm Houthis để họ có thể dành thêm ảnh hưởng tại một thủ đô khác ở Trung Đông và làm mất ổn định vùng biên giới miền Nam của Ả Rập Xê Út.[79]

Trong cuộc tấn công vào miền Nam của Houthis, Ả Rập Xê Út đã bắt đầu thực hiện tập trung quân sự tại vùng biên giới với Yemen.[80] Để đáp trả lại, một chỉ huy Houthis khoe rằng quân đội của ông sẽ trả đũa bất kỳ sự xâm lăng nào của Ả Rập Xê Út và sẽ không dừng lại cho đến khi họ đã chiếm được Riyadh, thủ đô của Ả Rập Xê Út.[81]

Ngoại trưởng Yemen, Riad Yassin, đã yêu cầu sự trợ giúp quân sự của khối Liên đoàn Ả Rập vào ngày 25 tháng 3 năm 2015, giữa các tường thuật rằng Tổng thống Hadi đã chạy trốn khỏi thủ đô tạm thời.[71][82] Một quan chức UAE đã bày tỏ quan ngại của các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh về mối ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran (đối thủ khu vực của Ả Rập Xê Út) tại Yemen thông qua Lực lượng Phiến quân Houthis.[83]

Ngày 26 tháng 3 năm 2015, Đài truyền hình của Ả Rập Xê Út, Al-Ekhbariya TV, đưa tin rằng Tổng thống Hadi đã đến một căn cứ không quân tại Al-Riyadh và được tiếp đón bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ả Rập Xê Út, Mohammad bin Salman Al Saud. Không rõ Hadi đi từ Aden đến Riyadh bằng con đường nào.[84]

Chiến dịch oanh kích sửa

Theo một quan chức Ả Rập Xê Út, 10 quốc gia đã đồng ý can thiệp quân sự để chống lại Houthis, bắt đầu vào tối ngày 25 tháng 3 năm 2015 và tiếp tục vào đên ngày 26 tháng 3 năm 2015, với việc Lực lượng Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út ném bom nhiều vị trí khắp Sana'a và nơi khác ở Yemen. Trong một tuyên bố chung, các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (ngoại trừ Oman) nói rằng họ đã quyết định can thiệp chống lại Houthis ở Yemen theo đề nghị của Chính phủ của Tổng thống Hadi.[70] Theo thông tấn xã Ả Rập Xê Út, Al Arabiya, Ả Rập Xê Út đã gửi 100 máy bay chiến đấu và hơn 150.000 binh sĩ tham gia các hoạt động ở Yemen. Theo Reuters, các máy bay Ai Cập, Maroc, Jordan, Sudan, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Bahrain cũng đã tham gia vào các hoạt động quân sự này. Ngoài ra, Ai Cập, Pakistan, Jordan và Sudan đã sẵn sàng tham gia vào một cuộc tấn công bằng đường bộ.[77] Kuwait đã gửi 3 phi đội F/A-18 Hornet đến Ả Rập Xê Út để tham gia vào cuộc tấn công Yemen. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Maroc đã tham gia với gần 44 máy bay phản lực[85].

Liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu đã tuyên bố không phận Yemen là khu vực hạn chế, và vua Salman tuyên bố RSAF kiểm soát hoàn toàn khu vực. Al Arabiya nói rằng đợt oanh kích đầu tiên nhắm vào một căn cứ không quân ở thủ đô Sana'a và phá hủy phần lớn lực lượng phòng không của Yemen.[47] Theo các quan chức Ả Rập Xê Út, các cuộc không kích cũng đã phá hủy một số máy bay chiến đấu Yemen trên mặt đất.

Đài truyền hình Al-Masirah TV, do lực lượng Houthis kiểm soát, đã phát đi tin tức cho thấy một cuộc không kích vào các cư dân phía Bắc của Sana'a, làm hàng chục người thương vong trong đó có trẻ em.[86] PressTVAl-Alam cũng dẫn lời của trẻ em trong số các nạn nhân.[87][88]

Các cuộc không kích của Ả Rập Xê Út vào ngày 26 tháng 3 cũng đánh trúng Căn cứ không quân Al Anad, một cơ sở lực lượng tác chiến đặc biệtHoa KỳLahij Governorate bị Houthis chiếm cứ vào đầu tuần này.[89] Các mục tiêu cũng được cho là bao gồm căn cứ tên lửa ở Sanaa bị kiểm soát bởi Lực lượng Houthis và các kho nhiên liệu ở đó.[77]

Vai trò của hải quân sửa

Bốn tàu hải quân của Ai Cập đã vượt qua Kênh đào Suez hướng tới Yemen trong một sứ mệnh đảm bảo an ninh cho Vịnh Aden và nhóm tàu này đến Biển Đỏ vào cuối 26 tháng 3 năm 2015.[89]

Quân đội Saudi đe dọa sẽ phá hủy bất cứ tàu nào mà tìm cách vào cảng ở Yemen.[90]

Cuộc chiến giữa Al qaeda và Yemen sửa

Bài viết chi tiết: Yemen trấn áp Al-qaeda

Al qaede bắt đầu tấn công vào Yemen từ ngày 14 tháng 1 năm 2010 và cũng là tổ chức chịu trách nhiệm cho hàng loạt các cuộc đáng bom tại nước này, ví dụ như: Tấn công đại sứ quán Hoa Kỳ, cuộc đánh bom nhằm vào tàu USS Cole và các du khách nước ngoài tại Yemen. Tuy nhiên Yemen cũng tiến hành nhiều cuộc chiến chống lại hoạt động của tổ chức này kèm thêm sự hỗ trợ về tiền bạc và hậu cần từ quân đội Hoa Kỳ. Nhờ đó Yemen đã tiến hành hàng loạt các chiến dịch lớn nhỏ nhằm trấn áp Al qaeda.

Các giai đoạn giao tranh sửa

Năm 2014 sửa

  • Ngày 16 tháng 9, các phiến quân Houthis đã tiến đến Sana'a và bắt đầu giao tranh với quân chính phủ.
  • Ngày 18 tháng 9, đã có 40 người chết .
  • Ngày 21 tháng 9, đã có thêm 60 người chết, khi đó Hadi vẫn đang kiểm soát Sana'a. Sana'a chỉ rơi vào tay phe Houthis khi mà họ đã chiếm được tổng hành dinh của phe ủng hộ Hadi.

Năm 2015 sửa

  • Sau khi thành công chiếm được Sana'a, ngày 6 tháng 2, Houthis tuyên bố giải tán Quốc hội Yemen.
  • Ngày 19 tháng 3, Quân đội Yemen (Hadi lãnh đạo) đã bảo vệ thành công sân bay Aden trong cuộc tấn công của Houthis.
  • Ngày 22 tháng 3, Chiến dịc Ma'rib bắt đầu và kéo dài cho đến nay.
  • Ngày 24 tháng 3: Trận Dhale bắt đầu. Lực lượng Houthis chiếm giữ các tòa nhà hành chính ở Dhale và tiến vào thành phố trong những trận giao tranh ác liệt.
  • Ngày 25 tháng 3: Tổng thống Abdrabbuh Mansur Hadi rời khỏi thủ đô Sana'a của Yemen. Cùng ngày, Ả Rập Xê Út bắt đầu không kích Houthis ở Yemen. Trận Aden (2015) bắt đầu cùng ngày 25 tháng 3.
  • Ngày 26 tháng 3: Chiến dịch Abyan bắt đầu.
  • Ngày 27 tháng 3: Các lực lượng Ả Rập Xê Út và Ai Cập dẫn đầu liên quân tấn công các vị trí ở Yemen trong ngày thứ hai liên tiếp, khiến 10 người chết ở chính quyền Saada . Saudi Arabia cũng tuyên bố " vùng cấm bay " sẽ được thực thi. Cùng ngày hôm đó, cuộc nổi dậy Lahij bắt đầu.
  • Ngày 28 tháng 3, Ả Rập Xê Út đã tuyên bố phá hủy 1 kho tên lửa đạn đạo của Houthis.
  • Ngày 29 tháng 3, Pakistan đã bất chấp lệnh cấm bay và điều 1 chiếc Boeing-747 đến để sơ tán các công dân của nước mình. Cùng ngày, chiến dịch Shabwah bắt đầu.
  • Ngày 30 tháng 3, Trung Quốc sơ tán công dân nước mình khỏi Yemen do lo ngại về an ninh. Các cuộc không kích của Ả Rập Xê Út cùng ngày đã giết chết ít nhất 40 người ở quận Harad.
  • Ngày 2 tháng 4: Al-Qaeda tấn công một nhà tù ở Al Mukalla , giải thoát 270 tù nhân trong quá trình này. Xung đột biên giới Ả Rập Xê Út - Yemen (2015 - nay), trận Mukalla (2015) bắt đầu.

Chú thích sửa

  1. ^ al-Qaeda and ISIL insurgencies only
  2. ^ “Saudi Ambassador Says Talks With Houthis Aim To Revive Yemen Ceasefire”. 11 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ Eleonora Ardemagni (ngày 19 tháng 3 năm 2018). “Yemen's Military: From the Tribal Army to the Warlords”. IPSI. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ “Death of a leader: Where next for Yemen's GPC after murder of Saleh?”. Middle East Eye. ngày 23 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên IranInfo
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Hezbollah
  7. ^ “North Korea's Balancing Act in the Persian Gulf”. The Huffington Post. ngày 17 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2015. North Korea's military support for Houthi rebels in Yemen is the latest manifestation of its support for anti-American forces.
  8. ^ “My enemy's enemy is my ally: How al-Qaeda fighters are backed by Yemen's government”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ “Hadi counts on Saleh kin to revive elite forces”. Gulf News. ngày 23 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ “Military reshuffle in Yemen aimed at tackling Saleh family”. The Arab Weekly. ngày 25 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018.
  11. ^ “Exiled son of Yemen's Saleh takes up anti-Houthi cause”. Reuters. ngày 4 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  12. ^ “Believed dead, ex-president's nephew shows up in Yemen”. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2018.
  13. ^ “Republican Guard Chooses to Liberate Yemen from Houthis”. Asharq al-Awsat. ngày 12 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  14. ^ “Saudi Arabia Begins Air Assault in Yemen”. The New York Times. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
    Felicia Schwartz, Hakim Almasmari and Asa Fitch (ngày 26 tháng 3 năm 2015). “Saudi Arabia Launches Military Operations in Yemen”. Wall Street Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2019.
  15. ^ “UNITED ARAB EMIRATES/YEMEN: Abu Dhabi gets tough with Yemen's pro-Coalition loyalists - Issue 778 dated 08/03/2017”. Intelligence Online. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2017.
    “UAE to Saudi: Abandon Yemen's Hadi or we will withdraw our troops – Middle East Monitor”. Middle East Monitor. ngày 7 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2017.
    Wednesday ngày 3 tháng 5 năm 2017 08:00 UTC (ngày 3 tháng 5 năm 2017). “EXCLUSIVE: Yemen president says UAE acting like occupiers”. Middle East Eye. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2017.
  16. ^ “Senegal to send 2,100 troops to join Saudi-led alliance”. Reuters. ngày 4 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ 17 Tháng mười một năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  17. ^ a b c d e f g “Egypt, Jordan, Sudan and Pakistan ready for ground offensive in Yemen: report”. the globe and mail. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “offensive” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  18. ^ “Yemen conflict: Saudi-led strike 'hits wrong troops'. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2015. Hundreds of Sudanese troops reportedly arrived in the southern port city of Aden on Saturday, the first batch of an expected 10,000 reinforcements for the Saudi-led coalition.
  19. ^ "Morocco sends ground troops to fight in Yemen". Gulf News.
  20. ^ “Morocco recalls envoy to Saudi Arabia as diplomatic tensions rise”. Reuters. ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  21. ^ “UAE, Egypt and Saudi Arabia cut ties with Qatar”. SBS. ngày 5 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
  22. ^ “PressTV-'Saudi, UAE recruiting 1000s of African mercenaries'. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2019.
  23. ^ Carlsen, Laura (ngày 3 tháng 12 năm 2015). “Mercenaries in Yemen--the U.S. Connection”.
  24. ^ “Almost 100 Sudanese mercenaries killed by Yemen defence - Yemen Resistance Watch”. yemen-rw.org. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2019.
  25. ^ “UAE Outsourcing Yemen Aggression from Ugandan Mercenaries: Report”. ngày 16 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2019.
  26. ^ Isenberg, David. “The UAE In Yemen: With a lot of help from its mercs”.
  27. ^ “What is going on in southern Yemen?”. Al Jazeera. ngày 29 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2018.
  28. ^ “Google Translate”. translate.google.com.
  29. ^ “Brothers no more: Yemen's Islah party faces collapse of Aden alliances”. Middle East Eye. ngày 21 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  30. ^ “A killer or a hero? Nephew of former Yemeni president divides Taiz”. Middle East Eye. ngày 16 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018.
  31. ^ “Is Tareq Saleh making a comeback to battle Yemen's Houthis with UAE-funded militias?”. The New Arab. ngày 19 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018.
  32. ^ Osama bin Javaid (ngày 28 tháng 1 năm 2018). “Yemen: Separatists take over government headquarters in Aden”. Al Jazeera. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  33. ^ “Fierce Aden clashes split Saudi 'coalition' in Yemen”. Press TV. ngày 28 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  34. ^ “Yemen'in güneyinde çatışmalar: 'Darbe yapılıyor'. Evrensel. ngày 28 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  35. ^ “Jetzt bekriegen sich auch einstige Verbündete”. Tagesschau. ngày 28 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  36. ^ “Report: Saudi-UAE coalition 'cut deals' with al-Qaeda in Yemen”. Al-Jazeera. ngày 6 tháng 8 năm 2018.
  37. ^ “US allies, Al Qaeda battle rebels in Yemen”. Fox News. ngày 7 tháng 8 năm 2018.
  38. ^ “Allies cut deals with al Qaeda in Yemen to serve larger fight with Iran”. San Francisco Chronicle. ngày 6 tháng 8 năm 2018.
  39. ^ “ISIS gaining ground in Yemen, competing with al Qaeda”. CNN. ngày 21 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015.
  40. ^ “Yemeni implosion pushes southern Sunnis into arms of al-Qaida and Isis”. The Guardian. ngày 22 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2017.
    “Desknote: The Growing Threat of ISIS in Yemen”. American Enterprise Institute. ngày 6 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2015.
  41. ^ “Thousands Expected to die in 2010 in Fight against Al-Qaeda”. Yemen post. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013.
  42. ^ Library of Congress 2008
  43. ^ Yemen’s Hadi tries to get back into the game
  44. ^ Yemen Military Strength
  45. ^ Regime and Periphery in Northern Yemen: The Huthi Phenomenon - Barak A. Salmoni, Bryce Loidolt, Madeleine Wells - Google Boeken. Books.google.nl. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2014.
  46. ^ “Saudi Arabia launches airstrikes in Yemen”. CNN. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  47. ^ a b c d e f g h “Saudi máy bay chiến đấubomb Houthi positions in Yemen”. Al Arabiya. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “repel” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  48. ^ “Yemen Sunni grand alliance: Sudan commits troops as Saudi jets pound Sana'a”. International Business Times UK. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  49. ^ “Sudan denies plane shot down by Yemen's Houthis”. World Bulletin. ngày 28 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2015.
  50. ^ “Four Egyptian warships en route to Gulf of Aden”. Ahram Online. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  51. ^ “Egypt navy and air force taking part in military intervention in Yemen: Presidency”. Ahram Online. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  52. ^ a b “The Failure of Counterinsurgency: Why Hearts and Minds Are Seldom Won”. 2013. Truy cập 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  53. ^ a b “Al-Qaeda map: Isis, Boko Haram and other affiliates' strongholds across Africa and Asia”. ngày 12 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  54. ^ a b Muaad Al-Maqtari (ngày 22 tháng 3 năm 2012). “Conflicting reports on Al-Shabab fighters entering Yemen”. yementimes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2014.
  55. ^ “Rebels Seize Key Parts of Yemen's Third-Largest City, Taiz”. The New York Times. ngày 22 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  56. ^ “Yémen: les milices houthis prennent le contrôle de l'aéroport de Taëz” (bằng tiếng Pháp). RFI. ngày 22 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  57. ^ “Yemen's president flees Aden as rebels close in”. The Toronto Star. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  58. ^ “Saudi Arabia: Yemen's President Hadi Arrives In Saudi Capital Riyadh”. The Huffington Post. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  59. ^ “Abed Rabbo Mansour Hadi, Yemen leader, flees country”. CBS.CA. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  60. ^ “Saudi air strikes hit Yemeni capital Sanaa to disarm Shia Houthis amid ground invasion”. Independent. ngày 28 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2015.
  61. ^ Mona El-naggar (2015). “Shifting Alliances Play Out Behind Closed Doors in Yemen”. New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  62. ^ “Yemen's Hadi flees house arrest, plans to withdraw resignation”. CNN. ngày 21 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
  63. ^ “Yemen's Hadi says Houthis decisions unconstitutional”. Al Jazeera. ngày 21 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
  64. ^ “Yemen's ousted president Hadi calls for Houthis to quit capital”. The Star. ngày 22 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
  65. ^ Al-Karimi, Khalid (ngày 23 tháng 3 năm 2015). “SOUTHERNERS PREPARE FOR HOUTHI INVASION”. Yemen Times. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  66. ^ “Phiến quân Houthi chiếm được căn cứ không quân lớn nhất Yemen”. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2015.
  67. ^ “Beleaguered Hadi says Aden Yemen 'capital'. Business Insider. ngày 7 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  68. ^ Tejas, Aditya (ngày 25 tháng 3 năm 2015). “Yemeni President Abed Rabbo Mansour Hadi Flees Aden As Houthis Advance”.
  69. ^ “Tổng thống Yemen ở đâu khi Ả Rập Xê Út và đồng minh tấn công phiến quân?”. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2015.
  70. ^ a b “Saudi and Arab allies bomb Houthi positions in Yemen”. Al Jazeera. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  71. ^ a b (tiếng Việt) Phiến quân Shiite tấn công, tổng thống Yemen bỏ chạy Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine. 2015-03-25. Truy cập Mar 26 2015
  72. ^ “Saudi máy bay chiến đấubomb Houthi positions in Yemen”. Al Arabiya. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  73. ^ Shaheen, Kareem; Kamali Dehghan, Saeed (ngày 26 tháng 3 năm 2015). “Gulf states consider Yemen ground offensive to halt Houthi rebel advance”. The Guardian.
  74. ^ “Iran's Zarif urges immediate end to Saudi attacks on Yemen”. ngày 16 tháng 3 năm 2015.
  75. ^ “Liên đoàn Arab sẽ thành lập lực lượng quân sự thống nhất”. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2015.
  76. ^ “Arab summit agrees on unified military force for crises”. Reuters. 29 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2015.
  77. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên offensive2
  78. ^ “AL-SUBAIHI CAPTURED AND LAHJ FALLS AS HOUTHIS MOVE ON ADEN”. Yemen Times. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  79. ^ “A Policy Puzzle of U.S. Goals and Alliances in the Middle East”. NYT. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2015.
  80. ^ “Exclusive: Saudi Arabia building up military near Yemen border - U.S. officials”. Reuters. ngày 24 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  81. ^ Almasmari, Hakim (ngày 24 tháng 3 năm 2015). “Yemen's Houthi Militants Extend Push Southward”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  82. ^ Beck, John (ngày 25 tháng 3 năm 2015). “Saudi Arabia Launches Airstrikes in Yemen as President Flees Amid Rebel Advance”. VICE News. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  83. ^ “Saudi Arabia leads air strikes against Yemen's Houthi rebels”. reuters.com.
  84. ^ “Yemeni's Abed Rabbo Mansour Hadi arrives in Saudi capital”. CBC news. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  85. ^ “Saudi and Arab allies bomb Houthi positions in Yemen”. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2014.
  86. ^ “Saudi Arabia, allies launch air strikes in Yemen against Houthi fighters”. Reuters. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  87. ^ “Gulf States Launch War on Yemen”. Al-Alam. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  88. ^ “Saudis announce onset of military intervention in Yemen”. PressTV. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  89. ^ a b “Saudi Arabia leads airstrikes against Yemen's Houthi rebels”. Al Jazeera America. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  90. ^ “Saudi-led coalition strikes rebels in Yemen, inflaming tensions in region”. CNN. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.